1001 thắc mắc: Tại sao chim hải âu cổ rụt lại có chiếc mỏ lớn?
Nghiên cứu về loài chim hải âu cổ rụt có mỏ lớn, nhóm khoa học Mỹ – Canada cho rằng mỏ chim tiến hóa theo hướng to lên để giúp chim tỏa nhiệt cơ thể trong các chuyến bay kiếm mồi.
Theo EurekAlert, các nhà khoa học ở Đại học McGill, Canada và Đại học California, Mỹ, đã phát hiện ra rằng những cái mỏ khổng lồ ở chim hải âu cổ rụt giúp chúng thải nhiệt dư thừa do cơ thể tạo ra trong chuyến bay.
Chiếc mỏ “biến màu” khi vào mùa sinh sản?
Hải âu cổ rụt hay còn gọi là hải âu mỏ sáng là các loài chim biển thuộc chi Fratercula với cái mỏ có màu sắc rực rỡ trong mùa sinh sản. Đây là những chim sống gần biển, kiếm ăn chủ yếu bằng cách lặn xuống nước để bắt cá.
Chúng sinh sản trên các vách đá dựng đứng ven biển, hải đảo ngoài khơi, làm tổ giữa các khe đá, trên các tảng đá hoặc trong hang trên đất. Hai loài, hải âu mỏ sáng Crested và hải âu mỏ sáng Horned được tìm thấy ở Bắc Thái Bình Dương, trong khi hải âu mỏ sáng Đại Tây Dương được tìm thấy ở Bắc Đại Tây Dương.
Loài hải âu này có kích thước bằng một con quạ, nhưng nổi bật nhờ một cái mỏ lớn màu đỏ. Thức ăn chính là cá nhỏ và chúng thường bay ra biển khơi để kiếm ăn.
Tất cả các loài hải âu này có bộ lông chủ yếu là màu đen hoặc màu đen pha trắng, với cơ thể chắc nịch và chiếc mỏ lớn so với cơ thể chúng. Chúng có chiếc mỏ đầy màu sắc khi vào mùa sinh sản, và nhạt hơn sau khi kết thúc mùa sinh sản. Chúng có cánh ngắn được điều chỉnh phù hợp để bơi dưới nước. Khi bay, hải âu mỏ sáng đập cánh rất nhanh chóng (lên đến 400 lần mỗi phút) và chúng thường bay ở cự ly tương đối cao trên bề mặt đại dương.
Loài chim biển Fratercula cirrhata là hải âu cổ rụt hay còn gọi là hải âu mỏ sáng, sống thành đàn đông đúc trên bờ Bắc Thái Bình Dương. Ở Nga, chúng được tìm thấy ở Kamchatka, Chukotka, Sakhalin, Kuril và các đảo Commander.
Hải âu mỏ sáng hình thành liên kết đôi hay các mối quan hệ lâu dài. Con cái đẻ một quả trứng duy nhất, và cả con đực lẫn con cái thay nhau ấp trứng và nuôi hải âu nhỏ. Chúng đạt tuổi trưởng thành trong khoảng 5 năm tuổi nhưng trước đó có thể thực hiện được các chuyến bay kiếm mồi cùng với cha mẹ chúng. Trong điều kiện nuôi nhốt, hải âu mỏ sáng đã được biết đến như là loài chim biển có khả năng sinh sản sớm nhất, khi đạt 3 năm tuổi.
Video đang HOT
Sau khi sinh sản, cả ba loại trú đông ở khu vực cách xa bờ biển và thường mở rộng về phía nam của khu vực sinh sản. Hiện nay, Iceland là quốc gia chiếm phần lớn loài hải âu mỏ sáng Đại Tây Dương nhất với khoảng 10 triệu con. Trong đó quần đảo Westmann thuộc Iceland là khu vực đảo có nhiều loài hải âu mỏ sáng nhất.
Mỏ chim hải âu cổ rụt tác dụng gì?
Công bố kết quả nghiên cứu trên Journal of Experimental Biology, các nhà khoa học cho biết đã sử dụng máy chụp ảnh nhiệt để theo dõi sự trở về của những con hải âu cổ rụt từ chuyến bay, ghi lại nhiệt lượng do chim tạo ra.
Trong vòng 30 phút sau khi hạ cánh, nhiệt độ của mỏ chim đã giảm 5C (từ 25C xuống 20C), trong khi nhiệt từ lưng chim hầu như không thay đổi. Mỏ chim chiếm 10-18% tổng lượng trao đổi nhiệt, mặc dù diện tích của mỏ chỉ bằng 6% tổng diện tích cơ thể của con chim.
Theo giáo sư Kyle Elliott ở Đại học McGill, mỏ đã trở thành một công cụ tiến hóa để làm mát chim trong chuyến bay. Trong suốt chuyến bay, sự giải phóng năng lượng ở chim tăng lên đáng kể.
Như được phát hiện qua các nghiên cứu về các loài chim mỏ lớn, trong chuyến bay, mức tiêu thụ năng lượng của chúng cao hơn 31 lần so với lúc nghỉ ngơi. Điều này tạo ra một lượng nhiệt đáng kể. Tác giả chính của công trình nghiên cứu Hannes Schraft nói rằng các loài chim này toả ra nhiều nhiệt trong chuyến bay như một chiếc đèn sợi đốt.
Cơ thể của chim được cách nhiệt tốt nhờ lớp lông, điều này là cần thiết cho chúng khi lặn xuống nước của đại dương, vì vậy, mỏ phục vụ cho điều chỉnh nhiệt. Giáo sư Kyle Elliott chia sẻ rằng kết luận trên xác nhận ý tưởng rằng sự điều hòa nhiệt độ cơ thể đóng một vai trò nhất định trong sự hình thành tiến hóa mỏ ở một số loài chim.
