1.000 tỷ đồng lãng phí in sách giáo khoa có thể xây 20.000 căn nhà cho người có công
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho rằng số tiền 1.000 tỷ đồng lãng phí do sách giáo khoa dùng một lần có thể giúp xây dựng hàng chục nghìn căn nhà tình nghĩa mỗi năm.
Nêu ý kiến tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 15/10, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nêu vấn đề nhiều chính sách văn hóa xã hội hiện không thực hiện được do thiếu nguồn lực, nhưng mỗi năm lại lãng phí 1.000 tỷ đồng do sử dụng sách giáo khoa một lần.
Theo bà Hải, đây là sự lãng phí lớn và được kéo dài từ năm 2002 đến nay chưa được giải quyết. Con số này từng được đề cập trong Báo cáo giám sát về công tác xuất bản của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng công bố ngày 7/10.
Theo đó, mỗi năm cả nước xuất bản 107,8 triệu bản sách, và những sách này không thể tái sử dụng, năm sau vẫn phải in lại.
Trưởng ban Dân nguyện nhấn mạnh: “1.000 tỷ đồng này không phải lấy từ nguồn kinh phí nhà nước hay ngân sách, mà là lãng phí nguồn lực xã hội”.
Bà Hải so sánh 1.000 tỷ đồng này nếu đem xây dựng nhà cho người có công sẽ tương đương với việc xây dựng 20.000 căn nhà mới (50 triệu đồng/một căn) và 40.000 căn nhà cho người có công được sửa chữa. Đó chỉ mới là con số tiết kiệm trong 1 năm.
Theo Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, nếu giải quyết được vấn đề lãng phí này sẽ tạo ra sức lan tỏa rất lớn.
Video đang HOT
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải khẳng định con số 1.000 tỷ đồng là lãng phí nguồn lực của xã hội. (Ảnh: Quốc hội)
Trưởng ban Dân nguyện cũng đưa ra việc Bộ Giáo dục và Đào tạo từ những năm đầu tiên khi triển khai đại trà bộ sách giáo khoa mới đã yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh không viết lên sách và có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn sách.
Tuy nhiên, trong sách giáo khoa lại có những câu mệnh lệnh cần phải điền, phải viết, vẽ trên sách, gây khó cho học sinh và phụ huynh.
“Tôi thấy ngạc nhiên là Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm vẫn hướng dẫn, nhắc nhở các sở và các giáo viên, nhưng từ năm 2002 đến nay, tức là đã 16 năm rồi mà tình hình viết vào sách giáo khoa vẫn không giảm. Bản thân tôi cũng đã trao đổi với các Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, và cũng có đại biểu Quốc hội đưa ra ý kiến 5 – 6 năm nay rồi mà chưa được giải quyết”, bà Hải nói.
Bà Hải hỏi: “Tại sao người dân biết, cử tri biết, học sinh biết, phụ huynh biết nhưng những người quản lý lại không biết rằng đấy là sự lãng phí và điều chỉnh chính sách trong 16 năm qua”.
Vì vậy, bà Hải đề nghị Chính phủ quan tâm giải quyết cụ thể vấn đề này.
“Tôi thấy áy náy với cử tri là giá như 5 năm trước các đại biểu quyết liệt hơn thì những năm qua đã có biết bao căn nhà tình nghĩa, nhà cho người có công được sử dụng từ tiền tiết kiệm in sách giáo khoa”, Trưởng ban Dân nguyện bày tỏ.
XUÂN TRƯỜNG
Theo VTC
Chủ tịch QH: "Giáo dục thực nghiệm gì mà kéo dài mấy chục năm như vậy"
"Thực nghiệm thì mấy chục năm rồi, chắc từ hồi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam học phổ thông. Công nghệ giáo dục này đã được thực nghiệm, thực nghiệm gì mà mấy chục năm như vậy?", Chủ tịch Quốc hội bình luận.
Sáng nay (12.9), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Nhiều vấn đề được dư luận quan tâm trong thời gian gần đây cũng được đưa ra thảo luận. Tham gia ý kiến tại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đặt câu hỏi về việc vì sao gia đình muốn chủ động chọn mua sách cho con cũng không được.
"Thời kỳ tôi và các anh chị ở đây đi học, 10 năm học phổ thông sách vẫn thế, vẫn học được, anh học xong sách có thể chuyển cho em, sách mang từ Hà Nội lên vùng cao hoặc ngược lại đều học được. Sao giờ lại thay đổi vậy? Chuyện này sẽ là tốn kém rất lớn cho xã hội mà học sách còn không chính thống nữa. Cần phải tính tác động của chính sách, các gia đình rồi cả xã hội phải bỏ ra là bao nhiêu chứ không chỉ là phần ngân sách để lo làm sách", ông Hiển nói.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, cần có sự thống nhất, tuỳ thuộc vào đặc điểm địa phương có thể loại bớt nội dung nhưng phải đảm bảo sự tổng thể.
