1001 thắc mắc: Chuột túi có được xếp vào bộ chuột không?
Chuột túi Kangaroo là biểu tượng đặc trưng của đất nước Úc. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều dòng chuột túi: chuột túi đỏ, chuột túi cây, chuột túi đen, chuột túi xám…Câu hỏi đặt ra là chuột túi có được xếp vào bộ chuột hay không?
Chuột túi Kangaroo được xếp vào dòng thú có túi thuộc họ Macropods (họ chân lớn). Đây là dòng chuột duy nhất không được xếp vào bộ chuột hay bộ gặm nhấm.
Australia là thiên đường của loài chuột túi, có đến hơn 50 giống. Đặc trưng về hình thái không giống nhau, to nhỏ chênh nhau rất lớn. Những con Kangaroo đỏ và Kangaroo xám có thể nói là “khổng lồ”, thân dài đến 2,76m; nặng 75-80kg. Những con chuột túi nhắt chỉ dài khoảng 5cm; nặng 4g, có giống chuột túi đá chịu hạn và chịu nóng rất giỏi, và còn biết uống cả nước biển.
Chuột túi giỏi nhảy, dựa vào đôi chân sau khỏe mạnh nhảy đi kiếm ăn. Nó có chiếc đuôi dài và khỏe. Khi ngồi nghỉ, đuôi và cơ chân tạo hành một thế chân kiềng rất vững. Khi nhảy đuôi có tác dụng giữ cân bằng cơ thể giống như một “cầu nhảy” bật mạnh, khiến cho chuột túi nhảy vừa xa vừa nhanh.
Khi nhảy nhanh nó có thể đạt tốc độ 60km/giờ, nó có thể nhảy vọt qua vật cản cao 2-3m, xa 7-8m. Điều lạ là chuột túi chạy càng chậm thì càng tốn sức, tăng nhanh đến một mức độ nhất định, năng lượng tiêu hao mới giảm đi.
Chuột túi sống ở trên đồng cỏ, sa mạc. Khi hạn hán, nó có khả năng tiết kiệm được nước và tản nhiệt, lại có khả năng đào giếng sâu khoảng 1m trên hoang mạc để tự cứu. Chuột túi bình thường rất hiền lành, chịu nghe lời, không chủ động tấn công. Nhưng khi cáu giận nó lao vào cuộc chiến đấu ngoan cường.
Chuột túi tuy đẻ con, nhưng không có nhau thai
Chuột túi tuy đẻ con, nhưng không có nhau thai – Con mẹ mang thai chỉ 4-5 tuần lễ là đẻ ra một tí nhau bé bằng đầu chiếc bút, dài 2cm, nặng 0,5-0,75g; không có lông cũng không có hình thù gì. Con non sinh ra thường sẽ bị mù. Nhờ mẹ liếm láp mở đường, chuột sơ sinh lần mò bằng đôi chi trước và dựa vào khứu giác nhạy bén, bò vào túi mẹ, ngậm đầu vú mẹ trong túi để “hay ăn chóng lớn”.
Đến 200 ngày sau, chuột túi con có thể thò đầu ra ngoài, hoặc ra hẳn ngoài hoạt động. Nhưng hễ gặp nguy hiểm, nó lại tọt ngay vào túi mẹ và con mẹ mang con nhảy trốn. Khi con đã trưởng thành, có thể tự kiếm sống, con mẹ không cho vào túi nữa.
Khả năng sinh sản của chuột túi thật kinh khủng. Khi con trong túi đã biết kiếm ăn, đứa thứ 2 đã ra đời, đồng thời có thể mang thai đứa thứ 3.
Kangaroo là loài động vật chuyên hoạt động vào ban đêm – nhất là vào mùa hè nóng nực. Vào những ngày trời mát mẻ, chúng có thể kiếm ăn vào cả buổi sáng. Thức ăn của chuột túi Úc thường là thực vật như lá cây, nấm… cũng có thể là các loài côn trùng như sâu bọ.
Chuột túi Kangaroo là loài động vật có cấu tạo hệ tiêu hóa gần giống với gia súc như bò , cừu. Chính vì vậy, lượng thức ăn đã ăn rồi chúng vẫn có thể nôn ra, nhai lại và tiêu hóa thêm lần nữa.
Các nhà khoa học cho rằng, chuột túi xuất hiện ở Australia cách đây 25 triệu năm. Tên gốc của chuột túi Úc là kanguru được sử dụng từ năm 1770, đến năm 1970 – nhà khoa học John B. Haviland chính thức đổi tên loài chuột túi này thành Kangaroo. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều dòng chuột túi: chuột túi đỏ, chuột túi cây, chuột túi đen, chuột túi xám….