Chim hải âu cổ rụt biết dùng công cụ?
Năm năm trước, trên một hòn đảo xa ngoài khơi xứ Wales, nhà khoa học Annette L. Fayet công tác tại Đại học Oxford chứng kiến con chim hải âu rụt cổ sống trên đảo thực hiện một hành động kỳ lạ, chưa từng được ghi lại trong các tài liệu nghiên cứu. Con chim đang nổi lờ lững ở vùng biển nằm dưới một vách đá, mỏ nó ngậm một đoạn cây ngắn – một cái que.
Con chim quay đầu lại, với cái ra sau lưng rồi … gãi. Cô Fayet ngạc nhiên tột cùng: cô đang chứng kiến loài chim hải âu cổ rụt sử dụng công cụ.
Cô Annette L. Fayet là chuyên gia nghiên cứu hải âu, biết rất rõ về hành vi di tản hay thói quen ăn uống của giống chim tròn trịa. Dù vậy, chỉ lời nói của cô là không đủ để thuyết phục người khác rằng loài hải âu cổ rụt có thể dùng công cụ. Cô cần bằng chứng không thể chối cãi.
“Đúng là chỉ nhìn thấy được một lần, mà lúc đó tôi cũng đang bận việc khác,” cô nói. Và dù sự kiện đáng ngạc nhiên này có khiến cô giật mình đến mấy, thì “rồi tôi cũng quên khuấy đi mất.”
Thế rồi may mắn lại mỉm cười với cô: tháng Bảy năm 2018, cô Fayet tiến hành nghiên cứu một nhóm chim hải âu cổ rụt tại Đảo Grimsey, Iceland, cách xứ Wales tới cả ngàn kilomet. Cô đặt camera trong khu vực đảo hòng “quay được càng nhiều đoạn video về hành vi của chim càng tốt.”
Và trong số những video cô thu được, cô thấy một con chim sử dụng que để gãi bụng. Thậm chí con chim còn quay hẳn mặt về phía camera, cho ta thấy toàn cảnh hành vi gãi ngứa.
Hành động của con hải âu khiến nhà động vật học Kacelnik khó hiểu vô cùng. “Con chim không cố với tới những điểm khó với trên cơ thể,” ông chỉ ra. Và tại sao lại lại dùng que thay vì dùng mỏ? Kacelnik cho rằng có thể con hải âu đang cố gạt ra một thứ gì đó có độc hoặc không mấy thơm tho, khiến con chim tránh việc dùng mỏ.
Lý do nào loài chim này ngày càng bị giảm đáng kể?
Hải âu mỏ sáng bị săn bắt để lấy trứng, lông và thịt. Phân loài ở Đại Tây Dương bị ảnh hưởng bởi mất môi trường sống và bị săn bắn trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Hiện nay chúng vẫn tiếp tục bị săn bắn ở Iceland và quần đảo Faroe như là một nguồn thực phẩm, nơi mà chúng không được pháp luật bảo vệ.
Chúng bị săn bắt bởi một kỹ thuật được gọi là “đánh bắt cá trên trời”, liên quan đến việc đánh bắt các loài chim bay thấp với một mạng lưới lớn. Thịt của chúng có mặt trên thực đơn của khách sạn. Tim của chúng được ăn sống như là một đặc sản truyền thống ở Iceland.
Theo Tiền Phong
Mòng biển tóm gọn thỏ non rồi nuốt chửng trong chớp mắt
Một con mòng biển (hải âu) đã giết chết thỏ non khi bắt được và nuốt chửng nó khiến không ít người kinh ngạc.
Một con mòng biển (chim hải âu) tóm được thỏ non trên bãi cỏ.
Những hình ảnh về cảnh săn mồi và thưởng thức bữa ăn của một con mòng biển vừa được ghi lại bởi Irene Mendez Cruz khi cô đi nghỉ tại hòn đảo Skokholm của xứ Wales.
Vốn nổi tiếng bởi tính tham ăn và hung dữ nhưng những gì nhìn thấy vẫn khiến nhiếp ảnh gia không tin vào mắt mình. Con mòng biển phát hiện ra một con thỏ non trên bãi cỏ và nhanh chóng tóm gọn con mồi.
Không mất thời gian sau khi tóm được con mồi, mòng biểm ghìm chặt thỏ non và giết nó bằng chiếc mỏ đáng sợ của mình trước khi nuốt chửng nó vào trong bụng.
Chỉ bằng một vài lần nuốt, thỏ non đã nằm gọn trong bụng của kẻ săn mồi đáng sợ.
Con mòng biển này là loài mòng biển lưng đen nổi tiếng với khả năng săn mồi và ăn thịt những loài động vật nhỏ hơn.
Nó nhanh chóng giết con mồi bằng chiếc mỏ cực khoẻ của mình.
Mòng biển chỉ cần dùng vài lần nuốt đã ăn trọn được con mồi.
Mòng biển nổi tiếng là loài chim hung dữ, phàm ăn;
Anh Minh
Theo Báo Đất Việt
Phát hiện chim khổng lồ to gấp 3 lần đà điểu Chúng to gấp đôi loài chim Moa khổng lồ, cao tới hơn 3m và nặng 450kg. Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài chim lớn gấp ba lần đà điểu và có trọng lượng tương đương một con gấu Bắc cực trưởng thành. Lần đầu phát hiện loài chim khổng lồ ở châu Âu và cả Bắc bán cầu Với...