1001 nỗi khổ của nghề lái xe taxi kỳ1: Nhiều thứ sợ…
Nguy hiểm, vất vả nhưng thú vị. Dường như nghề lái xe taxi hội tụ đủ những yếu tố này! Chính vì sự thú vị đó mà hiện nay nhiều thanh niên chọn nghề tài xế taxi. Nhưng đằng sau chiếc vô-lăng là biết bao nỗi trăn trở với cuộc mưu sinh.
Chuyện dở khóc…
Một buổi sáng tháng 9 trời âm u, tôi xách ba lô ra đầu phố vẫy xe taxi. Chờ chưa đầy 2 phút, một chiếc xe Hyundai Gate đỗ xịch trước mặt. Tôi bước lên xe ngồi điềm tĩnh. Xe chạy được chừng 200m, anh tài xế trạc tuổi đôi mươi ngước lên gương chiếu hậu bên trong xe, cất giọng: “Anh đi công tác à?”. “ Sao cậu nghĩ thế?”. “Vì thấy anh mang ba lô to quá!”. Tôi thủng thẳng: “Đi làm bình thường cũng thế. Công việc mà!”. “Việc gì mà phải mang nhiều đồ đạc thế anh?”. Thấy tài xế vẫn tò mò, tôi đáp gọn: “Ừ, mình làm báo”. Gã xế reo lên như bắt được vàng…
Thế là hàng trăm những chuyện thượng vàng hạ cám về nghề lái taxi được Hậu (tên người lái xe) tuôn ra hết. Hậu bảo, mọi người cứ nghĩ lái xe là “oai lắm”, sướng lắm, nắng mưa không phải nghĩ. Và trong câu chuyện với tôi, những kinh nghiệm xương máu của nghề nghiệp cũng được tiết lộ. Hậu bảo, đã là tài xế taxi thì phải nắm rõ luật và các quy định giao thông; có tính kỷ luật và tự giác cao, có kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Đặc biệt phải có tính kiên nhẫn, chăm chỉ và lòng yêu nghề.
Một xe taxi bị CSGT xử phạt vì trả khách không đúng chỗ
Thấy tôi nheo mày, Hậu tỏ ra già dặn: Khi đã xác định chọn nghề tài xế taxi để kiếm sống thì đừng màng hai chữ “an nhàn”. Những hãng cho lái xe “đóng” xe vào, chỉ phải nộp tiền đàm (cước tổng đài) và phí thương hiệu hàng tháng thì nhàn hơn chút, xe của mình muốn chạy thế nào thì chạy, miễn sao đến tháng nộp đủ tiền đàm và tiền thương hiệu. Còn lái thuê cho các hãng, một xe được khoán đủ 24 tiếng, từ 5g sáng hôm trước đến 5g sáng hôm sau. Không chỉ có thế, nghề lái taxi còn có những rủi ro không thể lường trước, như bị xịt lốp, tai nạn hoặc gặp kẻ xấu, người say rượu, xì ke, ma túy… “Nói chung là vất vả lắm!” – Hậu chốt lại.
Hậu đã có thâm niên 5 năm trong nghề. Cậu đến với nghề rất ngẫu nhiên. Ban đầu cậu định học lái xe để đi xuất khẩu lao động nhưng sau đó không đi được, cậu xin vào hãng taxi làm tạm. Tạm rồi thành cố định và Hậu coi nó là nghề kiếm sống của mình. “Mọi người trong nhà cũng nói, làm nghề này rất vất vả và nguy hiểm, nhưng nhiều khi việc chọn mình, chứ mình không lựa chọn công việc được” – Hậu chia sẻ. Nhiều lúc vất vả quá, cũng muốn bỏ nghề, nhưng rồi nghề cứ bám lấy mình, nên coi như cái duyên. Hậu kể tháng 10 năm ngoái cậu gặp chuyện cười ra nước mắt. Hôm đó trời bắt đầu hơi lạnh, chờ cả buổi tối ở phố Linh Đàm mà chẳng có khách. Vừa ngả ghế chợp mắt được một lúc thì có một nhóm thanh niên gõ cửa, lên xe đi về TP Phủ Lý. Chạy được nửa đường cao tốc Pháp Vân thì xe bị xịt lốp. Đen đủi là hôm đó xe không có lốp dự phòng. Nói nhóm khách chờ, để Hậu đi sang đường tìm số điện thoại của dịch vụ vá xe bên đường. Khi gọi được người vá xe, quay về thì đám khách đã không cánh mà bay. Uất ức mà chẳng biết làm gì. “Nghề lái taxi gặp những chuyện đó là thường, nhưng giữa đêm hôm bị như vậy đã không được giúp đỡ còn bị quỵt tiền, lúc đó chỉ muốn bỏ nghề” – Hậu tâm sự.
