Hài cốt 5.000 năm tuổi mắc hội chứng lùn hiếm gặp
Các nhà khảo cổ học phát hiện hài cốt nhỏ bé của một thanh niên mắc hội chứng “lùn cân đối” trong ngôi mộ thời Đồ đá mới.
Bộ hài cốt của người thanh niên mắc hội chứng “lùn cân đối”. Ảnh: Live Science.
Nhóm nghiên cứu tìm thấy bộ xương tại một nghĩa trang gần sông Hoàng Hà thuộc vùng trung tâm phía đông Trung Quốc cùng với nhiều hài cốt khác của cư dân sống từ năm 3300 đến 2900 trước Công nguyên.
Tất cả hài cốt đều ở tư thế tay đặt trên bụng, trừ một người chết có hai bàn tay giấu sau lưng. Xương của người này dường như ngắn và yếu hơn các bộ xương còn lại. Khi quan sát kỹ hơn, các nhà khảo cổ suy đoán người trẻ tuổi trong mộ mắc hội chứng lùn.
Hội chứng lùn thường làm gián đoạn sự phát triển xương, khiến người mắc bệnh thấp bé hơn mức trung bình, theo báo cáo công bố hôm 13/12 trên tạp chí International Journal of Paleopathology.
Hội chứng lùn khá hiếm gặp ở người hiện đại, chỉ xuất hiện với tỷ lệ khoảng 3,22 trên 10.000 ca sinh, nhưng còn hiếm hơn trong ghi chép khảo cổ.
Tính đến nay, giới nghiên cứu mới phát hiện chưa đến 40 trường hợp.
Trong số đó, phần lớn mắc dạng tương đối phổ biến mang tên chứng loạn sản sụn, khiến các chi phát triển ngắn hơn theo tỷ lệ không cân đối với đầu và thân.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu ở nghĩa trang cổ nhanh chóng nhận ra phát hiện của họ còn hiếm gặp hơn.
Trong khi tứ chi của bộ xương có vẻ ngắn, phần xương đầu và thân dường như cũng khá nhỏ. Dựa theo bộ răng, các nhà nghiên cứu nhận định hài cốt thuộc về một thanh niên.
Họ kết luận “hội chứng lùn cân đối” ở bộ xương thời Đồ đá mới không chỉ ít gặp trong khảo cổ mà cả ở dân số ngày nay.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu đặt giả thuyết chứng lùn ở người chết là kết quả từ tình trạng giảm chức năng tuyến yên hoặc suy giáp từ bé.
Nhiều khả năng người bệnh có tuyến yên hoặc tuyến giáp hoạt động kém từ khi còn nhỏ. Cả hai tuyến này chi phối hoạt động của hormone trong khắp cơ thể.
Không có tín hiệu từ chúng, các mô và nội tạng có thể không phát triển hoàn chỉnh.
Hội chứng cũng làm chững sự phát triển xương, khả năng nhận thức và chức năng tim phổi. Nhóm nghiên cứu cho rằng người chết có thể được các thành viên trong cộng đồng giúp đỡ để sống sót.
Khác với chứng loạn sản sụn thường xảy ra do đột biến gene, rối loạn chức năng tuyến yên và tuyến giáp được cho là liên quan tới việc thiếu dưỡng chất cần thiết như iodine.
Dù bộ xương được chôn khác với những hài cốt gần đó, nhóm nghiên cứu không biết chắc người chết được đối xử như thế nào khi còn sống.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Tranh 'quái vật' nửa người, nửa thú 44.000 năm tuổi
Một bức tranh hang động có niên đại 44.000 năm vừa được tìm thấy ở Indonesia. Bức tranh mô tả những người hóa thú đang đi săn đã đem lại nhiều hiểu biết vô giá cho các nhà khoa học
Một bức tranh hang động mô tả cảnh săn bắn có niên đại 44.000 năm đã được tìm thấy ở Indonesia, CNN cho biết. Bức tranh vừa được phát hiện này đã trở thành bức tranh vẽ trên đá lâu đời nhất do con người tạo ra.
Bức tranh vẽ một nhóm các sinh vật nửa người, nửa thú được gọi là Therianthropes (người hóa thú). Những người hóa thú này đang săn những con lợn hoang và những con trâu lùn Anoa bằng giáo và dây thừng.