"Chương trình giáo dục đặc biệt gây áp lực cho các cháu. Nghiên cứu giảm tải ngay môn học phổ thông, làm sao cho các em học mà chơi, chơi mà học. Giờ kiến thức nhồi nhét quá lớn, nhìn học mà thương, tí tuổi đã cận hết rồi!", ông Đỗ Bá Tỵ nêu thực tế.
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải: "Cử tri rất bức xúc về SGK dùng một lần vì quá lãng phí!". Ảnh: Quochoi.vn
Đề cập chương trình thí điểm, thực nghiệm, bà Nguyễn Thanh Hải - Trưởng Ban Dân nguyện dẫn câu chuyện Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục đang gây nhiều dư luận và băn khoăn khi có tỉnh đã dùng 100% sách này, tức "thực nghiệm thành đại trà". Dự luật cần thể hiện rõ quyền của phụ huynh và học sinh, phụ huynh cần được biết chương trình dạy con mình như thế nào và người ta có quyền tham gia hay không.
Cũng tại phiên họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, giáo dục phổ thông của Việt Nam được nhận xét tốt. Giáo dục luôn được cả xã hội quan tâm, nhiều khi có một sự kiện giáo dục nhưng cộng đồng rất quan tâm góp ý, đó là điều tốt."Riêng năm học 2018-2019, Nhà xuất bản Giáo dục đưa ra 100 triệu bản SGK và sang năm hoàn toàn không còn sử dụng được", bà Hải thông tin về sự lãng phí trong việc sử dụng SGK.
"Gần đây rộ lên câu chuyện liên quan tài liệu dạy tiếng Việt cho trẻ mới đi học, còn năm trước là câu chuyện công trình nghiên cứu của một nhà khoa học. Ngay lúc đó tôi đã nói, Chính phủ chưa có chủ trương cải cách tiếng Việt. Việc tranh luận vừa qua Bộ GDĐT đã có ý kiến chính thức, đấy chỉ là một phương pháp, dạy chủ yếu phát âm cho trẻ, chứ không phải đổi mới cải cách tiếng Việt", Phó Thủ tướng khẳng định và cho biết, trong giáo dục dù thận trọng nhưng cũng phải đổi mới và quá trình đó cần có thực nghiệm.
Chủ tịch Quốc hội: "Hết cái này đến cái kia thực nghiệm, học sinh khổ lắm!". Ảnh: Quochoi.vn
Ủng hộ hướng đặt vấn đề đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng không thể có kiểu làm SGK tự chọn như vậy được. Giờ Quảng Nam đã có sách riêng thì không lẽ có hệ thống giáo dục riêng cho Quảng Nam? Theo bà Ngân, như vậy không được.
"Thực nghiệm thì mấy chục năm rồi, chắc từ hồi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam học phổ thông. Công nghệ giáo dục này đã được thực nghiệm rồi. Thực nghiệm gì mà mấy chục năm như vậy", Chủ tịch Quốc hội bình luận.
Chủ tịch Quốc hội chia sẻ: "Giờ tôi thấy thương bọn trẻ con sao học hành khổ sở vậy. Chúng tôi ngày xưa đi học đâu đến mức vậy mà từ tên núi, tên sông, tên cao nguyên, thể hiện trên bản đồ sẽ ở đoạn nào giờ không thể quên được, lịch sử các trận đánh, các triều đại từ Lý, Trần, Tiền Lê đến giờ cũng vẫn nhớ nguyên. Còn giờ hỏi bọn trẻ những thứ đó hầu hết đều không biết. Tôi có người bạn là giáo viên, xem sách của cháu nội tôi học mà bảo rất khó, khác hẳn thời xưa mình học. Sao không để cho học sinh được học hành một cách dễ dàng. Chúng ta làm khổ con em quá".
Cuối phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhận xét, hoạt động của NXB Giáo dục, việc làm SGK vừa qua rõ ràng có vấn đề, cơ quan soạn thảo cần xem xét tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. Luật này cần thiết phải làm cẩn trọng, qua 3 kỳ họp Quốc hội.
Theo Danviet
NSƯT Bùi Cường, Đức Lưu kịch liệt phản đối đưa "Chí Phèo" khỏi SGK Cả hai diễn viên thủ vai Chí Phèo và Thị Nở đều phản đối đưa "Chí Phèo" ra khỏi SGK. Bỏ tác phẩm ra khỏi sách giáo khoa là thiếu tôn trọng đối với nhà văn Nam Cao Tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao được xem là một tác phẩm văn học hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng...