1.001 chuyện thất nghiệp thời COVID-19: Vợ chồng trẻ khốn đốn tính kế sinh nhai
Đại dịch COVID-19 kéo dài không chỉ phủ bóng đen lên nền kinh tế mà còn len lỏi vào từng ngóc ngách, làm đảo lộn cuộc sống mỗi gia đình, gây nhiều tình huống bi hài.
VTC News mở diễn đàn “1.001 chuyện thất nghiệp thời COVID-19″ để ghi lại những câu chuyện có thật của người lao động Việt Nam trong suốt gần 2 năm qua, khi đại dịch càn quét.
Anh Phan Thanh Tùng (27 tuổi), sinh sống tại Hà Nội gọi đại dịch COVID-19 là “biến cố lớn của cuộc đời” khi cả hai vợ chồng anh đều mất việc cùng lúc và hiện giờ phải tính đủ kế để có thu nhập mỗi tháng.
Từ “sống mòn” suốt gần 2 năm…
Tốt nghiệp hệ cao đẳng tại trường Đại học Sao Đỏ (Hải Dương) năm 2015, vốn học chuyên ngành điện tự động hoá nhưng nhanh nhạy với công nghệ thông tin, anh Tùng đã trang bị cho mình một trong những kỹ năng “thời thượng” đó là marketing trên nền tảng Facebook.
Với ưu thế này, anh Tùng nhanh chóng được tuyển vào làm việc tại một tổ chức đào tạo về phát triển bản thân tại Hà Nội từ cuối năm 2018 với mức lương khoảng 10 triệu đồng/tháng. Sau 5 tháng làm việc, anh Tùng được đảm nhiệm vị trí trưởng phòng marketing của trung tâm này, mức lương nâng lên khoảng 15 triệu đồng mỗi tháng.
Cuối năm 2019, anh Tùng lập gia đình. Vợ anh là một đồng nghiệp cùng làm, làm công việc chăm sóc khách hàng qua điện thoại (telesale) với thu nhập theo doanh doanh thu. Có thời điểm, công việc này đem lại cho vợ anh thu nhập 30 triệu đồng/tháng.
Nhiều cặp vợ chồng thất nghiệp cùng lúc vì COVID-19. (Ảnh minh họa)
Theo anh Tùng, trừ đi sự không ổn định thì mỗi tháng vợ chồng anh cũng có khoảng 25 – 40 triệu đồng tiền lương. Tuy không phải nhiều song với cuộc sống của vợ chồng trẻ, như thế cũng đủ chi tiêu, anh Tùng còn tính toán tiết kiệm dần có tài sản tích lũy.
Video đang HOT
Nhưng, sau 2 năm làm việc chưa dành dụm được bao nhiêu thì dịch bệnh COVID-19 bùng phát vào tháng 1/2020 đã giáng một “cú tát” trực diện vào doanh nghiệp của anh. Không thể tổ chức lớp học, hội thảo trong mùa dịch khiến trung tâm gần như dừng hoạt động. Cả anh và vợ lập tức đều bị giảm thu nhập.
Do chỉ được hưởng mức lương cơ bản nên tổng thu nhập của cả hai vợ chồng chỉ còn chưa đầy 8 triệu đồng mỗi tháng. Anh Tùng buồn bã cho biết, vợ chồng anh phải “sống mòn” gần 2 năm nay, tiết kiệm mọi khoản chi tiêu nhưng vẫn thấy vô cùng bí bách. “Mọi nhu cầu được cắt giảm tối đa khiến chúng tôi nhiều lúc bị stress nặng. Tuy nhiên, cứ nghĩ đây là tình huống bất khả kháng, mình vẫn có thu nhập là còn hơn rất nhiều người bị mất việc, chúng tôi lại tạm hài lòng với những gì mình có và cố gắng vượt qua từng đợt dịch, mong dịch bệnh sớm biến mất vĩnh viễn” , anh Tùng chia sẻ.
…đến thất nghiệp, không thu nhập
Tuy lạc quan nói như vậy nhưng anh Tùng không giấu nổi lo lắng khi dịch bệnh hết đợt này đến đợt khác tràn về, khiến doanh nghiệp anh chưa kịp bình phục đã lại phải chịu thiệt hại.
