1001 thắc mắc: Loài nào không có nổi người ‘bạn đời’, cô độc đến lúc chết?
Ốc sên Partula faba, chú rùa Pinta ở đảo Galapagos hay cá Mangarahara đều là những loài vật cô đơn cho đến lúc chết. Vì sao vậy?
Rùa George cô độc
Chú rùa Pinta ở đảo Galapagos có tên George là một trong những sinh vật cô đơn nhất trên thế giới. Số lượng loài rùa này bị sụt giảm đáng kể. Khi chỉ còn một mình George, chú rùa này đã được chuyển về Trung tâm nghiên cứu Charles Darwin để bảo tồn và nhân giống. Tuy nhiên sau mọi nỗ lực cố gắng nhân giống, chàng trai này vẫn chọn cách cô đơn, không chịu bắt cặp với bất kỳ một cô rùa nào khác.
Đến 24/6/2012, rùa George qua đời, thọ gần 100 tuổi. Nhiều người cho rằng chàng rùa này rất buồn và cô độc khi còn lại một mình và chứng kiến người thân, bạn bè ra đi trong khi đó bản thân sống tới tận 100 năm. Vậy là rùa George lúc sống đã cô độc và vẫn chọn cách sống một mình đến tận khi chết.
Cá Mangarahara
Loài cá có vẻ ngoài xấu xí, được nuôi ở vườn thú London 12 năm sau mọi nỗ lực vườn thú vẫn không thể tìm được bạn đời cho chúng. Cá Mangarahara cichlid, từ Madagascar, đã biến mất khỏi tự nhiên vì xây dựng các đập thủy điện trên sông Mangarahara. Hai con còn sót lại đều là con đực, chúng có cái lưng gù, mồm dẩu, rất xấu.
Cho đến nay hai chú cá Mangarahara cichlid đực đã sống với nhau 12 năm ở Vườn thú London và tiếp tục chờ đợi “người tình” xuất hiện.
Cá voi 52 Hz
Bơi lượn khắp đại dương mênh mông, luôn không ngừng nỗ lực để phát ra tín hiệu sóng thu hút bạn tình nhưng cuối cùng vẫn đơn độc đến lúc chết. Câu chuyện thật đáng thương cảm khi chú cá voi này lại phát tần số 52 Hz lệch so với tần số của những con cá voi khác giao tiếp ở 15 – 25 Hz.
Nhiều người nghĩ rằng sinh vật có vú khổng lồ này là “con lai” của cá voi xanh và một loài khác. Thậm chí đã có một bài hát Whalien52 được sáng tác để nhớ tới chú cá voi này, khác biệt và cố gắng kêu gọi sự kết nối nhưng rồi vô vọng.
Chú ếch Toughie
Chú ếch cuối cùng của loài Ecnomiohyla rabborum (thuộc họ Hylidae), đã chết vào ngày 7 tháng 10 năm 2009 đánh dấu sự tuyệt chủng của loài ếch cây này.
Sau 4 năm được chăm sóc tại sở thú Atlanta chú đã bị chết mà không thể nhân giống. Trước khi chết chú không ngừng kêu gọi bạn tình nhưng không thể đáp ứng, thật là tội nghiệp cho chú ếch nhỏ, đến khi chết vẫn không tìm được “tri kỷ”.
Ốc sên Partula faba
Sinh vật thân mềm, di chuyển chậm và hầu như là “độc hành” trên quãng đường chúng di chuyển. Đôi khi bạn nhầm tưởng 2 cái râu phía trước là mắt của chúng nhưng thực chất nó giống như chiếc ăng – ten, hầu hết chúng bị mù và không có khả năng nghe. Ốc sên sống ở những nơi có bóng, ưa ẩm.
Partula faba loài ốc sên lạ này được nuôi ở Bristol, số lượng loài này sụt giảm nghiêm trọng, đến năm 1991 vườn quốc gia Anh chính thức đưa chúng vào danh sách bảo tồn và nhân giống, tuy nhiên mọi nỗ lực đều thất bại, con ốc cuối cùng cô độc đã chết vào tháng 2 năm 2016.
Cá heo Baiji
Loài cá này còn có tên gọi khác là cá heo sông Dương Tử. Phân bố chủ yếu ở vùng hạ lưu sông của Trung Quốc. Lượng cá thể cá heo này bị sụt giảm nghiêm trọng bởi các hoạt động đánh bắt, ô nhiễm môi trường nước và bị chết nhiều ở năm 1950.
Năm 1997 dựa vào thông tin trong một cuộc khảo sát, loài này còn 13 cá thể tuy nhiên đến năm 2002 con cá cuối cùng tên Qiqi đã chết. Đây cũng là một cái chết đầy “cô đơn” của loài cá này.
Những loài rùa quý hiếm tại Cúc Phương
Tới thời điểm hiện tại, Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương có 1.700 cá thể rùa gồm 22 loài bản địa và quý hiếm như rùa trán vàng, rùa sa nhân, rùa đầu to và rùa trung bộ đặc hữu của Việt Nam.
Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) có diện tích 7.000m2, bao gồm các khu chuồng nuôi, bể nước, các khu chuồng nuôi riêng biệt phục vụ phục vụ cho công tác nhân nuôi bảo tồn.
Tới thời điểm hiện tại, trung tâm có 1.700 cá thể rùa gồm 22 loài bản địa và quý hiếm như rùa trán vàng, rùa sa nhân, rùa đầu to và rùa Trung bộ đặc hữu của Việt Nam.
Ngoài nuôi dưỡng, chăm sóc, mỗi năm Trung tâm còn cứu hộ từ 200-300 cá thể và trưng bày các tiêu bản của nhiều loại rùa, bể nuôi rùa nước ngọt, phòng nuôi rùa non, ao và khu chuồng nuôi ngoài trời để du khách quan sát các cá thể rùa trong sinh cảnh tự nhiên./.
Thiên nga mẹ chết gục bên tổ, nguyên nhân khiến ai cũng đau xót Quá đau lòng khi tổ trứng chim non bị nhóm thiếu niên ném vỡ nát, lại bị bạn đời bỏ rơi, chim thiên nga mẹ đau khổ cùng cực chết gục đầy đáng thương. Daily Mail đưa tin một con chim thiên nga mẹ đã chết sau khi tổ trứng chưa nở của nó bị một nhóm thiếu niên đập vỡ bằng gạch...