Hậu kể, trong 5 năm làm nghề này, cậu chứng kiến biết bao vụ tai nạn giao thông, có những vụ rất thảm khốc khiến cậu bị ám ảnh và biết bao nhiêu chuyện dở khóc dở cười như thế. Nhưng chuyện làm cậu nhớ nhất là lần chở một người bị bệnh cấp cứu, nhưng vừa đến bệnh viện thì người bệnh tắt thở. Hậu nhớ lại, đang ngả ghế nằm đọc báo, thấy tiếng chân chạy bên ngoài uỳnh uỵch. Chưa kịp hiểu chuyện gì, cửa xe đã bật tung, một người chừng 50 tuổi được bế thốc vào xe. Người nhà quát, chở đến bệnh viện Bạch Mai. Hậu tức tốc cho xe chạy hết tốc độ có thể. Đường thì đông, cậu vận dụng hết ngón nghề tài xế taxi mới đến được bệnh viện. Ung dung ngồi đợi người nhà trở ra trả tiền cước, nhưng ít phút sau người nhà ra thông báo, bệnh nhân đã qua đời. Không những chẳng dám lấy tiền cước mà sau hôm đó cứ áy náy như mình cũng có lỗi.
Video đang HOT
Thiếu điểm dừng đỗ cũng là bức xúc của lái xe taxi
Cần có bản lĩnh và đôi khi phải… câm, điếc!
“Khi bắt đầu làm bất kỳ một công việc nào, ai cũng có những mong đợi hoặc kỳ vọng nhất định. Nhưng khi gặp những khó khăn mới thấy được công việc phức tạp như thế nào. Và để tiếp tục làm nghề, vượt qua khó khăn để theo đuổi nó, luôn luôn cần có sự kiên trì. Nghề lái xe taxi cũng vậy, đối diện với vấn đề về giao thông bất tiện, cách ứng xử trước những khách hàng khó tính, thậm chí là trái khoáy… nếu không có sự kiên trì, mềm mỏng, khó theo nghề này. Đó là lý giải vì sao phần lớn lái xe taxi ít nhiều đều có tính cách “mềm”. Công việc rèn luyện cho mình sự nhường nhịn, điềm tĩnh và nhã nhặn khi giao thiệp với khách. Những lái xe taxi đứng tuổi thường lịch sự và điềm đạm hơn những người trẻ tuổi”. Đây là những giãi bày của tài xế taxi tên Thanh.
Anh Thanh kể, đã 20 năm chọn nghề lái xe để sinh sống, trong đó có gần 10 năm làm nghề lái taxi. Những vui, buồn và thăng trầm trong nghề nhiều không kể xiết, nhưng có một kỷ niệm rất nhỏ lại khiến anh nhớ mãi. Anh kể, khoảng 22g30 đêm hôm đó, anh đến đón khách tại một căn nhà tối âm u. Bình thường nhiều tài xế trẻ sẽ chỉ bóp còi mấy tiếng rồi bỏ đi. Nhưng vì đã từng gặp nhiều khách có hoàn cảnh trớ trêu, anh hiểu. Nhỡ họ gặp chuyện không may mà mình vội vàng bỏ đi có khi mình đã vô tình “giết” một người. Nghĩ thế, anh thận trọng tiến về phía cửa nhà và bấm chuông. Một lúc lâu cánh cửa hé mở, một cụ ông khoảng 80 tuổi bước ra xách theo một chiếc túi vải cũ kỹ của thời chiến. Ông cụ chỉ anh đi lòng vòng mấy tuyến phố. Nơi thì ông bảo là toà nhà ông từng làm việc, nơi thì là chỗ ông và vợ đã ở hồi mới cưới. Cuối cùng, ông nhờ anh đưa ra bến xe Giáp Bát. Hỏi ra mới biết, ông cụ ra bến xe về quê ở Nam Định sống nốt tuổi già. Căn nhà kia là ông cụ được Nhà nước cho thuê, giờ trả lại. Vợ ông đã mất từ lâu, hai người con thì đã hy sinh cả trong chiến trường. “Đến bến xe ông cụ móc mãi mới lôi ra được tờ 200.000 đồng đưa tôi, nhưng tôi đã xin biếu lại ông cụ để cụ ăn quà. Làm nghề của mình hay phải đi đường xa, gặp nhiều tình huống khó khăn, thậm chí nguy hiểm. Coi như mình làm việc thiện để đi đường gặp may mắn” – anh Thanh chia sẻ.
