1001 nỗi khổ của phụ nữ khi chồng là ‘tay hòm chìa khóa’
Chồng hôm ấy bận công việc đột xuất nên nói Nga đi chợ, tự nấu cơm. Cô mua 3 lạng thịt bò nhưng đắt hơn chồng mua thường ngày 5000 đồng, mà suốt bữa ăn cô bị chồng cằn nhằn, hằm hè đến ứa nước mắt.
Người ta thường nói, “phụ nữ sướng hay khổ hơn nhau ở tấm chồng” quả không sai! Khi người phụ nữ có chồng thì buồn vui, hạnh phúc hay tận cùng của bế tắc đau khổ cũng từ người chồng mà ra. Trong cuộc sống hiện tại có rất nhiều những người đàn ông dù làm ra nhiều hay ít tiền vẫn chi li, tính toán với vợ con từng đồng, khiến cuộc sống của người vợ, người phụ nữ bên cạnh họ muôn vàn đau khổ, mệt mỏi, bế tắc.
Đó là trường hợp của chị Mộc Miên (Hà Nội) lấy chồng đã 5 năm, hiện đang mang bầu bé thứ hai. Do sức khỏe yếu nên cô không thể đi làm mà chỉ ở nhà chăm con nhỏ, lo cơm nước dọn dẹp nhà cửa, còn vấn đề kinh tế một tay chồng lo liệu.
Vốn là người làm ra tiền, hàng tháng chồng cô có thu nhập gần 20 triệu, nhưng lại rất chi ly với vợ con chuyện chi tiêu. Mỗi sáng, trước khi đưa con gái đi học và đi làm, chồng Mộc Miên để 100 nghìn lên bàn uống nước. Đó là số tiền cô được phép chi tiêu trong ngày. Từ tiền ăn sáng, đồ ăn 2 bữa cho gia đình, thậm chí là tiền hoa quả, sữa cho con gái lớn.
Mộc Miên tâm sự: “Cầm tờ 100 nghìn qua quán bún cạnh nhà ăn sáng hết 25 nghìn, vì bầu bí nên ăn sáng là điều đương nhiên… Rồi tôi đi chợ với số tiền còn lại đủ cho bữa ăn trưa và ăn tối, nhiều khi cũng muốn mua thứ gì đó nhưng vì không còn đồng nào trong túi cả. Nhiều buổi sáng khi nhìn thấy tờ tiền chồng để lại tôi ứa nước mắt. Hay những lúc nhìn mâm cơm chỉ có lèo tèo vài miếng thịt, vài con cá, cọng rau thì thấy chán nản, thương con lắm. Nhưng thực ra, chồng tôi cũng là người biết vun vén cho gia đình, anh đang phải nuôi cả nhà, số tiền còn lại trong tiền lương thì anh tiết kiệm hay mua sắm cho gia đình mà thôi”.
Cũng chung cảnh ngộ chồng quản lý chi tiêu gia đình, nhưng chị Bùi Loan (Thanh Hóa) còn trong tình trạng bi đát hơn. Khi hàng tháng, đồng lương công chức chưa đầy 4 triệu chị cũng phải nộp đủ cho chồng không thiếu đồng nào. Nhỡ có mua sắm đồ gì hay chi tiêu vào việc gì đó thì cũng phải giải trình cho đầy đủ, bằng không thì chồng sẽ cằn nhằn, cáu gắt.
Rồi từ khoản tiền lương của hai vợ chồng, anh ta sẽ tính toán và quy định tiền ăn của cả nhà một tháng, một tuần là bao nhiêu, sau đó cứ ngày thứ hai hàng tuần, anh sẽ đưa tiền đi chợ cả tuần cho vợ. Chị Loan chua chát nói: “Nhà mình cứ thứ hai hàng tuần là cãi nhau, mà thực ra đó là một ngày đặc biệt trọng đại với gia đình – ngày chồng phát tiền đi chợ. Vợ chồng mình luôn tranh cãi vì mình thì đề xuất mua thứ nọ thứ kia, nhưng anh cứ gạt đi nói không cần thiết”.
Video đang HOT
Cứ sáng thứ hai hàng tuần – ngày phát tiền chợ là vợ chồng chị Loan lại cãi nhau kịch liệt. Ảnh minh họa.
Mới kết hôn được nửa năm nhưng Thu Nga (Hà Nội) đã thấy chán cuộc sống hôn nhân. Cưới nhau khi chồng đã ngoài 30 tuổi còn Nga mới ra trường, rồi lại bầu bí nên chưa xin được việc làm. Những tưởng yêu nhau đã 3 năm rồi mới kết hôn, Nga đã thấu hiểu người đàn ông của mình, nhưng khi về ở cùng cô mới biết, anh ta là người đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành.
