1001 thắc mắc: Cóc khổng lồ ăn gì, vì sao chúng được gọi là cóc mía?
Cóc mía là một loài cóc thuộc chi Bufo với trọng lượng có thể lên tới 2,65kg và dài 38cm. Với kích thước khổng lồ chúng được coi là loài cóc lớn nhất thế giới. Đây là loài cóc có chứa nọc độc và vô cùng phàm ăn.
Cóc mía có trọng lượng lên tới 2,65kg.
Loài cóc này có tên gọi là cóc Neotropical khổng lồ hay cóc biển. Ngày nay chúng được gọi phổ biến bằng tên “cóc mía” vì một câu chuyện có liên quan đến chúng.
Cóc mía được biết đến là loài cóc khổng lồ có mặt trên trái đất hiện nay. Con cái thường có kích thước và trọng lượng lớn hơn con đực. Chúng có trọng lượng khi trưởng thành từ 1,5kg đến 2kg, chiều dài từ mõm đến hết hậu môn khoảng 15 – 20cm.
Thậm chí, có mẫu nghiên cứu mà các nhà khoa học thu thập được có trọng lượng lên tới 2,65kg và dài 38cm (tính từ mõm đến hậu môn).
Tuổi thọ của loài này đạt từ 10 đến 15 năm trong môi trường tự nhiên. Trong môi trường bán tự nhiên chúng có thể sống trên 35 năm. Cóc mía có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ.
Chúng được đưa vào châu Úc từ năm 1920 với mục đích ban đầu giúp người nông dân trồng mía trên vùng đất này tiêu diệt bọ cánh cứng. Tuy nhiên, kế hoạch đó đã bị “phá sản” bởi một lẽ bọ cánh cứng thường sống trên đỉnh ngọn mía.
Còn các chú cóc với thân hình khổng lồ lại thường sống dưới mặt đất, nơi có nhiều cây cối, có độ ẩm cao, sình lầy và kênh rạch. Da của chúng sần sùi và có chứa nhiều độc tố. Từ khi xuất hiện loài này, những con vật bản địa như chó, mèo, gà, rắn, thằn lằn thậm chí cả một số loài ếch khác đã giảm số lượng đáng kể.
Kể từ khi còn là nòng nọc loài cóc mía đã là mối đe dọa cho nhiều loài khác nếu vô tình xơi phải vì lượng độc tố cực mạnh của loài này. Khi còn là nòng nọc chúng thường sống thành từng đàn, dưới nước và có chiều dài khoảng 25mm.
Số lượng cóc mía ngày càng gia tăng và trở thành mối đe dọa cho hệ sinh thái tại Australia. Cóc mía cái là những bà mẹ vô cùng mắn đẻ. Mỗi lứa chúng cho ra đời từ 8.000 – 25.000 ngàn trứng. Với nọc độc sẵn có cùng sự phàm ăn của loài này, xơi gần như tất cả các loài động vật còn sống hay đã chết, chúng phát triển theo cấp số nhân.
Cóc mía có thể sống ở môi trường từ 10oC – 59oC. Sự phát triển của chúng gần như không gặp phải sự cản trở nào, vì vậy cóc mía đã gần như trở thành loài “thống trị” và hiện đang hoành hành trên nhiều vùng đất Autraslia. Vì mối nguy hiểm đe dọa đến các loài khác mà Ủy ban Bảo tồn động vật hoang dã Florida đã khuyến cáo người dân tiêu diệt chúng.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho thử nghiệm một lượng độc tố nhỏ trên cơ thể người cho thấy chúng có tác dụng tương đương heroin. Ngoài ra, chúng còn được chế biến và chiết xuất thành chất có tính năng như thuốc kích dục.
Người ta đã lột da và dùng thịt của chúng làm thức ăn. Tuy nhiên, do không cẩn trọng trong khi chế biến, đã có nhiều vụ ngộ độc cóc mía xảy ra trên đất nước này. Hiện chính phủ Australia đang đau đầu trong việc kìm hãm sự phát triển của cóc mía, và bảo vệ vật nuôi trong vùng đất này.
