1001 thắc mắc: Đười ươi có biết sử dụng máy tỉnh bảng, biết cưa cây?
Trong môi trường nuôi nhốt, đười ươi cũng có những hành vi khác lạ, có những con đười ươi học cách sử dụng máy tính bảng Ipad để nhận biết các bộ phận trên cơ thể và thức ăn.
Đười ươi Borneo (Pongo pygmaeus)
Đười ươi hay còn gọi là dã nhân hay người rừng (Danh pháp khoa học: Pongo) là một chi thuộc họ Người (vượn dạng người loại lớn), thuộc bộ Linh trưởng ở châu Á còn tồn tại. Chúng là động vật thuộc loại lớn, sống trên cây nhiều hơn trên mặt đất.
Là loài linh trưởng lông rậm màu vàng sẫm pha trộn với màu xám, chỉ thích nghi với cuộc sống nhiệt đới trên đảo Bornéo và Sumatra thuộc Indonesia.
Đười ươi có những hành vi như con người
Có khủng khoảng tâm lý?
Là loài động vật giống như con người, những con đười ươi rất thông minh, đây là loài linh trưởng được xem là một trong những loài thông minh nhất trong các loài động vật.
Chúng biết làm nhà của mình trong các khu rừng nhiệt đới Đông Nam Á, chúng đã tham gia rất nhiều các thí nghiệm liên quan đến trí thông minh.Trong môi trường nuôi nhốt, đười ươi cũng có những hành vi khác lạ, có những con đười ươi học cách sử dụng máy tính bảng Ipad để nhận biết các bộ phận trên cơ thể và thức ăn.
Đười ươi thông minh, chúng thật sự muốn giao tiếp với con người nhưng tiếc là không phát triển được dây thanh và thanh quản. Có những con đười ươi tinh nghịch đã dường như tìm cách tự tử ngay trước mắt con người.
Những quan sát cho thấy, đười ươi thật sự có tính cách tương tự như con người, giống như con người, hiện tượng khủng hoảng tâm lý cũng xuất hiện ở đười ươi khi chúng bước vào giai đoạn giữa của cuộc đời.
Người ta từng chứng kiến hai con đười ươi cái ăn thịt con của chúng tại Indonesia mà chưa từng chứng kiến hành vi này ở bất kỳ động vật linh trưởng nào và trước đây người ta chưa bao giờ chứng kiến cảnh đười ươi ăn thịt con.
Video đang HOT
Đa số đười ươi bán hoang dã từng chứng kiến cảnh tượng đau lòng, như cái chết của mẹ chúng. Những kẻ săn trộm thường bắt đười ươi khi chúng mới được vài tháng tuổi. Đười ươi mẹ không bao giờ chịu rời con nên thường bị giết chết. Vì thế mà khi sống trong môi trường nuôi nhốt đười ươi con rơi vào cảnh cô lập.
Ngoài ra, có một con đười ươi tại Malaysia thường xuyên rơi vào trạng thái uể oái, cáu giận nếu không được hút thuốc lá, dường như rơi vào trạng thái tiêu cực – như uể oải, cáu gắt – khi không được hút thuốc lá, hút thuốc không phải là hành vi bình thường đối với đười ươi.
Có tuổi thọ tới 60 năm?
Trong điều kiện hoang dã, tuổi đời của một con đười ươi vào khoảng 35 đến 40, nhưng trong điều kiện giam cầm, chúng có thể sống thọ tới 60 tuổi.
Có ba loài còn sinh tồn, và chúng đều đang ở tình trạng nguy cấp: Đười ươi Borneo ( Pongo pygmaeus), Pongo tapanuliensis và Đười ươi Sumatra ( Pongo abelii). Đười ươi Borneo là loài bản địa của đảo Borneo.
Cùng với đười ươi Sumatra có kích thước nhỏ hơn một chút, nó thuộc về chi duy nhất của vượn dạng người loại lớn có nguồn gốc ở châu Á. Đười ươi Borneo có vòng đời của khoảng 35 đến 40 năm trong tự nhiên, những con đực nặng trên 75 kg trung bình, từ 50-100 kg, và 1,2-1,4 m; con cái trung bình 38,5 kg, dao động 30-50 kg, và 1-1,2 m
Đười ươi Borneo sống trong rừng lá rộng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới ở vùng đất thấp Borneo, cũng như khu vực miền núi lên đến 1.500 mét trên mực nước biển. Loài này sống trên khắp tán rừng nguyên sinh và thứ sinh, và di chuyển khoảng cách lớn để tìm trái cây.