“Nghề lái taxi tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu không có bản lĩnh, sự tinh nhanh và độ chịu khó rất khó trụ lại với nghề”. Đó cũng là chia sẻ của tài xế taxi tên Sơn. Sơn kể, đầu năm vừa qua cậu có một chuyến đi nhớ đời. Khoảng tháng 3-2011, trời rét căm căm, đang nằm thiếp đi trên xe thì có tiếng gõ cửa. Lúc đó là hơn 2g đêm. Bấm cửa kính xuống, một nam giới chừng 40 tuổi bảo chở đi TP Điện Biên. Dò xét, đắn đo mãi, vừa sợ vừa tiếc, hỏi han ra được biết ông này có người nhà đang hấp hối, cần về gặp mặt lần cuối. Kiểm tra một hồi, thấy đủ tin tưởng, cậu đồng ý đi. Quãng đường từ Hà Nội lên Điện Biên là hơn 500km, biết thế nào cũng bị buồn ngủ, dù trời tháng 3 rét căm căm cậu cũng đành phải mang theo một xô đá để vừa đi vừa vỗ vào mặt cho tỉnh. Sơn bộc bạch: “Cuối cùng cũng đi về an toàn. Chuyến đó em được 6 triệu đồng, trừ chi phí được gần 4 triệu đồng, cũng vui. Nhưng chắc không có lần sau nữa”.
Sơn bảo nhiều khi lái xe taxi phải giả câm, giả điếc mới mong được êm đềm và lấy được tiền cước. Cậu kể, đợt vừa qua khi Công an Hà Nội tăng cường ra quân trấn áp tội phạm vào ban đêm, nhiều đối tượng phức tạp lại chọn taxi làm chỗ “trú” an toàn. Một hôm, 2g đêm có đôi nam nữ ăn mặc sành điệu ra bắt xe kêu chở đi Tây Hồ. Vừa đi đường vừa điện thoại ngôn ngữ “lóng” hẹn địa điểm giao hàng. Đi được một đoạn, đôi nam nữ mở mấy gói như viên thuốc B1 ra kiểm tra. Cũng từng lăn lộn và tính thanh niên tò mò, Sơn nhìn qua gương chiếu trong xe hỏi chơi, anh chị có “kẹo” à? Lập tức bị người thanh niên kia túm tóc bắt dừng xe “chấn chỉnh”: “Tốt nhất mày coi như bị câm, điếc đi cho lành”. Hết hồn, Sơn cho xe chạy và từ đó im như thóc đổ bồ, đến nơi sợ không dám đòi tiền cước.
Khi tôi đặt câu hỏi với cánh xế taxi: Làm nghề này lo sợ nhất điều gì? Câu trả lời phần lớn là sợ nhất là gặp cướp, sau đó là sợ bị bùng tiền, sợ bị treo bằng lái, sợ không có điểm đỗ và nhiều thứ sợ khác nữa…
Theo PLXH
Những nỗi khổ của người chơi khi chót dính vào server lậu
Ngoài sự ức chế về mặt ngôn ngữ, người chơi còn phải gánh chịu bao nhiêu phiền toái khác như tình trạng hack game, hack tài khoản... diễn ra như cơm bữa ở các server lậu.
Ức chế về mặt ngôn ngữ
Có thể khẳng định rằng, ức chế về mặt ngôn ngữ chính là nguyên nhân lớn nhất khiến nhiều game thủ không thích chơi ở các server lậu. Khi tham gia vào chơi một game online mà giao diện toàn là tiếng Anh mà thậm chí, tệ hại hơn là tiếng Trung Quốc thì chắc chắn, bạn sẽ phải... lè lưỡi, lắc đầu với giao diện quá rắc rối như vậy.
Rắc rối lớn nhất ở đây chính là làm nhiệm vụ. Hãy thử hình dung xem, vừa làm nhiệm vụ, bạn vừa phải ke ke bên mình một Website từ điển để tra từ.
Có thể, đối với những quest đi đánh quái thì không sao nhưng sang đến nhiệm vụ trả lời câu hỏi về hiểu biết trong game, liệu bạn có tự tin rằng mình đủ trình độ ngoại ngữ để có thể đọc hiểu hết nội dung trong đó mà trả lời cho chính xác? Chẳng lẽ cứ chơi game một lúc lại phải bật từ điển để tra từ?
Hiện tại, dù cho một số game đã xuất hiện bản patch tiếng Việt nhưng phần lớn chúng vẫn chưa thể hoàn thiện cũng như xuất hiện vô số lỗi font trong giao diện.
Cộng đồng quá ít
Một đặc điểm chung của các server lậu là chúng khá vắng người. Nếu bạn chịu khó chơi các server lậu ở bên nước ngoài thì số lượng người chơi còn có thể đông đảo hơn một chút (vì bao gồm rất nhiều người chơi đến từ khắp thế giới) chứ nếu chơi ở một số server lậu bên Việt Nam như Lineage II, Aion... thì thực sự, tình cảnh "chỉ còn ta với nồng nàn" khi đăng nhập vào game là chuyện rất bình thường.
Ảnh minh họa.
Vì đây chỉ là một server lậu, server chui nên chắc chắn, nó không thể đảm bảo được một số lượng người chơi đông đảo như ở những tựa game online chính thống. Số lượng người chơi mới tham gia vào rất ít bởi server đã ra từ lâu, các game thủ cũ đã tạo được một cách biệt quá lớn với chỉ số level quá cao với những item cực khủng.
Hơn thế nữa, phải họa hoằn lắm thì người ta mới chịu chơi ở những server lậu này, có thể là do tựa game cũ ở nước nhà đã bị đóng cửa hay cũng có thể là do nó không được phát hành ở Việt Nam. Do đó, số lượng game thủ biết đến sự tồn tại của các server này cũng khá ít ỏi. Đó là chưa kể đến chuyện các server lậu này khó lòng thu hút được một lượng lớn gamer trung niên vì rào cản ngôn ngữ.
Nỗi lo bị hack, bị ban nick
Một đặc điểm chí mạng khác của các server lậu mà người chơi thường phải kêu trời chính là việc tình trạng hack game, hack account và thậm chí là đột nhiên bị ban nick với không một lời giải thích diễn ra thường xuyên.
Hack trong game thì khỏi phải nói, đây là server lậu, không có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp từ phía NPH. Hack tài khoản hay đột ngột bị ban nick thì khỏi phải nói. Không có ai phải chịu trách nhiệm mà thậm chí là bạn cũng chẳng tìm ra chỗ nào để tố cáo, để thắc mắc. Cái giá phải trả của việc chơi ở những server lậu chính là việc nó không thể đảm bảo cho bạn những quyền lợi về mặt tài sản khi như ở những game online được phát hành chính thức.
Server có thể đóng cửa bất cứ lúc nào
Như đã nói ở trên, chẳng ai có trách nhiệm trong việc quản lý một server lậu mà dù có admin thì bạn cũng chẳng thể truy cứu gì ở họ. Chính vì vậy, tính bảo đảm ở các server này rất thấp.
Rất đột ngột, bạn có thể vô cớ nhận được một thông báo server sắp đóng cửa trong game hay trên diễn đàn. Một lời xin lỗi đơn giản không đi kèm giải thích. Hơn nữa, dù có lời giải thích thì liệu tính xác thực trong đấy được bao nhiêu phần trăm. Việc server lậu đột nhiên đóng cửa đã là chuyện rất bình thường dù nó là server ở nước ngoài hay là của Việt Nam.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nỗi khổ khi bạn đời quá 'sung' Cứ hôm nào chàng hơi có tí men là Thủy xác định phải tiếp chiêu cả "hiệp chính" kéo dài sang "hiệp phụ" đến lả cả người. Kiên và Thủy lấy nhau cũng ngót 5 năm. Cuộc sống vợ chồng đã trải qua nhiều phút giây thăng trầm nhưng được cái Kiên luôn tự hào: "Lúc nào cũng yêu vợ như ngày đầu...