Sau những lần dịch bệnh tạm thời được kiểm soát, trung tâm tổ chức các khóa đào tạo trở lại nhưng số người tham dự giảm đi rất nhiều so với thời điểm trước. Cầm cự bằng cách chuyển hướng sang tổ chức bán khoá học thông qua hình thức online nhưng không khả quan, doanh nghiệp ngày càng lún vào khó khăn trầm trọng. Công việc của anh Tùng lúc này là hỗ trợ các buổi livestream (phát trực tiếp) của giảng viên và thực hiện những đoạn video đăng lên Youtube. Tuy nhiên do nhu cầu không thường xuyên nên anh cũng chỉ làm được cầm chừng.
Đáng buồn là khó khăn tiếp tục ập đến. Cuối tháng 6/2021, dịch bệnh bất ngờ bùng phát trở lại khiến mọi hoạt động cũng như kế hoạch mới của trung tâm bị đứt gãy. Trung tâm thông báo dừng hoạt động, kế hoạch hoạt động trở lại còn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh và nhu cầu của khách hàng cũng như nguồn vốn của doanh nghiệp. Vợ chồng anh Tùng chính thức thất nghiệp, sau một thời gian dài lay lắt, lúc làm lúc không.
Với những gia đình khác, gánh nặng có thể chỉ là một, nhưng với anh là cả hai vì hai người cùng mất việc một lúc, nỗi lo toan sẽ nhân lên gấp bội. Anh Tùng chia sẻ: ” Bây giờ chỉ còn biết ăn vào tiền tiết kiệm và nhờ sự hỗ trợ của gia đình thôi chứ không còn một khoản thu nhập nào khác. Mong sao cho dịch bệnh sớm được kiểm soát, xã hội hoạt động bình thường. Lúc đó mới tính tiếp chuyện công việc chứ bây giờ thì chịu chết “.
Cười buồn chia sẻ về cuộc sống những ngày dịch bệnh và Hà Nội phải giãn cách xã hội, anh Tùng lo lắng tâm sự, anh e ngại sẽ bị mất việc ngay cả khi dịch bệnh được kiểm soát. Vì sẽ cần rất nhiều thời gian để doanh nghiệp hồi phục sau những chấn thương nặng nề. Hơn nữa, sẽ rất nhiều người phải thắt chặt chi tiêu như vợ chồng anh nên chỉ ưu tiên những việc thiết yếu.
” Hà Nội những ngày giãn cách xã hội thật buồn. Những dịp trước, tôi còn có thể làm việc ở nhà. Nhưng hiện giờ thì đứt gánh hoàn toàn. Nhìn thời gian trôi qua mà mình không làm được gì thật là khó chịu và nhiều lúc cảm thấy bất lực. Tôi đang nghiên cứu xem vợ chồng tôi sẽ làm gì sau ngày hết giãn cách “, anh Tùng tâm sự.
Giữa đại dịch COVID-19 kéo dài, bạn có bị thất nghiệp, có gặp những tình huống nào khó xử hay những câu chuyện khó tin, không phải lúc nào cũng xả ra hay không? Hãy chia sẻ cùng VTC News những câu chuyện, tâm sự của bạn qua diễn đàn “1.001 chuyện thất nghiệp thời COVID-19″.
Thông tin xin gửi về Email: toasoan@vtc.gov.vn
Hình ảnh nghi phạm vụ sát hại nam sinh Việt tại Nhật Bản
Nghi phạm sát hại nam sinh Việt tại Osaka, Nhật Bản được xác định mang quốc tịch Dominica và đang thất nghiệp.
Nghi phạm Alberto và nạn nhân (phải) (Ảnh cắt từ clip - MBS News).
Theo MBS News , cảnh sát Nhật Bản hôm nay 5/8 đã công bố danh tính của nghi phạm tấn công nam thanh niên Việt Nam tại Osaka vào tối 2/8.
Hình ảnh về nghi phạm này cũng đã được truyền thông Nhật Bản công bố, cắt từ đoạn video ghi lại thời điểm trước khi diễn ra vụ việc.
Cảnh sát xác định nghi phạm là Cruz Cabrera Brian Alberto, 26 tuổi, quốc tịch Dominica. Y hiện không có nghề nghiệp.