Nó có thể được tìm thấy trong hai tiểu bang của Malaysia Sabah và Sarawak, và ba trong bốn tỉnh của Indonesia ở đảo Kalimantan. Do sự phá hủy môi trường sống, sự phân bố loài này bây giờ là rất loang lổ khắp hòn đảo, các loài trở nên hiếm hoi tại phía đông nam đảo, cũng như trong các khu rừng giữa sông Rejang ở trung tâm Sarawak và sông Padas ở phía Tây Sabah.
Đười ươi Sumatra chỉ sinh sống ở đảo Sumatra. Chúng có kích thước 1,4 m và trọng lượng 90 kilôgam trung bình ở con đực. Con cái nhỏ hơn với kích thước trung bình 90 cm và nặng 45kg. So với đười ươi Borneo loài này ốm hơn và có khuôn mặt dài hơn; lông của chúng có màu đỏ nhạt.
Đây là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. 100 năm trước trên đảo Borneo có khoảng 300.000 cá thể đười ươi. Nhưng giờ đây con số này chỉ còn xấp xỉ 30 đến 40.000 con và người ta lo ngại đười ươi trong môi trường tự nhiên sẽ tuyệt chủng nếu tốc độ chặt rừng chồng cọ không được kiểm soát.
Tìm ra loài đười ươi mới sống cùng thời với tổ tiên loài người
Với dân số chỉ 800 con, Tapanuli hiện là loài đười ươi có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Current Biology, các nhà khoa học đã phát hiện ra một nhóm linh trưởng mới sống cô lập ở rừng Batang Toru, phía bắc đảo Sumatra của Indonesia, có tên gọi là đười ươi Tapanuli.
Ông Erik Meijaard, nhà khoa học bảo tồn của Đại học Quốc gia Úc, người đã tham gia nghiên cứu cho biết: “Loài đười ươi mới này sống cùng thời của tổ tiên chúng ta. Nó đã tồn tại và tiến hoá hơn ba triệu năm để dần thích ứng với những điều kiện sống trong vùng rừng nhiệt đới châu Á này.”
Theo các nhà khoa học,Tapanulicó đầu nhỏ hơn và lông màu xám hơn loài đười ươi khác. Cho đến nay, hai loài đười ươi có di truyền được xác định là đười ươi Bornean và đười ươi Sumatran.
Sau khi xác định được những khác biệt chính trong răng, sọ, AND và chế độ ăn uống của đười ươi Tapanuli, nhóm nghiên cứu quốc tế kết luận rằng họ đã tìm thấy một loài đười ươi mới.
Trước đó, cả hai loài đười ươi Sumatra và Bornean đều được liệt kê là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao bởi Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
Truyền thuyết về đười ươi Pendek giống như một người tuyết
Có truyền thuyết về một dã nhân sống ở Sumatra mà dân địa phương gọi đười ươi Pendek (Orang Pendek) phần nào giống như một người Tuyết (Yeti), có điều nó không to lớn lắm.
Sống rất sâu trong những khu rừng nguyên thuỷ của đảo Sumatra nó vừa giống khỉ vừa giống người (thân hình nhỏ bé, sức mạnh phi thường), nó nhút nhát, tránh tiếp xúc với người. Những người thực dân Hà Lan cai trị ở đây hồi đầu thế kỷ mô tả đó là sinh vật lông ngắn, không giống đười ươi hay vượn nhưng khá giống người và có khả năng đi thẳng đứng.
Theo Tiền Phong
Sứ mệnh tìm thiên thạch "sắt" thất lạc ở Nam cực
Các nhà khoa học đang lùng sục vùng Nam cực hẻo lánh để tìm các thiên thạch hiếm hoi chứa đầy sắt và những bí mật về lịch sử hệ mặt trời của chúng ta cách đây khoảng 4,5 tỷ năm.
Trong chuyến thám hiểm kéo dài sáu tuần của Anh, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tìm thấy ít nhất 5 thiên thạch sắt trong khu vực khảo sát rộng khoảng 15 km2, đủ để các nhà khoa học kiểm tra các manh mối hóa học và vật lý chính của hệ mặt trời từ xa xưa.
Phần lớn trong số 500 mảnh thiên thạch rơi xuống bề mặt Trái đất từ vũ trụ hàng năm là đá từ các tiểu hành tinh vỡ vụn và thường có kích thước từ 1 viên sỏi đến 1 nắm tay, theo NASA cho biết.