Kangaroo đỏ có tên gọi khoa học Macropus rufus – đây được xem là loài chuột túi lớn nhất trong tất cả các dòng. Chuột túi đỏ được miêu tả và đặt tên bởi Desmarest vào năm 1822. Chuột túi đỏ có môi trường sống khá phong phú, chúng phân bổ ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Chúng chuyên sinh sống ở các vùng đất khô cằn và bán khô cằn. Chuột túi Kangaroo đỏ thường được tìm thấy nhiều ở vùng núi phía tây New South Wales.
Chú Kangaroo đỏ đực lớn nhất từng được biết có chiều cao 2,1m, và nặng 90kg.
Chuột túi xám miền tây có tên gọi là Macropus fuliginosus. Chuột túi xám tây được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực tây Úc và lưu vực sông Murray. Chuột túi xám tây sống thành từng đàn, một đàn có khoảng 15 con. Chuột túi xám tây khi trưởng thành cơ thể nặng khoảng 54kg, chiều cao của chúng vào khoảng 1m. Bộ lông của loài này khá dày và thô ráp. Toàn bộ cơ thể của chúng có màu xám hoặc nâu, phần cổ họng – ngực – bụng màu nhạt hơn, mặt có màu đen.
Chuột túi antilopinus: có kích thước lớn chỉ nhẹ hơn một chút so với dòng chuột túi đỏ và chuột túi xám đông. Loài chuột túi antilopinus gần giống với loài linh dương. Con đực trưởng thành thường có màu đỏ ở phần vai, con cái thường có màu xám đậm hơn con đực. Dòng chuột túi antilopinus thường sinh sống ở khu vực miền bắc và miền tây của nước Úc.
Clip chuột túi ‘ẩu đả’, nguồn Youtube
Từ kangaroo xuất phát từ từ gangurru trong tiếng Guugu Yimithirr, một ngôn ngữ của dân bản địa. Một huyền thoại phổ biến trong tiếng Anh cho rằng “kangaroo” là một câu trong tiếng Guugu Yimithirr nghĩa là “Tôi không hiểu”.
Chuột túi kiếm ăn hoặc di chuyển ở tốc độ chậm, chúng dùng tất cả 4 chân, còn khi đi nhanh thì chúng di chuyển bằng cách nhảy vọt. Đuôi của chúng giúp cơ thể giữ thăng bằng khi nhảy.
Chú Kangaroo đỏ đực lớn nhất từng được biết có chiều cao 2,1m, và nặng 90kg.
Sở dĩ Kangaroo có thể sống được lâu dài tại vùng sa mạc nóng bỏng của Úc là vì khi quá nóng, chúng liếm cặp chân trước (có ít lông). Khi nước bọt bay hơi, nó sẽ làm mát máu bên dưới lớp da rồi toàn cơ thể.
Theo tienphong.vn
Thiên nhiên và khả năng biến hóa (Kỳ 2)
Động vật hoang dã có một khả năng kỳ lạ để sinh tồn, đó là chúng có thể ngụy trang, biến hóa vào thiên nhiên để kẻ thù không nhận ra được.
Chúng cũng có thể sử dụng khả năng này để săn mồi. Bạn có thể tìm thấy những con vật trốn trong những bức ảnh này không?
Tắc kè đuôi lá lúc không ngụy trang. Ảnh: Nationalzoo.
Tắc kè đuôi lá
Tắc kè đuôi lá là một trong những bậc thầy cải trang trong thế giới động vật. Đuôi phẳng và màu lốm đốm giúp chúng hòa nhập với môi trường xung quanh. Vạt tua ở hai bên của loài tắc kè đuôi lá và hàm dưới làm phẳng trên một bề mặt, che khuất đường viền của chúng. Cộng với sự phản chiếu và khúc xạ ánh sáng, chúng có khả năng ngụy trang thành một chiếc lá.
Ảnh: Shutterstock.
Hai con mắt tố giác cá bơn da báo
Phải có một con mắt lành nghề mới bắt được sinh vật đang ẩn nấp dưới đáy biển này. Cá bơn da báo, còn được gọi là cá bơn báo đốm (Bothus pantherinus), có thể dễ dàng hòa trộn với cát thô vì cơ thể có hoa văn của nó. Và may mắn thay, cả hai mắt của nó đều nằm ở bên trái cơ thể của nó, vì vậy khi bị chôn vùi dưới cát, loài cá thông minh này vẫn có thể coi chừng những kẻ săn mồi.