Phát hiện chấn động
Theo một nghiên cứu được công bố hôm 11/12 trên tạp chí Nature, hình vẽ trong bức tranh trên mô tả một câu chuyện, làm thay đổi quan điểm của chúng ta về nhận thức người cổ đại. Với bối cảnh siêu nhiên, bức vẽ này thậm chí có thể cho thấy nền tảng của tâm linh con người.
"Đối với tôi, khía cạnh hấp dẫn nhất trong nghiên cứu này là bức tranh hang động lâu đời nhất của loài người được vẽ từ ít nhất 44.000 năm trước và nó đã có tất cả các thành phần quan trọng của nhận thức hiện đại như dấu tay, nghệ thuật tượng hình, kể chuyện, người hóa thú và ý nghĩ tôn giáo", ông Maxime Aubert, tác giả của nghiên cứu và là giáo sư khoa học khảo cổ tại Đại học Griffith nói.
Một phần của bức tranh mô tả những hình vẽ nửa người, nửa thú vừa được tìm thấy. Ảnh: CNN.
Đảo Sulawesi, Indonesia là nơi nhiều bức tranh hang động đã được phát hiện. Nhóm các nhà nghiên cứu này trước đây đã tìm thấy một trong những dấu tay trên đá lâu đời nhất có niên đại 40.000 năm ở đây vào năm 2014.
"Ít nhất 242 địa điểm có tranh hang động đã được biết đến trong khu vực Sulawesi và có lẽ còn hàng trăm địa điểm khác đang chờ được khám phá ở hòn đảo này," ông Aubert nói với CNN. "Phần còn lại của hòn lớn thứ 11 thế giới này hầu như chưa được khám phá để tìm tranh hang động, vì vậy không ai biết được ở đó có gì. Tương tự với những nơi còn lại của Indonesia - có khả năng còn nhiều địa điểm cổ xưa hơn với những hình thức nghệ thuật ẩn giấu ở đó".
Vào tháng 12/2017, một trong những thành viên trong nhóm của họ đang xem xét một hang động thì phát hiện một hang động khác cao hơn trên vách đá, ông Aubert nói.
Hang động có bức tranh nằm rất cao và khó tiếp cận. Ảnh: CNN.
"Ông ấy đã trèo lên hang động này bằng dây leo và ngay lập tức để ý các bức tranh này", ông Aubert chia sẻ. "Tôi đã đến đó vào năm tiếp theo. Tôi đã rất ngạc nhiên bởi tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì giống như vậy."
Thay đổi hiểu biết khoa học
Các bức tranh hang động thường đi kèm với một hiện tượng được các nhà nghiên cứu gọi là "nốt bỏng ngô hang động". Hiện tượng này được tạo ra do sự hình thành các khoáng sản phía trên bức vẽ. Nhờ đó, các nhà nghiên cứu có thể đo được độ phân rã phóng xạ của các nguyên tố như uranium trong các khoáng chất trên để xác định tuổi của các bức vẽ.
Toàn bộ bức tranh độc đáo vừa được tìm thấy. Ảnh: CNN.
Những chi tiết của câu chuyện được mô tả trong bức tranh hang động vừa được tìm thấy đã làm các nhà nghiên cứu ngạc nhiên. Trước đó, bức tranh hang động được cho là lâu đời nhất đã được tìm thấy ở châu Âu chỉ có niên đại 40.000 năm và nó mô tả các biểu tượng trừu tượng. Những bức vẽ có niên đại 35.000 năm tinh vi hơn khi mô tả ngựa và các động vật khác.
Tuy nhiên, những cảnh chi tiết mô tả một câu chuyện và người hóa thú chỉ xuất hiện khoảng 20.000 năm trước. Bức tranh vừa được tìm thấy này đã thay đổi tất cả những hiểu biết trên. Nó "cho thấy rằng không có sự phát triển dần dần của nghệ thuật trên đá từ đơn giản đến phức tạp trong giai đoạn khoảng 35.000 năm trước, ít nhất là không ở Đông Nam Á", ông Aubert nói.
"Những thợ săn trong bức tranh hang động này là những hình vẽ đơn giản có cơ thể giống người với đầu hoặc các bộ phận cơ thể khác của chim, bò sát và các loài động vật đặc hữu khác ở Sulawesi", ông Adhi Agus Oktaviana, đồng tác giả nghiên cứu và đã nghiên cứu nghệ thuật trên đá ở Borneo, Sumatra, Raja Ampat và Misool cho biết.
