10.000 hecta rừng ở Quảng Ngãi bị chết khô
Từ đầu năm đến nay, nắng nóng kéo dài khiến 10.000 hecta rừng ở Quảng Ngãi chết khô, đặc biệt là keo lá tràm của người dân.
Ông Nguyễn Văn Hân – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho hay, trước tình hình nắng nóng kéo dài, nhiều cánh rừng tại địa phương lâm vào tình cảnh thiếu nước.
Ước tính, từ đầu năm đến nay, khoảng 10.000 hecta rừng ở Quảng Ngãi bị chết khô.
Từ đầu năm đến nay, nắng nóng kéo dài khiến 10.000 hecta rừng ở Quảng Ngãi chết khô.
Đặc biệt, nắng nóng kéo dài khiến không ít người dân trồng keo khóc ròng.
Video đang HOT
Chứng kiến 8 sào keo ở giai đoạn sắp sửa thu hoạch đang trong trạng thái chết khô, ông Lê Văn Minh (54 tuổi, trú xã Bình Phước, huyện Bình Sơn) không khỏi xót xa.
Theo ông Minh, cách đây 4 năm, ông bỏ ra số tiền 5 triệu đồng để đầu tư mua keo giống. Quanh năm suốt tháng, ông cất công vun trồng với hy vọng loại cây mất nhiều thời gian đầu tư công sức này sẽ giúp gia đình thu về khoản tiền kha khá.
“Nào ngờ, suốt mấy tháng trời nắng hạn, một diện tích lớn keo lá tràm của tôi bị chết khô. Như vậy, sau nhiều năm đổ mồ hôi, vụ keo này coi như tôi mất trắng”, ông Minh buồn rầu nói.
Người trồng keo khóc ròng vì nắng nóng lịch sử.
Đồng cảnh ngộ với ông Minh, những ngày vừa qua, ông Lê Văn Hữu (73 tuổi, trú thôn Phước Thọ 2, xã Bình Phước) đứng ngồi không yên khi 80% diện tích keo chết khô do nắng nóng.
Nhìn những hàng keo 4 năm tuổi của gia đình khô khốc cành lá, ông Hữu nói: “4 năm trước, tôi đầu tư trồng 1 hecta keo và dự tính trong năm nay sẽ bán cho nhà máy. Nào ngờ, keo chưa kịp thu hoạch đã chết khô”.
Trong khi đó, tại huyện Đức Phổ, nắng nóng cũng khiến 200 hecta keo lá tràm của người dân bị chết khô, gây thiệt hại lên tới bạc tỷ.
Keo lá tràm sắp sửa cho thu hoạch nhưng lâm cảnh chết khô.
“Theo thống kê ban đầu, toàn huyện có khoảng 200 hecta keo bị chết khô. Nặng nề nhất là các hộ trồng keo ở xã Phổ Cường, Phổ Khánh và Phổ Thạnh”, ông Nguyễn Tấn Lái, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đức Phổ cho biết.
Theo VTC
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,18%
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29-7, so với tháng trước, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 đã tăng 0,18%. Bình quân 7 tháng đầu năm, CPI tăng 2,61% so với cùng kỳ năm 2018 và là mức tăng bình quân 7 tháng đầu năm thấp nhất trong 3 năm gần đây.
Giá thịt heo tháng 7 tăng 0,81% so với tháng trước
CPI tháng 7 tăng có một nguyên nhân quan trọng là do tác động của dịch tả heo châu Phi bùng phát tại 62 địa phương, với khoảng 3,7 triệu con heo bị tiêu hủy, trong khi nhiều hộ chăn nuôi quy mô lớn tạm ngừng tái đàn hoặc giảm quy mô chăn nuôi. Giá thịt heo tháng 7 vì thế tăng tới 0,81% so với tháng trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,03%.
Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng kéo dài gây hạn hán tại một số địa phương, khiến nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng, là nhân tố làm cho chỉ số giá điện tăng 0,76% so với tháng trước. Mức lương cơ sở tăng 100.000 đồng/tháng từ ngày 1-7 cũng làm chỉ số giá nhóm bảo hiểm y tế tăng 6,67% so với tháng trước. Các yếu tố làm CPI giảm là giá gas trong nước giảm (từ ngày 1-7), giá gạo...
Bình quân 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2018, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, cho thấy chính sách tiền tệ vẫn được điều hành ổn định. Biến động giá chủ yếu do việc tăng giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giáo dục.
ANH PHƯƠNG
Theo SGGP
Khu vực Nam Trung Bộ có mưa dông mạnh, đề phòng nguy cơ lũ quét và sạt lở đất Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 28/7, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Định có nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Dự báo ngày 29/7, nắng nóng dịu dần ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ với nhiệt độ...