1001 thắc mắc: Kỳ lạ vì sao em bé lắm xương hơn người lớn?
Em bé cũng có những loại xương giống người lớn, ví dụ mỗi chân sẽ có một chiếc xương đùi và mỗi tay sẽ có một chiếc xương cánh tay.
Khi còn bé, cơ thể con người thường có nhiều xương hơn khi trưởng thành. Tại sao lại như vậy?
Trẻ em có nhiều xương hơn so với người lớn: Cơ thể người trưởng thành có 206 xương, nhưng ở trẻ sơ sinh con số này khoảng 300. Cùng nhìn vào một chiếc xương cánh tay của em bé dưới đây:
Bạn có nhìn thấy 2 khúc xương được đánh dấu màu vàng không? Chúng là hai phần của cùng một chiếc xương. Giữa hai khúc này là một thành phần mềm và đàn hồi giống cao su, được gọi là đĩa sụn (được đánh dấu bằng mũi tên màu xanh).
Phần sụn này chính là nơi xương phát triển khi một em bé dần dần trưởng thành. Khi trẻ dần đến tuổi dậy thì, đĩa sụn này bắt đầu quá trình vôi hóa (biến thành xương) và hợp hai mảnh xương thành một mảnh duy nhất – đây chính là lí do tại sao chúng ta thường ngừng cao sau tuổi dậy thì.
Quan sát những tấm hình này, chúng ta cũng biết rằng khi xương phát triển, nó phát triển nhiều hơn ở hai đầu nơi có đĩa sụn thay vì ở giữa.Đây là hình ảnh xương cánh tay của một người lớn sau khi đĩa sụn đã thành xương:
Điều này được áp dụng cho tất cả các loại xương trên cơ thể trẻ em, bao gồm cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân, … nên chúng ta có thể tưởng tượng ra số lượng xương mà trẻ em có nhiều hơn khi mới được sinh ra là nhiều như thế nào.
Một ví dụ khác là hộp sọ. Xương sọ được chia thành nhiều phần khác nhau giúp cho đầu của em bé dễ dàng ra ngoài trong quá trình sinh nở. Sau đó những phần này kết hợp lại với nhau để tạo thành một cấu trúc chắc chắn hơn để bảo vệ não ở bên trong.
Kết luận: Trẻ em có nhiều xương hơn bởi chúng cần phải lớn lên. Xương dính vào nhau khi chúng ta lớn dần lên là nguyên nhân khiến số lượng xương bị giảm. Và qua tuổi trưởng thành, chúng ta sẽ khó có thể cao hơn được bởi lớp đĩa sụn tiếp hợp đã hết. Nhưng chúng ta vẫn có thể khỏe hơn vì độ cứng và độ dày của xương vẫn sẽ tiếp tục phát triển.
Những điều thú vị về xương
Xương bàn tay, bàn chân chiếm hơn một nửa: Theo Healthmeup, xương không phân bố đều khắp cơ thể, một số khu vực có số lượng nhiều hơn so với những vùng khác. Mỗi bàn tay có 27 xương, và mỗi bàn chân có 26 xương , tổng 106. Vì vậy, bộ phận này chiếm hơn một nửa số xương trong toàn cơ thể.
Xương không phải là chất cứng nhất trong cơ thể người. Chất cứng nhất trong cơ thể con người chính là lớp men răng. Nồng độ cao của các khoáng chất, như muối, canxi là nguyên nhân làm men răng cứng.
Xương ngón chân là mỏng nhất trong cơ thể: Các xương ở ngón chân nhỏ dễ bị vỡ và vỡ thường xuyên nhất. Hầu như mỗi người đều bị gãy một ngón chân, thậm chí ngón nhỏ. Thông thường, bạn không thể làm gì ngoài việc để nó tự lành.
Loãng xương là căn bệnh phổ biến nhất. Đây là bằng chứng cho sự suy giảm trong cấu trúc và khối lượng xương. Điều đó xảy ra khi xương bị mất dần khoáng chất, đặc biệt là canxi, gây yếu dần và dễ gãy.
Vì sao trẻ bị gãy xương lại nhanh liền hơn người lớn?
Quá trình liền xương của trẻ em và người lớn giống nhau. Nhưng sự khác biệt duy nhất là quá trình này ở trẻ em diễn ra nhanh hơn nhiều hơn so với người lớn. Nguyên nhân là do khi bạn còn trẻ, quá trình tái sinh xương xảy ra nhanh hơn quá trình hủy xương.
Trong suốt cuộc đời, cơ thể bạn liên tục loại bỏ tế bà xương cũ và thay thế bằng tế bào xương mới. Khi bạn già đi, các tế bào sinh xương được sản xuất ít hơn các tế bào hủy xương. Đây cũng là lý do khi người trưởng thành bị gãy xương phải mất nhiều thời gian để hồi phục hơn so với trẻ em.
Hệ thống xương của một người trưởng thành bao gồm 206 cái xương, 32 chiếc răng và một mạng lưới các cấu trúc khác kết nối xương lại với nhau. Những người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên chế tạo ra chân, tay giả. Vào khoảng 3.000 năm trước đây, người Ai Cập cổ đại đã tạo ra bộ phận thay thế chức năng đầu tiên: một chiếc ngón chân cái nhân tạo.
Cá mập thay đến hàng ngàn cái răng trong đời
Răng thì không được tính là xương, nhưng chúng vẫn là một phần của hệ thống xương. Hầu hết con người có 52 răng trong cuộc đời, 20 răng sữa được thay từ khi còn nhỏ và 32 cái răng vĩnh viễn.