Nhưng khoảng 5% trong số tất cả các thiên thạch rơi xuống Trái đất có bao gồm một hợp kim sắt - niken, được gọi là sắt thiên thạch, và chúng được cho là đến từ lõi của các vi thể hành tinh - các vật thể giống như hành tinh nhỏ trong hệ mặt trời đầu tiên thường bị đập vỡ với nhau để tạo thành các hành tinh lớn hơn.
"Nhóm thiên thạch này mang mối quan tâm khoa học nội tại ở chỗ chúng cho chúng ta biết các vật thể nhỏ hình thành và phát triển như thế nào trong phần đầu của lịch sử hệ mặt trời - khoảng 4,5 tỷ năm trước", nhà khí tượng học Katherine Joy từ Đại học Manchester, một trong những đội trưởng của đoàn thám hiểm thiên thạch bị mất ở Nam cực.
Về lý thuyết, Nam cực là một nơi tuyệt vời để tìm kiếm các thiên thạch, Joy nói với Live Science trong một email từ Trạm Rothera, Cơ quan Khảo sát Nam cực (BAS) của Anh trên Bán đảo Nam cực.
"Thiên thạch được bảo quản tốt trên băng và không bị thay đổi quá nhiều bởi lượng mưa thường xuyên, điều có thể làm ô nhiễm một phần chúng ở những nơi khác", cô nói. "Vì có màu tối, chúng cũng dễ dàng có thể được phát hiện trên bề mặt băng trắng".
Thiên thạch cũng thường có tính tập trung bởi các chuyển động băng trong nhiều năm vào các khu vực băng xanh - hay còn được biết đến là khu vực các thiên thạch mắc cạn vì lý do đó. "Vì vậy, chúng tôi thường có thể thu thập nhiều mẫu trong một khu vực khá nhỏ", cô Katherine Joy nói.
Nhưng có một vấn đề: Thiên thạch sắt được tìm thấy ở Nam cực ít thường xuyên hơn bình thường - ít hơn 1% thời gian. Các nhà khoa học Anh nghĩ rằng, họ giờ đã biết nguyên nhân: Các thiên thạch giàu sắt thường nóng lên trong quá trình xâm nhập vào bầu khí quyển nhiều hơn các thiên thạch đá, khiến chúng đâm sâu hơn bên dưới bề mặt băng.
"Chúng tôi đã đưa ra giả thuyết rằng những thiên thạch sắt này nằm ngay dưới bề mặt băng ngoài tầm nhìn", nhà Toán học của Đại học Manchester Geoff Evatt, một trong những đội trưởng của cuộc thám hiểm, nói với Live Science trong email từ trạm Halley ở Brunt Ice Shelf. "Hy vọng rằng, chúng ta có thể tìm thấy một số trong mùa này bằng cách sử dụng một phương pháp dựa trên máy dò kim loại".
Một nhóm năm người, trong đó có cả Joy và Evatt, sẽ bắt đầu tìm kiếm thiên thạch sắt gần dãy Shackleton, phía Đông Nam của biển Weddell và khoảng 465 dặm (750 km) về phía Nam của Trạm Halley, cơ sở gần nhất. Geoff Evatt cho biết nhóm sẽ thay phiên nhau sử dụng hai máy dò kim loại mảng rộng được thiết kế đặc biệt, được kéo bằng xe trượt tuyết.
Mỗi mảng phát hiện kim loại có năm máy dò rộng khoảng 40 inch (1 mét) - vì vậy nhóm nghiên cứu có thể tìm kiếm một dải băng rộng 32 feet (10 mét) khi họ di chuyển, ông nói. Khu vực được chọn để khảo sát nằm trong phạm vi hỗ trợ trên không của Trạm Halley và có rất ít đá bề mặt để làm chậm mọi hoạt động kéo xe.
Mô hình toán học của các khu vực thiên thạch mắc cạn được thực hiện bởi nhà Toán học Andrew Smedley của Đại học Manchester cũng cho thấy, khu vực khảo sát có thể có rất nhiều thiên thạch sắt ngay dưới bề mặt băng, ông nói.
Bây giờ, họ đã sẵn sàng cho một chuyến đi lớn.
Đức Mạnh
Theo giaoducthoidai.vn
Phát hiện khu rừng cổ đại 386 triệu năm Khu rừng lâu đời nhất thế giới có niên đại 386 triệu năm được phát hiện tại một mỏ đá bỏ hoang gần New York, Mỹ. Khu rừng lâu đời nhất thế giới có niên đại từ 386 triệu năm được phát hiện gần New York. Rễ hóa thạch của nhiều cây ước tính cao gần 20 m được tìm thấy ở dưới...