1.000 tỷ đồng xây bệnh viện Đa khoa Sài Gòn ở Mả Lạng
Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn được xây mới tại giao lộ Nguyễn Trãi – Cống Quỳnh, trong dự án khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh ( quận 1).
UBND TP HCM vừa duyệt báo cáo đầu tư xây dựng bệnh viện Đa khoa Sài Gòn mới tại giao lộ Nguyễn Trãi – Cống Quỳnh, trong dự án khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh (Mả Lạng, quận 1).
Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, đạt tiêu chuẩn công nghệ cao và ngang tầm với bệnh viện của các nước tiên tiến trong khu vực. Bệnh viện được xây theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao), bắt đầu từ cuối năm nay đến 2020.
Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn mới sẽ được xây ở khu Mã Lạng. Ảnh: Google maps.
Sau khi hoàn thành, cơ sở vật chất của bệnh viện phù hợp với tiêu chí bệnh viện đa khoa hạng hai theo mô hình của Bộ Y tế, định hướng phát triển thành bệnh viện đa khoa hạng nhất trong tương lai.
UBND TP HCM yêu cầu chủ đầu tư đảm bảo xây dựng hạ tầng bệnh viện đủ điều kiện tiếp nhận và phát huy tốt trang thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn các nước tiên tiến, ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật, công nghệ khám chữa bệnh hiện đại, tiến bộ trong lĩnh vực y học hiện nay trên thế giới.
Bệnh viện Sài Gòn hiện hữu nằm ở số 125 Lê Lợi (vòng xoay Quách Thị Trang, quận 1) sẽ được giao cho cho tập đoàn Bitexco phát triển tổ hợp cao ốc văn phòng thương mại, khách sạn 5 sao trên khu đất rộng hơn 5.000 m2, chiều cao tối đa 45 tầng.
Video đang HOT
Để đổi lấy khu đất này, Bitexco phải dành một ha ở khu Mả Lạng để xây bệnh viện Đa khoa Sài Gòn mới. Theo giá tạm tính của TP HCM, khu đất 125 Lê Lợi có giá khoảng 1.763 tỷ đồng.
Trung Sơn
Theo VNE
TP HCM lập tổ phản ứng nhanh giải cứu kẹt xe tại Tân Sơn Nhất
Tổ xử lý va chạm giao thông, giải tỏa hiện trường trong vòng 5 phút để tránh gây ùn tắc quanh sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Cát Lái.
Chiều 15/8, làm việc với các sở ngành, Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến đã đồng ý cho lập hai tổ phản ứng nhanh để xử lý các vụ tai nạn ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Cát Lái. Đây là hai điểm được đánh giá kẹt xe nghiêm trọng nhất thành phố.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Bùi Xuân Cường làm tổ trưởng và Phó giám đốc Công an TP HCM Trần Đức Tài làm tổ phó.
"Tổ phản ứng nhanh gồm các lực lượng CSGT, Thanh tra giao thông, quận Tân Bình, Phú Nhuận và quận 2 sẽ kịp thời xử lý các vụ va chạm giao thông, giải tỏa hiện trường trong vòng 5 phút để tránh gây ùn tắc dây chuyền", ông Tuyến cho biết.
Thay vì giữ nguyên hiện trường, lập biên bản như trước đây, tổ công tác sẽ chụp hình, quay phim... ghi nhận sự cố; sau đó lực lượng cứu hộ đưa xe bị tai nạn đi nơi khác để tránh kẹt xe.
Cửa ngõ Tân Sơn Nhất bị ùn tắc suốt bốn giờ hôm 20/7. Ảnh: Duy Trần.
Hôm 20/7, cửa ngõ Tân Sơn Nhất ùn tắc suốt bốn giờ do cùng lúc xảy ra 3 sự cố: xe buýt chết máy tại vòng xoay Lăng Cha Cả, ùn tắc lan rộng theo thời gian vì chậm xử lý hiện trường; xe tải hỏng máy trên đường Phan Đình Giót cản trở lượng xe vào sân bay, ùn tắc lan rộng ra khu vực Phan Đình Giót - Hoàng Văn Thụ; va chạm giữa taxi và ôtô con trên đường Trường Sơn.