Ảnh: Shutterstock.
Bóng ma vô hình đi săn
Vô hình như một bóng ma, con sư tử này gần như hòa tan trong môi trường hoang dã. Chỉ có con đực mới có hoa văn, còn sư tử cái với màu lông lẫn với màu đất và cỏ chính là những thợ săn đầy kiêu hãnh, chúng có thể hạ gục những con thú lớn như linh dương, ngựa vằn và linh dương đầu bò.
Ảnh: Shutterstock.
Bọ ngựa hay chiếc lá khô
Một bậc thầy cải trang! Con bọ ngựa đứng bất động này đang bắt chước các bộ phận của một chiếc lá khô.
Ảnh: Fabrizio Moglia / Getty
Dê núi hòa lẫn trong sa mạc
Nubian ibex là một loài dê sống ở sa mạc. Đây là loài dê núi duy nhất có thể phát triển mạnh ở các khu vực khô cằn trên thế giới. Ngoài bộ lông hòa quyện với tất cả những thứ khô và nâu, con dê núi này còn có bộ lông sáng bóng phản chiếu ánh sáng mặt trời gay gắt ở những nơi như đông bắc châu Phi và Ả Rập Saudi. Cơ thể nhanh nhẹn của chúng cho phép loài này leo lên và xuống những vách đá siêu dốc.
Ảnh: iStockphoto / Getty.
Loài động vật có vú bé nhỏ
Con Pika Mỹ dễ thương này trông như một tảng đá bụi bặm. Đây là một trong những động vật có vú nhỏ bé nhất, có thể sống cả đời trên địa hình núi cao, ở những vùng đất không có người.
Ảnh: Shutterstock.
Cá ngựa ẩn mình vào san hô
Như thể mặc một chiếc áo choàng bằng đá quý ruby, con cá ngựa này giữ chặt lấy ngôi nhà san hô. Loài cá ngựa quá nhỏ (cao dưới một inch) nên không thể bơi và tránh được dòng nước. May mắn thay, chúng có thể bám vào rạn san hô Gorgonia và kiếm thức ăn.
Ảnh: Abdullah Al-Eisa / Getty.
Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy tôi ...
Con bò đáng sợ này dường như lẫn vào vỏ cây. Nghiêm túc mà nói, bạn có thể tìm thấy sinh vật tám chân đang lang thang ở đây không?
Ảnh: Achim Schuelke / EyeEm / Getty.
Chỗ trú ẩn của nhện
Con nhện đã kéo hai chân của nó lên gần với thân của nó để làm như một cành cây chết.
Ảnh: Shutterstock.
"Ảnh ghép"
Khi ngồi yên, con ếch rêu Việt Nam này có thể khiến bạn nhầm tưởng là một đám rêu. Nhưng những gã nhỏ bé chỉ dài khoảng 9 cm này lại có tiếng kêu vang xa từ 3 đến 4 mét.
Ảnh: Shutterstock.
Cẩn thận
Loài nhện sói có nọc độc này đang trốn trong những tảng đá ở Vịnh Shark, Tây Úc.
Ảnh: Auscape / UIG / Getty.
" Người tình " của hoa cúc dại
Đây là một sinh vật nhỏ bé thích lẫn vào những bông hoa. Loài nhện vàng này đậu trên một bông hoa dại Ragwort màu vàng để chờ côn trùng đến. Con nhện bắt những con côn trùng đang tìm mật hoa và không ngờ tới hiểm họa đang rình rập.
Ảnh: Sandra Standbridge / Getty.
Cá ếch màu vàng
Con vật kỳ dị sần sùi này ẩn nấp trong các rạn san hô để săn mồi. Để thu hút con mồi ngon, cá ếch "đi" trên vây và có thể kéo dài vây lưng để câu cá, tôm.
Ảnh: Shutterstock.
HẢI PHONG
Theo nhandan.com.vn/Livescience
Hóa ra có loài "Tí" sống trên cây hiền lành đáng yêu như thế này, chỉ tiếc là chúng sắp tuyệt chủng Chuột túi cây (tree-kangaroo) được gọi là "đá quý của Châu Đại Dương", vẻ ngoài hiền lành dễ thương của chúng khiến nhiều người thích thú Chuột túi sống trên cây hay chuột túi cây (tree-kangaroo) có tên khoa học là Dendrolagus, thuộc bộ Hai răng cửa Chúng là loài thú có túi thích nghi với cuộc sống trên cây, sinh sống ở...