Theo tienphong.vn
Hé lộ nguyên nhân gây sốc về cái chết của hoàng tử UAE
Hoàng tử Khalid bin Sultan Al Qasimi đột ngột qua đời tại nhà riêng ở trung tâm London hôm 1/7. Nguyên nhân về cái chết của nhà thiết kế thời trang có tiếng vừa được hé lộ.
Theo The Sun, hoàng tử được phát hiện chết tại nhà riêng bởi người dọn dẹp. Cô lúc đầu cho là hoàng tử đang ngủ, nhưng giật mình khi sờ vào cổ nạn nhân và phát hiện cơ thể lạnh ngắt.
Khi các nhân viên y tế có mặt ở hiện trường thì vị hoàng tử 39 tuổi được xác định đã thiệt mạng. Khám nghiệm tử thi cho thấy trong cơ thể của hoàng tử Khalid bin Sultan Al Qasimi có nồng độ chất GHB cao. Chất này là thành phần chính trong các loại thuốc kích dục.
Bên cạnh đó, một lượng vừa phải cocaine cũng được tìm thấy trong cơ thể nạn nhân. Nguyên nhân cái chết được kết luận là do độc tính của chất kích thích.
Tại phiên tòa về cái chết của hoàng tử, thám tử phụ trách Adrian De Villers cho biết Khalid đã tiệc tùng cùng với một người đàn ông khác có tên là Yohan Escobar vào đêm trước khi chết.
Hàng chục nghìn người đã tham dự đám tang của Hoàng tử Khalid Al Qasimi tại UAE. Ảnh: Daily Mail.
Escobar không được coi là nghi phạm trong cái chết của hoàng tử. Người này kể lại anh tưởng rằng Khalid đang ngủ khi rời khỏi căn họ vì vẫn nghe thấy tiếng ngáy của hoàng tử.
Cảnh sát tuyên bố: "Không có dấu hiệu nào cho thấy bất cứ ai đã tác động đến Khalid để hoàng tử sử dụng những loại thuốc này".
Gia đình hoàng tử, bao gồm chị gái sinh đôi của ông, được cho là rất đau lòng trước cái chết của Khalid - người được mô tả là đang ở trên đỉnh cao sự nghiệp.
Hoàng tử sở hữu thương hiệu thời trang Qasimi. Thông báo gửi tới tòa án cho thấy Khalid đã có niềm đam mê sáng tạo khi chuyển từ tiểu vương quốc Sharjah tới Anh vào năm 9 tuổi.
"Khalid rất quan tâm tới các vấn đề xã hội, đặc biệt là hoàn cảnh của người tị nạn. Ông tin tưởng mạnh mẽ rằng những vấn đề này có thể được hưởng lợi bởi những nền tảng mà ông có thể cung cấp", thông báo cho biết.
Điều tra viên Bernard Richmond đã đưa ra phán quyết về cái chết với nguyên nhân do sử dụng ma túy tại tòa án ở Westminster.
Cha của hoàng tử, Sheikh Sultan bin Muhammad Al Qasimi là người trị vì tiểu vương Sharjah - một trong 7 tiểu vương quốc của UAE - kể từ năm 1972.
Con trai đầu của tiểu vương từ cuộc hôn nhân đầu tiên của ông, Sheikh Mohammed bin Sultan bin Mohammed, cũng qua đời sau khi sử dụng ma túy quá liều ở tuổi 24 vào năm 1999, tại dinh thự của gia đình ở Sussex.
Theo news.zing.vn
Tìm hiểu về những phương thuốc bổ dương bí truyền Thuốc bổ dương thường được hiểu là thuốc giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, hưng phấn, khỏa mạnh và quan trọng không kém "mạnh" về "chuyện ấy". Nếu hiểu theo nghĩa này thì có thể xếp bổ dương vô nhóm thuốc kích dục. Nói một cách khác, thuốc bổ dương là cách gọi khác, tế nhị hơn, đỡ 'sốc" hơn của từ...