1001 kiểu ém chi tiêu thời bão giá của sinh viên
Nếu cách đây 4-5 năm, với 5.000 -7.000 đồng, các bạn sinh viên đã có một suất cơm bụi ngon lành. Nhưng giờ, cũng từng đấy cơm, cũng từng đấy thức ăn… số tiền đã tăng gấp 4 lần.
“Mơ” về thời cơm hộp giá 5.000
Chỉ cần ghé qua cổng kí túc xá các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội sẽ thấy nhan nhản những biển trắng xanh “Cơm suất sinh viên 20.000-25.000 đồng”.
Những bữa “cơm bụi” của sinh viên giờ cũng đã 25.000 đồng.
Suất cơm đó thực sự là xa xỉ nếu so với 3,4 năm trước đây. Bạn Vũ Khắc Khiêm (cựu sinh viên trường Đại học Thương Mại, Hà Nội) chia sẻ: “Năm mình học năm nhất (2008), do phí ăn uống còn rẻ, ở ký túc xá, ăn suất cơm chỉ 5.000-6.000đồng. Suốt ngày ăn cơm bụi, thế nhưng mình vẫn còn dư dả tiền để mời các bạn gái ngồi lân lê quán nước”.
Theo Khiêm, đến khi học năm cuối, suất cơm của bạn từ ngày nào đã tăng lên gấp 3, 4 lần. “Đã nhiều khoản phải đóng, cơm suất tại tăng lên 20.000-25.000 đồng, mình cũng cắt dần những hoạt động bên ngoài” – Khiêm than thở.
Anh Nguyễn Minh Hòa (quê ở Hưng Yên) cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên Truyền cũng nhớ lại: “Hồi đó, suất cơm 5.000 đã đầy đủ lắm. 500 đồng cơm, 4.500 đồng là thức ăn, thế là đủ no cả buổi. Còn bây giờ, cầm từng đấy tiền, chắc chỉ mua được mỗi một món rau mất”.
Bây giờ đã đi làm, có thu nhập, thỉnh thoảng anh Hòa cũng trở lại ký túc xá chơi và ăn cơm. “Suất cơm 20.000 mà không bằng suất 5.000 đồng ngày xưa, các bạnsinh viên bây giờ khổ quá” – Hòa chia sẻ.
Nhiều bạn sinh viên thuê trọ ở ngoài có thể chủ động được bữa ăn, nhưng những bạn ở ký túc xá thì hoàn toàn phụ thuộc vào cơm suất, cơm “bụi”…
Nhiều sinh viên chọn cách tự nấu ăn cho rẻ.
Video đang HOT
Bạn Hồ Ngọc Quý (sinh viên năm 2 trường Cao đẳng FPT) thành thật thổ lộ: “Nói thật, một suất cơm giá 20.000đ ở căng tin kí túc xá Thăng Long mà tớ thường ăn, giỏi lắm chỉ trụ được hết tiết 4 là cùng! Nếu đến trường mà không ăn thêm gì thì không học nổi mấy tiết cuối mất”
Không như phần lớn các bạn nam, các bạn nữ cũng dè dặt được chi tiêu hơn. Bạn Nguyễn Thị Cẩm Nguyệt (sinh viên năm 3, Đại học Văn hóa Hà Nội) tâm sự:
“Mình phải tự túc nấu nướng để “ém” chi tiêu sao cho cuối tháng không âm. Nói thực, bọn mình “ thắt lưng buộc bụng” lắm mới đủ tiêu cho cả tháng. Nếu cứ ăn cơm suất 20.000-25.000 đồng thì giữa tháng là hết sạch”.
Có chung suy nghĩ trên, anh Hoàng Văn Tâm, đã ra trường được 1 năm cũng nhận xét: “Cơm bụi 20.000 bây giờ thì bằng suất cơm 10.000 hồi tôi còn học năm 2 (2009). Sinh viên giờ, không lo sao được!”
1001 kiểu “ém” chi tiêu trong thời bão giá
Thời kỳ giá cả leo thang, bão giá đánh vào người tiêu dùng chung, sinh viên lại nằm trong vùng tâm “bão” nên giá cả có muôn kiểu tăng thì sinh viên cũng trăm cách “phòng chống”.
Các nhóm bạn thường góp tiền cùng mua thức ăn và rau.
Để tiết kiệm, bạn Phạm Kiều Trang (sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã dậy từ sáng sớm, ra các chợ đầu mối để mua thực phẩm giá rẻ nhất: “Cơm đắt, mình phải bỏ thói ngủ nướng để ra chợ Dịch Vọng sớm. Đấy là chợ đầu mối, giá rẻ gấp rưỡi”.