Trước đây, khi còn yêu, bất cứ ngày lễ Tết hay kỷ niệm gì anh cũng tặng quà, đưa cô đi xem phim, hay đi chơi…Thậm chí, thường xuyên cho Nga những khoản tiền để mua sắm trang sức, mỹ phẩm. Khiến cô tự hào lắm.
Nhưng từ khi kết hôn, sáng nào anh cũng đưa cho vợ 15 nghìn ăn sáng, ngoài ra không có bất cứ khoản nào khác. Vì sáng nào tiện đường đi tập thể dục, anh cũng tạt qua chợ đầu mối mua thức ăn cho cả ngày. Dĩ nhiên, hôm nào chồng nấu ăn sáng cho hai vợ chồng thì số tiền 15 nghìn kia cũng bị cắt. Dù cho Nga có cần chi tiêu bất kỳ khoản gì cũng phải hỏi ý kiến và xin tiền của chồng, còn anh ta lại ghi vào sổ khoản chi ngoài đó.
Thậm chí đến khi về thăm nhà, cô muốn mua cân hoa quả biếu các cụ cũng bị anh ta gạt phăng, hay càu nhàu không ngớt. Hôm nọ, chồng bận công việc đột xuất nên nói Nga đi chợ, tự nấu cơm. Cô mua 3 lạng thịt bò nhưng đắt hơn chồng mua thường ngày 5000 đồng, mà suốt bữa ăn bị chồng cằn nhằn, hằm hè đến ứa nước mắt.
Cô mua 3 lạng thịt bò nhưng đắt hơn chồng mua thường ngày 5000 đồng, mà suốt bữa ăn bị chồng cằn nhằn, hằm hè đến ứa nước mắt.
Nga tâm sự trên một diễn đàn: “Cuộc sống bế tắc quá! Mong sinh con khỏe mạnh, cứng cáp để tìm một công việc, được tự chủ một phần tài chính, thoát khỏi cuộc sống ăn bám như thế này”.
Người phụ nữ từ xưa được xem là “tay hòm chìa khóa” của gia đình và họ thường làm tốt chức năng đó. Tuy nhiên, một số người đàn ông bản tính chặt chẽ, chi li lại đòi giữ quyền đó trong gia đình khiến cuộc sống của người phụ nữ rất gò bó.
Họ không biết rằng, sự chi ly, tính toán của mình sẽ dẫn đến khoảng cách giữa hai vợ chồng ngày càng lớn, khiến người phụ nữ bất mãn hơn. Thậm chí, khiến cho cuộc hôn nhân của họ có thể bị rạn vỡ. Việc quản lý chi tiêu, cân đong đo đếm các khoản chi tiêu của gia đình chỉ làm cho người đàn ông trở nên cô đơn trong chính ngôi nhà của họ mà thôi.
Theo Phununews
Ham gái quê ngoan hiền, ai ngờ vớ phải cô vợ có quá khứ 'bất hảo'
Bao cô gái gặp tôi chê bai đủ đường, sợ vớ phải mấy cô chơi bời, hư hỏng. Có ai ngờ đâu, giờ tôi lại bị úp sọt bởi chính cô gái mà tôi hết mực ngợi khen vì độ ngoan hiền.
Tình cảnh của tôi giờ thực sự khổ không biết làm cách nào để thoát ra được. Tôi nợ cô ta cả đống tiền, giờ muốn hủy hôn cũng không kiếm đâu ra tiền mà hoàn trả. Mà cưới nhau thì tôi bỗng dưng thành thằng đàn ông đi đổ vỏ, nhục nhã vô cùng.
Chuyện này tôi không thể nào trách ai được ngoại trừ bản thân mình. Bao năm qua, tôi cũng quen nhiều cô gái, thế nhưng cô nào tôi cũng chê. Tôi là người đàn ông khá kĩ tính, tôi không thích mẫu phụ nữ quá hiện đại, ăn chơi, đua đòi. Thế nên mấy cô trẻ trung, ăn mặc diện dàng mà theo đuổi là tôi gạt đi hết mặc dù thấy họ cũng có vẻ có tình cảm với mình. Tôi xác định lấy vợ chân chất, hiền lành, thôn quê một tí để sau này cuộc sống tránh được những mối nguy hại.