Cá mập thì lại khác, chúng có răng cửa hình cưa và rất nhiều các hàng răng thay thế. Những hàng răng này dịch chuyển đều đặn, ổn định về phía trước khi răng cửa rụng đi.
Nhiều khi, cá mập thay răng thường xuyên đến nỗi khoảng thời gian giữa hai đợt thay răng chỉ tầm 8 đến 10 ngày. Tốc độ thay răng như vậy cũng có nghĩa là một con cá mập thay khoảng 30.000 cái răng trong đời.
Những bộ xương khổng lồ gây tranh cãi nhất trong lịch sử. Clip nguồn youtube.
Theo Tiền Phong
Kính viễn vọng "lớn nhất vũ trụ" của Nga có thể tìm kiếm người ngoài hành tinh?
RIA Novosti đưa tin, đài quan sát không gian vũ trụ Spektr-M của Nga, ngoài nhiệm vụ nghiên cứu vũ trụ trong phạm vi sóng milimet, còn có thể tìm kiếm các cấu trúc khổng lồ của các nền văn minh ngoài trái đất.
Vật thể bay không xác định (UFO). (Ảnh minh họa).
Điều này được ông Alexander Panov, người đứng đầu trung tâm văn hóa và khoa học "SETI" thuộc Hội đồng Thiên văn học của Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết.
Được biết, dự án "SETI" (Search for Extraterrestrial Intelligence - tìm kiếm trí thông minh ngoài trái đất) là tên gọi chung cho các dự án do các nhà khoa học từ các quốc gia khác nhau thực hiện nhằm tìm kiếm cuộc sống có trí tuệ ngoài trái đất.
"Các cấu trúc như vậy sẽ tỏa sáng mạnh mẽ trong phạm vi hồng ngoại nếu nhiệt độ bên trong được duy trì cho hoạt động sống của các sinh vật. Một phần của chương trình khoa học của kính viễn vọng Spectrum-M được tạo ra ở Nga (dự án Millimetron) nhằm thực hiện nhiệm vụ như vậy", ông Panov nói.
Lần đầu tiên ý tưởng được đưa ra về khả năng có các công trình kiến trúc thiên văn được xây dựng bởi các nền văn minh ngoài trái đất, được thực hiện từ nửa thế kỷ trước bởi nhà vật lý - lý thuyết người Mỹ Freeman Dyson. Ông Dyson đưa ra đề xuất rằng, để nhận được tất cả năng lượng từ ánh sáng của các nền văn minh, có thể đặt ánh sáng đó vào trong một quả cầu. Ý tưởng này được đặt tên là Dyson Sphere - Quả cầu Dyson.
Một bộ phận của kính viễn vọng trong dự án Millimetron. (Ảnh tư liệu).
Ông Panov cho biết thêm, một "ứng cử viên" nổi tiếng khác với các cấu trúc thiên văn tương tự như vậy là ngôi sao Tabby trong chòm sao Cygnus (chòm sao Thiên Nga), các nhà khoa học ghi lại được những giai đoạn sáng chói khác thường của sao này. Tuy nhiên, nhà khoa học thừa nhận không có bằng chứng nào cho thấy ngôi sao bị mờ đi do các vật thể nhân tạo.
Đài quan sát không gian vũ trụ Spektr-M với kính viễn vọng không gian 10 mét được thiết kế để nghiên cứu các vật thể khác nhau của vũ trụ. Nhờ đó, các nhà khoa học hy vọng sẽ có được dữ liệu về cấu trúc toàn cầu của vũ trụ, cấu tạo và sự tiến hóa của các thiên hà, hạt nhân của chúng; các chòm sao và hệ hành tinh, bụi vũ trụ, cũng như các hợp chất hữu cơ trong không gian các vật thể có trường hấp dẫn và điện từ siêu mạnh.
Trước đó, tháng 1/2019, có thông tin Nga đang thiết kế đưa kính viễn vọng lớn nhất lên vũ trụ. Kính viễn vọng này, dự kiến sẽ hoàn thành vào giữa năm 2020, có thể cung cấp những bức ảnh chi tiết nhất về vũ trụ.
Dự án Millimetron (Spektr-M) được kỳ vọng sẽ có khả năng lớn hơn đáng kể so với kính viễn vọng RadioAstron - được phóng lên vũ trụ vào năm 2011 với sự hợp tác giữa Nga và các cơ quan thám hiểm không gian nước ngoài.
RadioAstron, còn được gọi là Spektr-R, là một trong những kính viễn vọng lớn nhất từng được đưa vào vũ trụ. Cùng với các cơ sở mặt đất trải rộng trên toàn cầu, nó có độ phân giải góc cao nhất, và có thể tạo ra những hình ảnh chi tiết nhất về vũ trụ.
Thanh Bình (lược dịch)
Theo infonet.vietnamnet.vn
Vì sao bạch tuộc được công nhận là sinh vật quái dị nhất hành tinh Sinh vật được xem là kỳ dị nhất được các khoa học trao cho một sinh vật biển, đó là bạch tuộc. Vậy điều gì đã khiến cho bạch tuộc trở nên khác biệt đến vậy? Bản thân bạch tuộc đã là một loài kỳ dị thật khi chúng có đến 3 trái tim, máu màu xanh lam, có khả năng tự hồi...