1001 thắc mắc: Kiến ngủ thế nào, tại sao kiến ‘thống trị’ thế giới?
Theo thống kê của các nhà khoa học thì có khoảng 20.000 loài kiến khác nhau được phát hiện trên Trái Đất.
Làm cách nào mà loài kiến có mặt khắp các ngóc ngách trên thế giới? Và tại sao kiến chúa được ngủ say còn kiện thợ lại ngủ gật hàng trăm lần mỗi ngày?
Có khoảng 20.000 loài kiến khác nhau được phát hiện trên Trái Đất
Các nhà khoa học ước tính loài kiến hiện đại bắt đầu tiến hóa khoảng 120 triệu năm trước. Nhưng các mẫu hóa thạch cho thấy vào thời điểm đó loài kiến không phải là loài côn trùng phổ biến như ngày nay. Mãi đến 60 triệu năm sau đó, một số loài kiến thích ứng với điều kiện sống mới và đa dạng hóa nguồn thức ăn. Từ đó, loài kiến trở thành sinh vật thống trị hệ sinh thái trên Trái Đất.
Theo thống kê của các nhà khoa học thì có khoảng 20.000 loài kiến khác nhau được phát hiện trên Trái Đất. Trong đó, có 11.000 loài đã được phân loại, chiếm một phần ba tổng số loài côn trùng được phát hiện cho đến nay. Trong hệ sinh thái phong phú ở khu vực Amazon (thuộc Brazil), số lượng kiến lớn hơn tổng số động vật có vú, chim, bò sát, lưỡng cư cộng lại.
Sự thống trị của loài kiến do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cách chúng thích nghi với điều kiện sinh sống cũng như các nguồn thức ăn.
Kích thước của loài kiến cũng rất đa dạng: từ loài Oligomyrmex atomus có chiều dài tính bằng milimet hoặc dài đến 3,8 cm như loài Dinoponera. Chúng cũng có nhiều màu sắc từ đỏ, vàng đến màu đen. Loài kiến có mặt hầu như mọi nơi trên trái đất như sa mạc, rừng mưa, đầm lầy… trừ một số nơi có thời tiết lạnh nhất hoặc địa hình cao nhất trên Trái đất.
Video đang HOT
Thức ăn của nhiều loài kiến là thực vật có hoa giàu carbohydrate. Một số loài kiến xây dựng nơi trú ngụ quanh gốc cây để tự vệ khỏi những loại côn trùng khác và bảo vệ chính nguồn thực phẩm của chúng.
Những loài kiến sống trong môi trường có nhiệt độ cao, khô thường đối phó với hạn hán lâu dài bằng cách tích trữ lương thực. Loài kiến nhặt hạt cây (Pogonomyrmex californicus) xây dựng những kho thức ăn khổng lồ dưới đất. Loài kiến ăn mật ong dùng chính cơ thể của mình để trữ mật.
Trong thế giới loài kiến cũng thường xuyên xảy ra các cuộc chiến để tranh giành thức ăn.
Những sợi râu dài trên đầu kiến lính được dùng làm vũ khí trong các cuộc đối đầu. Odontomachus – một loài kiến có hàm rất khỏe và lớn – có tốc độ cắn nhanh đến nỗi chúng ta có thể nghe tiếng động khi hai răng của chúng chạm vào nhau. Một số loài kiến có sử dụng “thủ đoạn” lấy cắp ấu trùng từ tổ bên cạnh. Thức ăn của loài Amblyopone oregonensis – còn được gọi là kiến “ma cà rồng” – chính là dưỡng chất trong cơ thể con mồi.
Kiến cái làm tất cả mọi việc
Tổ chức một tổ kiến thường bao gồm kiến chúa, kiến thợ và kiến lính với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Trong mỗi loài, phân công lao động khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của một cá thể.
Những con kiến làm việc trong tổ thường trẻ hơn những con phải kiếm ăn bên ngoài. Tương tự nhiều loại côn trùng có tổ chức bầy đàn khác, kiến cái đảm nhận tất cả mọi việc. Kiến đực chỉ có mỗi nhiệm vụ là phát tán gene qua việc giao phối.
Kiến là một loài động vật có tính xã hội cao, cá biệt có một số loài đã phát triển thành một xã hội có tổ chức phức tạp. Trong khi đó, nhiều loài côn trùng khác vẫn hoạt động giống như cách tổ chức tổ tiên chúng đã làm cách đây hàng chục triệu năm.