Hàng chục CSGT đã được huy động nhưng không thể kiểm soát tình hình do mặt đường bị thu hẹp bởi các xe hư hỏng, trong khi lượng xe rất lớn (trùng với thời điểm các xe tải nhỏ được phép ra vào khu vực sân bay vận chuyển hàng hóa) đã gây ra ùn tắc nghiêm trọng trên các tuyến đường Bạch Đằng, Trường Sơn, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Giót, Cộng Hòa.
Sau vụ ùn tắc nghiêm trọng này, Sở GTVT đã đề nghị thành lập Tổ phản ứng nhanh để sớm xử lý các tai nạn, phương tiện hư hỏng gây ùn tắc dây chuyền ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Cát Lái.
Về các giải pháp công trình kéo giảm kẹt xe ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất, Phó giám đốc Sở GTVT Nguyễn Văn Tám cho biết, đơn vị đã phê duyệt dự án mở rộng đường Trần Quốc Hoàn từ hẻm số 2 đến đường Thăng Long (nhánh rẽ phải từ Trần Quốc Hoàn về Cộng Hòa), tăng mặt đường từ 5 lên 15 m sẽ xóa được ùn tắc ở nút giao Lăng Cha Cả.
"Khi nghiên cứu dự án, Sở nhận thấy chi phí giải phóng mặt bằng sẽ cao hơn chi phí xây dựng đoạn đường ngắn này rất nhiều. Nhưng chắc chắn chúng ta phải mở rộng diện tích đường ở đây mới giải quyết được ùn tắc tại vòng xoay Lăng Cha Cả", ông Tám nói và cho biết, nếu quận Tân Bình giải phóng xong mặt bằng chỉ mất 3 tháng để hoàn thành công trình này.
Ngoài ra, trong quý ba Sở GTVT cũng khởi công dự án mở rộng đường Hoàng Minh Giám (đoạn từ ranh Công viên Gia Định đến đường Đào Duy Anh và đoạn vuốt nối từ đường Phổ Quang hiện hữu) để giảm ùn tắc ở giao lộ Hoàng Minh Giám - Đào Duy Anh.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đề xuất xén đất công viên để mở rộng mặt đường (hướng từ Trần Quốc Hoàn rẽ trái vào Hoàng Văn Thụ) ở vòng xoay Lăng Cha Cả nhằm giải quyết kẹt xe tại nút thắt cổ chai này.
"Giải tỏa nhà dân ở khu vực nút giao Lăng Cha Cả tốn tiền gấp nhiều lần kinh phí xây dựng. Nếu xén một phần đất công viên để mở rộng đường sẽ đỡ được rất nhiều chi phí", lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất nói.
Về vấn đề này, ông Tuyến cho rằng việc xén đất công viên, chặt cây xanh là vấn đề nhạy cảm, nên tìm thêm phương án khác.
"Quan điểm của thành phố là hạn chế tối đa đụng đến đất công viên, nên việc này cần phải tính toán rất kỹ. Tất nhiên chúng ta cũng vì cái chung thôi, nhưng hy sinh công viên và cây xanh mà có kết quả hay không nhất thiết phải cân nhắc", ông Tuyến băn khoăn.
Phó chủ tịch thành phố cũng yêu cầu quận Tân Bình rà soát những trường hợp lấn chiếm kênh rạch làm tắc dòng chảy thoát nước từ sân bay ra ngoài.
Hiện, kênh rạch của thành phố bị lấn chiếm rất nhiều. Các chuyên gia cho rằng nếu giải quyết được vấn đề này có thể giảm được 50% tình trạng ngập tại Sài Gòn.
Hữu Công
Theo VNE
Bình Thuận: Bé gái 3 tuổi tử vong do hóc hạt lựu Cha mẹ bé 3 tuổi gần như ngã quỵ, không nói được lời nào khi nghe các bác sĩ xác định con họ đã tử vong. Theo gia đình bé Oanh kể lại, vào khoảng 12h30 ngày 9/8, sau khi ăn trưa xong, bé Oanh cùng chị gái (5 tuổi) ngồi ăn lựu, bé Oanh đã vốc một nắm hạt lựu cho vào...