Khám phá này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu người cổ đại ở Indonesia. Năm ngoái, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một bức tranh mô tả một con vật ở Borneo có niên đại cách đây 40.000 năm. Họ nghĩ rằng nguồn gốc của tranh hang động, và bằng chứng của sự tiến hóa về nhận thức là ở khu vực này.
Ông Adam Brumm, đồng tác giả nghiên cứu và là phó giáo sư tại Australia, nói với CNN: "Những hình vẽ người hóa thú cũng có thể là bằng chứng sớm nhất cho thấy khả năng hình dung những thứ không tồn tại trong thế giới tự nhiên của con người. Khả năng này là nền tảng cho tôn giáo ở thời hiện đại".
"Hình tượng người hóa thú có mặt trong văn hóa dân gian hoặc tiểu thuyết và chuyện kể của hầu hết mọi xã hội hiện đại. Họ được xem như các vị thần, linh hồn hoặc tổ tiên trong nhiều tôn giáo trên toàn thế giới", ông Brumm nói thêm.
Bức tranh độc đáo
Vì hình vẽ cho thấy người hóa thú đang tấn công hai loài khác nhau, các nhà nghiên cứu tin rằng đây có thể là hình vẽ mô tả một chuyến phiêu lưu hoặc một cuộc đi săn trong đó các con thú bị lùa ra khỏi môi trường sống của chúng về phía các thợ săn. Nếu bức tranh này mô tả cảnh đi săn, nó cũng là bức tranh đầu tiên mô tả phương thức đi săn của con người, nhóm nghiên cứu viết.
Bức tranh này cổ hơn hình vẽ "Người đàn ông sư tử" có niên đại 40.000 năm được tìm thấy ở Đức, một hình vẽ mô tả con người với đầu sư tử. Trước khi bức tranh hang động này được tìm thấy, "Người đàn ông sư tử" là hình vẽ người hóa thú cổ xưa nhất, ông Brumm nói.
Hai nhà khoa học Maxime Aubert và Adam Brumm trong nhóm nghiên cứu tìm ra bức tranh trên. Ảnh: CNN.
"Người Indonesia cổ đại đã tạo ra những bức tranh cho thấy suy nghĩ tâm linh về mối liên kết đặc biệt giữa con người và động vật từ lâu trước khi bức tranh đầu tiên được tạo ra ở châu Âu, nơi người ta cho rằng có thể tìm được gốc rễ của văn hóa và tôn giáo hiện đại", ông Brumm chia sẻ với CNN.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng con người đến Đông Nam Á từ 60.000 đến 70.000 năm trước. Điều này có nghĩa là những bức tranh cổ hơn có thể được phát hiện ở đây.
Thật không may, những bức tranh này đang xuống cấp với tốc độ đáng báo động. Các nhà nghiên cứu muốn ghi lại nó bằng công nghệ 3D laser để bảo tồn cho các thế hệ tương lai đồng thời cố gắng tìm hiểu lý do nó xuống cấp quá nhanh và làm thế nào họ có thể bảo tồn nó, ông Aubert nói.
"Bức tranh trên đá đầu tiên của Sulawesi có thể đóng góp cái nhìn sâu sắc vào sự trỗi dậy của tâm linh con người, sự truyền bá niềm tin và thực hành nghệ thuật hình thành nên tư duy hiện đại của chúng ta", Oktaviana nói. "Sẽ là một thảm kịch nếu những tác phẩm nghệ thuật cổ xưa này biến mất, và điều đó đang xảy ra. Chúng ta cần tìm hiểu tại sao những bức tranh có ý nghĩa với nhân loại này đang xuống cấp".
Theo news.zing.vn
Chú chó chăn cừu Đức dù đã 2 tuổi nhưng vẫn mãi bị mắc kẹt trong hình hài chó con Một căn bệnh lạ lùng đã khiến cho chú chó này dù đã 2 tuổi nhưng sẽ mãi mãi bị mắc kẹt trong hình hài của một chú chó con vài tháng tuổi,. Chú chó chăn cừu Đức dù đã 2 tuổi nhưng vẫn mãi bị mắc kẹt trong hình hài chó con Căn bệnh này khiến chú chó chăn cừu Đức Ranger...