Hệ thống thông tin liên lạc hiệu quả
Không giống các loài cũng hình thành cộng đồng xã hội khác như ong và ong bắp cày, phần lớn kiến không có cánh nhưng chúng đã phát triển được các hóa chất đặc biệt giúp liên lạc trên mặt đất.
Loài kiến thường tiết ra các hóa chất để hẹn hò, báo thức và định vị nơi có thức ăn. Khi muốn thụ tinh, kiến chúa sẽ leo lên một nơi cao, dùng đuôi để bắn vào không khí một lượng hóa chất thu hút sự chú ý của các con đực
Theo tienphong.vn
Tê giác Sumatra đã tuyệt chủng ở Malaysia
Ngày 23-11, các nhà động vật học tuyên bố, tê giác Sumatra đã tuyệt chủng ở Malaysia. Cá thể tê giác cuối cùng đã bị chết vì ung thư ở bang Sabah trên đảo Borneo của nước này.
Tê giác Iman đã bị khối u tử cung kể từ khi nó bị bắt vào tháng 3-2014. Ảnh: You Tube
"Cá thể tê giác cái tên là Iman đã bị khối u tử cung kể từ khi nó bị bắt vào tháng 3-2014. Cái chết của Iman đến sớm hơn dự đoán, nhưng chúng tôi biết rằng nó bắt đầu chịu đựng nỗi đau đáng kể", ông Augustine Tuuga, Giám đốc của Bộ phận động vật hoang dã Sabah cho biết.
Bà Christina Liew, Bộ trưởng môi trường Sabah nói thêm: "Mặc dù chúng tôi biết rằng điều này sẽ xảy ra sớm hơn là sau đó, nhưng chúng tôi rất buồn trước tin tức này".
Iman đã thoát chết nhiều lần trong vài năm qua do mất máu đột ngột. Mỗi lần như vậy, các nhà động vật hoang dã đã tìm cách chăm sóc sức khỏe cho cá thể tê giác này. Họ cũng đã thu được các tế bào trứng của nó để hợp tác với các nhà khoa học khác tái tạo các loài cực kỳ nguy cấp thông qua các chương trình thụ tinh nhân tạo.
Trước đó, tê giác Sumatra đực cuối cùng của Malaysia đã chết vào tháng 5 và một con tê giác cái khác cũng chết trong điều kiện nuôi nhốt vào năm 2017. Những nỗ lực để nhân giống chúng cho đến nay đã tỏ ra vô ích.
Tê giác Sumatra là loài nhỏ nhất trong số các loài tê giác. Nó đã từng đi lang thang khắp châu Á cho đến tận Ấn Độ, nhưng số lượng của nó đã bị thu hẹp đáng kể do nạn phá rừng và săn trộm. Nhóm bảo tồn WWF ước tính chỉ còn khoảng 80 cá thể, chủ yếu sống trong tự nhiên ở Sumatra.
Theo nhóm bảo tồn International Rhino Foundation, sự cô lập của loài tê giác này khiến chúng hiếm khi sinh sản và có thể bị tuyệt chủng trong vài thập kỷ tới.
Danh sách đỏ của Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên xác định Sumatra cùng tê giác Đen và Java đang bị đe dọa nghiêm trọng. Cả tê giác châu Phi và Sumatra đều có hai sừng, trong khi tê giác Ấn Độ và Java có một sừng.
Tê giác bị giết để lấy sừng được bán ở chợ đen vì nhiều người nghĩ rằng nó có tác dụng chữa bệnh. Sừng được họ nghiền nát và nuốt để điều trị sốt hoặc co giật, mặc dù chúng chỉ được làm chủ yếu từ keratin, cùng chất liệu tạo nên tóc và móng tay.
HOA LAN
Theo nhandan.com.vn/Guardian
Bị cả đàn ong bắp cày tấn công, làm cách nào để giữ mạng sống? Không ít trường hợp bị ong bắp cày đốt chết mới đây cho thấy không phải ai cũng biết cách xử lý khi vô tình giẫm phải tổ ong. Một số hành động bản năng như xua đuổi, hay nhảy xuống nước... thực tế lại khiến nạn nhân chết thảm hơn. Video: Người đàn ông nhận cái kết đắng khi thực hiện thử...