Cảnh sát cho biết Alberto bị bắt giữ vì tình nghi đã hành hung và sát hại thanh niên người Việt tại khu vực bờ sông Dotonbori, Osaka vào tối 2/8.
Theo thông tin từ cảnh sát, các video rò rỉ cho thấy trước khi sự việc xảy ra khoảng một giờ, nạn nhân và nghi phạm cùng một số người khác đã sử dụng rượu bia rồi bật nhạc lớn, cho đến khi xảy ra xô xát.
Nghi phạm sau đó đã rời khỏi hiện trường. Vào ngày 3/8, một ngày sau khi xảy ra vụ việc, cảnh sát đã tìm thấy Alberto tại một căn hộ ở Nishinari-ku, Osaka. Alberto bị nghi ngờ vi phạm Luật Kiểm soát Nhập cư và Tị nạn.
Khi bị cảnh sát thẩm vấn, Alberto đã từ chối trả lời. Đối tượng này nói rằng: "Tôi sẽ không nói chuyện cho đến khi gặp luật sư". Cảnh sát vẫn đang tiếp tục điều tra vụ việc.
Trước đó, cảnh sát xác định nguyên nhân dẫn tới cái chết của nạn nhân người Việt là do đuối nước. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy có vết bầm tím ở đầu và cổ. Cảnh sát tin rằng nạn nhân đã bị hành hung.
Một video được cho là do nhân chứng ghi lại tại hiện trường vụ án cho thấy, nạn nhân bị đá liên tiếp vào đầu và cố gắng chống cự trước khi bị đẩy xuống sông.
Đội cứu hộ làm việc tại hiện trường vụ án vào tối 2/8 ở Osaka (Ảnh: MBS News).
Ngày 3/8, cảnh sát tỉnh Osaka đã có văn bản thông báo chính thức xác nhận về danh tính của nạn nhân.
Nạn nhân được xác định là T.T.A, sinh ngày 15/9/1999, quốc tịch Việt Nam, hộ chiếu số C6798205. Nạn nhân bị sát hại lúc 20h20, ngày 2/8, tại khu vực đi bộ ven sông cầu Ebisu, Osaka. Nạn nhân bị đánh đập và đạp xuống sông.
Đội cứu hộ đã đưa T.T.A đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Nạn nhân mất vào lúc 21h21 ngày 2/8.
Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao vào chiều 5/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng xác nhận về vụ án khiến một người Việt thiệt mạng ở nước ngoài và cho biết, ngay khi nhận tin nam thanh niên bị sát hại, đẩy xuống sông ở Osaka, Nhật Bản, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka đã nhanh chóng tiếp cận cơ quan chức năng phía bạn để tìm hiểu về sự việc.
Ngày 3/8, Tổng lãnh sự quán Việt Nam đã có thông tin xác minh người bị sát hại là công dân Việt Nam, sinh năm 1999, quê tại Hải Phòng. Các cơ quan đại diện ngoại giao sau đó đã liên hệ với gia đình nam sinh tại Hải Phòng, gửi lời chia sẻ, động viên và hỗ trợ gia đình trong việc lo hậu sự.
Bà Lê Thị Thu Hằng cũng cho biết, các cơ quan chức năng đã xác nhận việc cảnh sát Osaka thông báo đã bắt được hung thủ sát hại nam sinh Hải Phòng vào 16h10 chiều nay 5/8 (giờ địa phương).
Người phát ngôn cũng cho biết, Bộ đã chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao tại Nhật Bản phối hợp với các cơ quan chức năng nước sở tại để đốc thúc việc điều tra vụ án, đưa hung thủ ra xét xử, đồng thời triển khai các biện pháp bảo hộ công dân phù hợp.
2 bạn trẻ làm thuê đi bộ từ Thủ Đức về Huế, đến Đồng Nai bị chặn lại và... tặng vé tàu 2 bạn trẻ người Huế vô TP.HCM đi làm thuê. Dịch, thất nghiệp, 2 bạn quyết định đi bộ từ quận 2 cũ (hiện là TP Thủ Đức) về Huế. Khi đi đến chốt kiểm dịch ở Đồng Nai, họ bị chặn lại kiểm tra. D.V.T. (quê Thừa Thiên Huế) bị chặn lại ở chốt kiểm soát dịch ở tỉnh Đồng Nai. Sau...