Tôi xác định lấy vợ chân chất, hiền lành, thôn quê một tí để sau này cuộc sống tránh được những mối nguy hại. (Ảnh minh họa)
Cho tới khi gặp cô vợ sắp cưới này, tôi ưng ý ngay lập tức. Cô này là do tôi tự quen chứ chẳng phải ai giới thiệu. Hôm đầu gặp mặt, tôi khá bất ngờ với cách ăn mặc giản dị, nói năng nhẹ nhàng, dễ nghe, đúng chuẩn mực phụ nữ gia đình. Cái tôi thích nhất là tuy cô ấy còn trẻ nhưng không có vẻ bị ảnh hưởng cuộc sống hiện đại, rất nhu mì, hiền lành.
Gặp được đối tượng vừa ý, tôi "đánh nhanh, thắng nhanh". Chỉ sau hơn 2 tháng yêu nhau, tôi đã đề nghị chuyện cưới xin và được nàng đồng ý. Tôi choáng váng hơn nữa khi chuẩn bị cho việc cưới, cô ấy còn đưa tôi cả đống tiền để lo liệu mọi cái, sửa nhà, sắm đồ đạc.
Bố mẹ tôi cũng rất ưng thuận vì thấy cô con dâu tương lai chẳng những ngoan hiền mà lại còn có vốn liếng, không keo kiệt, giúp đỡ nhà chồng như thế không tính toán... Tôi sung sướng như mở cờ trong bụng vì nghĩ mình số hên lấy được người vợ đáng mặt.
Nào tôi có ngờ đâu, các cụ nói cấm có sai, già kén, kẹn hom. Tôi tưởng mình khôn ngoan hơn người, thực ra tôi chỉ là thằng khờ bị cô ta dắt mũi. Cái vẻ ngoài ngoan ngoãn đó là do cô ta quá cáo già, quá sành sỏi để lừa tôi. Gần đến ngày cưới, cô ta nôn ọe suốt ngày. Chỉ thoáng nhìn qua cũng biết có thai. Tôi chết lặng người bởi vì tôi và cô ta thậm chí còn chưa làm "chuyện ấy".
Nào tôi có ngờ đâu, các cụ nói cấm có sai, già kén, kẹn hom. Tôi tưởng mình khôn ngoan hơn người, thực ra tôi chỉ là thằng khờ bị cô ta dắt mũi. (Ảnh minh họa)
Khi tôi tra khảo, cô ta chẳng ngại ngần mà thừa nhận vì hôm đó cũng ăn hỏi rồi. Cô ta nói thẳng luôn là có thai với người tình cũ, nhưng anh ta thoái thác. Tất cả những gì mà anh ta làm là chi trả một khoản tiền rồi mặc kệ hết. Trước đây đã từng phá thai vài lần nên giờ cô vợ sắp cưới của tôi sợ, không dám làm cái điều nghiệt ngã đó nữa nên buộc lòng phải giữ lại đứa bé. Và tôi là "cái thằng khờ" được cô ta nhắm đến để đổ vỏ cho cái thai.
Số tiền được tình cũ chu cấp, cô ta đưa cả cho tôi để lo liệu đám cưới. Nhà tôi cũng không khá khẩm gì nên tôi mang hết đi mua sắm để giúp bố mẹ mình đỡ phải lo một khoản tiền lớn. Giờ tôi không xoay đâu ra đủ để mà trả lại. Cô ta nói tôi cứ im lặng chấp nhận cưới, sau này cô ta sẽ bù đắp cho tôi thật nhiều. Chứ giờ nếu dừng lại, tôi không có tiền trả cô ta là một, mà nhà tôi cũng dơ xấu. Hơn nữa bản thân tôi cũng nhục nhã, bao năm kén chọn, cuối cùng lại rơi vào hoàn cảnh như thế thì còn mặt mũi nào nhìn thiên hạ.
Bị rơi vào hoàn cảnh này, giờ tôi chẳng biết phải làm sao. Tôi cắn răng chấp nhận cưới cho xong chuyện dù trong lòng đầy những đớn đau, khổ sở.
Theo Phununews
Nếu mệt thì dừng lại nghỉ, hà cớ gì phải buông tay nhau? Nếu thấy mệt thì dừng chân lại và nghỉ một chút đi anh, nhắm mắt lại để nghĩ về quãng đường mà bao lâu nay chúng ta cùng dìu dắt nhau qua, nghĩ về lí do mà chúng ta bắt đầu... Có phải là anh đang thấy mệt mỏi và chán ghét em không hả anh? Có phải là anh đang muốn buông...