Trong khi đó, bạn Ngô Thị Ngọc (sinh viên năm 3, Học viện Hành chính) lại có một cách rất hay: “Mua cơm bụi thường ít nên hay bị đói. Mình nấu cơm rồi tạt qua quán cơm mua khoảng 10.000 đồng thức ăn là có thể ấm bụng rồi”.
Cách của Ngọc là cách mà nhiều bạn sinh viên, đặc biệt sinh viên nam, hiện tại đang áp dụng. Lê Văn Trì (sinh viên năm nhất, Đại học Kinh tế Công nghiệp) cũng là một fan ruột của giải pháp này, Trì chia sẻ: “Con trai lười hơn con gái trong khoản nấu nướng, thế nhưng lại ăn nhiều hơn con gái, mình thấy cách nấu cơm rồi mua thức ăn này hay lắm, tiết kiệm được kha khá”.
Đấy là cách mà những người ở kí túc xá hay dùng, thế thì cách mà những người ở trọ hay dùng là gì?
Gặp gỡ với bạn Nguyễn Thị Hà Giang, Đại học Luật Hà Nội, bạn khoe: “Tháng này mình tiết kiệm được hẳn 300.000 đồng, có tiền để sắm mấy cái áo mùa thu rồi”. Giang cùng một nhóm bạn ở chung xóm trọ, góp gạo thổi cơm chung, mỗi tháng mỗi người ít cũng tiết kiệm được 200.000- 300.000 đồng.
Các bạn sinh viên năm nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền là “ma mới” thế nhưng nhiều trò chẳng kém cạnh gì “ma cũ”. Bạn Nguyễn Thị Việt Anh cho hay: “Bọn mình mấy người ở chung dãy, góp tiền đi chợ mua chung. Vì giờ thịt mua ít thì người ta không bán, mà nếu có bán thì cũng đắt hơn. Nếu mua chung về chia đôi ra thì mình cũng tiết kiệm được 2.000- 3.000 đồng”.
Giá cả tăng, sinh viên vì thế cũng lắm tuyệt chiêu hơn. Khi được hỏi, bạn Trần Duy Khánh (Đại học Sư phạm Hà Nội) cười nói: “Dù giá cả đắt, chi tiêu cũng hạn chế nhưng bọn tớ thấy vẫn ổn. Vì sinh viên mà, khó khăn một ít để tôi luyện mình hơn, biết đâu ra trường lại cứng cáp hơn nhờ những lần như thế”.
Theo VTC
SV khổ sở với những luật bất thành văn trong ký túc xá
Những slogan như "vào không quà, ra không quần", kiểu ma cũ bắt nạt ma mới, ra mắt phải có lễ, đến khi chia tay lễ càng phải to... là những luật rất quen thuộc với SV.
Một số SV thường cho rằng: "Không sống trong KTX không phải là SV". Nhưng việc dung hòa 6 - 8 tính cách của các bạn trong phòng vốn không phải là điều đơn giản. Ngoài việc chịu sự quản lý của ban quản lý, các phòng còn quản lý thành viên bằng "luật" riêng.
"Luật" phái yếu
Đối tượng thường phải chấp hành "điều luật" nhiều nhất là SV mới. "Luật" này được gọi nhẹ nhàng là quy định giữa các SV với nhau. Những "bộ luật" này được truyền từ thế hệ SV này sang thế hệ khác SV khác. Và mặc nhiên SV mới vào phải chấp nhận những "luật" này.
Chỉ cần 2 cô bạn SV ở với nhau là "chợ vỡ" có thể phát sinh ngay lập tức chứ chẳng nói tới chuyện từ 6 - 8 SV ở chung một phòng. SV nữ ở cùng một phòng, ở phòng cạnh nhau không tránh khỏi mâu thuẫn, nói xấu nhau. Nhưng có những lúc "chuyện bé xé ra to" và khi không đủ bình tĩnh thì nhiều bạn đã cư xử theo "luật".
Nguyễn Thị Thúy (SV ĐH Luật, sống tại làng SV Hacinco) cho biết: "Bên cạnh phòng mình, có 2 bạn nữ đánh nhau chỉ vì cái USB biến mất không lý do. Bạn nọ nghi ngờ bạn kia rồi nói bóng nói gió thế là xảy ra ẩu đả".
"Sống trong tập thể đôi khi phải nhường nhịn nhau chút chứ, ai cũng tranh phần hơn thì khó sống lắm. Chuyện đó sẽ chẳng có gì nếu hai bạn đó nhẹ nhàng bảo nhau,hỏi rõ ràng và tìm thật kỹ đồ đạc" - Thúy lắc đầu ngao ngán nói thêm.
Ở phòng của Luyến (ĐH KHXH&NV), các bạn lại giải quyết xích mích theo kiểu "kết bè chia phái". Hai bạn xích mích với nhau rồi tìm cách lôi kéo các bạn khác trong phòng về phe mình rồi nói xấu người kia, hễ có cơ hội là lại dèm pha, xúc xiểm nhau từng chút một khiến cho không khí trong phòng luôn căng như dây đàn.
"Nói thẳng, nói thật quá sẽ bị ghét, bị cô lập, sống tập thể thì phải mắt nhắm, mắt mở thôi. Tốt nhất cứ đứng trung lập là hơn" - Luyến thật thà chia sẻ kinh nghiệm sau 3 năm ở KTX.
"Ở chỗ tập thể thì mình phải biết lo thân mình, đồ của mình phải biết giữ, nhường nhịn vì quyền lợi chung. Phải cố gắng sống dung hòa với mọi người, không quá xu nịnh nhưng cũng không thể phản đối ra mặt vì đó có phải phòng của riêng mình đâu. Nói chung phải khéo léo thì mới yên thân" - Nguyễn Thanh Hằng (ĐH Văn hóa) nói.
Những slogan như "vào không quà, ra không quần", kiểu ma cũ bắt nạt ma mới, ra mắt phải có lễ, đến khi chia tay lễ càng phải to... là những luật rất quen thuộc. "Mình ở KTX bắt đầu từ kỳ 2 năm nhất, khi mới vào phòng, các chị trong phòng cứ vừa nói vừa cười hỏi: người mới mà không ra mắt là không được đâu đó em. Chẳng nhẽ mình cứ lờ đi mãi, sau mình cũng biết ý mua ít hoa quả về gọi là có lễ" - Nguyễn Mai Phương (Học viện Bưu Chính Viễn Thông) cười nói.
"Luật" của phái mạnh
Trong KTX nam, các SV "làm luật" với nhau căng thẳng hơn nhiều. Các bậc đàn anh, dày dặn kinh nghiệm luôn biết chọn thời gian hợp lý nên ban quản lý thường khó phát hiện ra. Và uống rượu thường là hình thức phổ biến nhất dành cho phái mạnh.
Những SV mới vào phòng thường được trải qua một bài test để xem bản lĩnh đến mức nào. Trung (SV năm 3, ĐH Giao Thông Vận Tải) cười khi nhớ lại ngày dọn đồ vào KTX: "Gần hết học kỳ I năm thứ nhất, mình mới chuyển vào ở trong KTX của trường. Chưa kịp dọn đồ vào, các thành viên cũ trong phòng đưa cho mình gần nửa chai rượu và "có lệnh" phải uống hết mới được vào phòng".
Nam (SV năm 2, CĐ xây dựng) vui vẻ nói về kỉ niệm khi còn là SV năm 1: "Hôm đó một nhóm các anh khóa trên đi qua phòng mình, mình nhìn theo họ và ngay tối hôm đó mình được gọi đến dạy dỗ vì cái tội dám "nhìn đểu tiền bối".
Đoàn Văn Nhất (ĐH Xây dựng) còn tuyên bố: "KTX có luật riêng của mình. Ai cũng phải trải qua những buổi "tập luyện" như vậy thì mới được gọi thành viên ở trong KTX".
Tùng (ĐH Dân lập Phương Đông) cho biết mọi tân SV vào ở trong KTX đều phải trải qua việc này. Rồi sau này chính họ lại "đường đường chính chính "tặng quà" cho SV khóa sau. "Bọn mình chỉ coi đây là nghi thức làm cho vui trong KTX thôi mà. Đùa chút cho đời thêm sắc màu" - Tùng cười vui vẻ nói.
Những luật bất thành văn trong KTX như thế này không biết có từ bao giờ. Vẫn biết "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò", nhưng khi dùng những "bộ luật" này, các bạn vô tình đã làm xấu đi hình ảnh hồn nhiên, trong veo của thời SV. Hãy cư xử thân thiện, vui nhộn và lành mạnh cho đúng với SV bạn nhé!
Theo TTVN
Hình ảnh xập xệ của phòng trọ sinh viên Trong khi kí túc xá (KTX) của ĐHQG còn trống nhiều chỗ ở với chất lượng tốt, thì một bộ phận không nhỏ sinh viên làng Đại học Thủ Đức vẫn phải ở trong những khu nhà trọ xuống cấp mà giá cả rất đắt đỏ. Nắm bắt được tâm lí muốn tìm một chỗ ở riêng tư của sinh viên, các chủ...