1.000 người bị nghi làm gián điệp cho Trung Quốc bỏ trốn khỏi Mỹ
Một cuộc điều tra của FBI phát hiện có hơn 1.000 nhà nghiên cứu che giấu mối quan hệ của họ với quân đội Trung Quốc đã bỏ trốn khỏi Mỹ, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.
quân đội Trung Quốc
Cuộc trốn chạy diễn ra sau vụ bắt giữ 6 nhà nghiên cứu Trung Quốc bị cáo buộc nói dối trong đơn xin thị thực về mối quan hệ của họ với quân đội Trung Quốc và lời cảnh báo của Washington với đại sứ Trung Quốc rằng, những cá nhân không khai báo sự thật phải rời khỏi Mỹ hoặc đối mặt với sự bắt giữ.
Một số chuyên gia và một cựu quan chức FBI cho biết, con số hơn 1.000 nhà nghiên cứu che giấu mối quan hệ của họ với quân đội Trung Quốc đã bỏ trốn khỏi Mỹ thật đáng kinh ngạc.
Thực tế, số lượng các nhà nghiên cứu hiện đang làm việc cho quân đội Trung Quốc có thể thấp hơn. Tuy nhiên, tất cả họ đều từng có hoặc có mối liên hệ với quân đội Trung Quốc và sẽ dễ bị áp lực để làm gián điệp cho Bắc Kinh tại một thời điểm nào đó.
Đại sứ quán Trung Quốc hiện chưa bình luận về vấn đề này.
Trước đó, vào tháng 7, Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố cáo trạng đối với 6 cá nhân Trung Quốc bị cáo buộc che giấu mối quan hệ với quân đội nước này. Một người đã cố gắng tránh bị bắt giữ bằng cách tìm nơi ẩn náu trong lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco.
Một nhà nghiên cứu được lệnh nghiên cứu cách bố trí chính xác của một phòng thí nghiệm y tế nhằm xây dựng 1 mô hình y hệt ở Trung Quốc, các đặc vụ liên bang cáo buộc.
Một người khác thì bị cáo buộc đã đánh cắp mã phần mềm mà cố vấn của ông tại Đại học Virginia đã phát triển trong hơn hai thập kỷ.
Video đang HOT
Các vụ bắt giữ trên, cùng với việc đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston vào tháng 7, nơi các quan chức Mỹ cho là đóng vai trò chỉ huy và kiểm soát nhằm chỉ đạo các hoạt động gián điệp, đã làm leo thang nghiêm trọng quan hệ Trung-Mỹ.
Theo FBI và Bộ Tư pháp, dù biết rằng Trung Quốc đang ra sức để trộm cắp công nghệ của Mỹ nhưng họ vô cùng ngạc nhiên khi rất nhiều người rời khỏi Mỹ sau khi lãnh sự quán Trung Quốc đóng cửa, một quan chức Mỹ cho biết.
James Mulvenon, một chuyên gia về gián điệp Trung Quốc đang nghiên cứu mức độ xâm nhập của Trung Quốc vào các cơ quan nghiên cứu của Mỹ, cho biết FBI từ tháng 6 đã phỏng vấn 50-60 nhà nghiên cứu tại 30 thành phố được cho là có liên kết với quân đội Trung Quốc.
Sau khi chính phủ Trung Quốc biết FBI đang để mắt đến những cá nhân này, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã nhanh chóng cảnh báo cho họ về cuộc điều tra của FBI và kêu gọi họ xóa sạch các thiết bị điện tử cũng như các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội, theo ông James. Các quan chức cho biết những hành động như vậy khiến FBI nghi ngờ quy mô hoạt động của Trung Quốc lớn hơn suy nghĩ ban đầu. Hiện 6 nhà nghiên cứu Trung Quốc bị bắt trước đó vẫn đang bị giam giữ và chờ xét xử.
'Ngoại giao chiến lang' của Trung Quốc phản tác dụng
Đại sứ Trung Quốc ở Canada có thể đối mặt nguy cơ bị trục xuất khi tung thông điệp cứng rắn, hàm ý đe dọa chính quyền Thủ tướng Trudeau.
Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne bắt đầu tuần trước với việc ca ngợi 50 năm quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và tầm quan trọng của việc đối thoại giữa hai nước.
Nhưng tới ngày 15/10, ông Champagne lên tiếng chỉ trích gay gắt đại sứ Trung Quốc Tùng Bồi Vũ vì tuyên bố "không thể chấp nhận và đáng lo ngại" về người Canada ở Hong Kong, trong đó ông Tùng cáo buộc Canada khuyến khích "tội phạm bạo lực" bằng cách cấp quyền tị nạn cho người biểu tình ở đặc khu.
Ông Tùng cũng thêm rằng "sức khỏe và an toàn" của người Canada ở Hong Kong có thể gặp rủi ro nếu Ottawa không ủng hộ những nỗ lực chống tội phạm bạo lực của Bắc Kinh. Khi phóng viên hỏi liệu tuyên bố của ông Tùng có phải là một lời đe dọa tới Canada hay không, ông đã trả lời điều đó "tùy vào cách hiểu của mỗi người".
Đại sứ Trung Quốc ở Canada Tùng Bồi Vũ tại cuộc họp báo trực tuyến hôm 15/10. Ảnh: Đại sứ quán Trung Quốc ở Ottawa.
Tuyên bố của đại sứ Trung Quốc tại Canada là ví dụ mới nhất cho phong cách "ngoại giao chiến lang", chính sách đối ngoại mới của Bắc Kinh, trong đó các nhà ngoại giao trẻ đưa ra những tuyên bố cứng rắn, quyết liệt, sẵn sàng công kích các nước khác để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc. Nhưng lần này có vẻ nó đã phản tác dụng.
Chính phủ của Thủ tướng Justine Trudeau đã công khai đáp trả cứng rắn về bình luận của đại sứ Trung Quốc. Ông Trudeau cáo buộc Trung Quốc "ngoại giao cưỡng ép" và nói rằng Canada sẽ lên tiếng bảo vệ nhân quyền, trong đó có "tình hình đáng lo ngại" ở Hong Kong.
Ngoại trưởng Champagne đã triệu đại sứ Tùng Bồi Vũ để "tuyên bố rõ ràng rằng Canada sẽ luôn lên tiếng vì nhân quyền và quyền của người Canada trên toàn thế giới".
Trong khi đó, lãnh đạo phe đối lập bảo thủ Erin O'Toole kêu gọi đại sứ Trung Quốc xin lỗi, nếu không sẽ bị yêu cầu rời khỏi Canada.
Tại quốc hội hôm 19/10, Phó thủ tướng Chrystia Freeland coi bình luận của đại sứ Trung Quốc "hoàn toàn không phù hợp với bất kỳ quan hệ ngoại giao nào".
"Có nhiều dấu hiệu cho thấy Canada đang trở nên cương quyết và cứng rắn hơn", David Mulroney, cựu đại sứ Canada ở Trung Quốc dưới thời thủ tướng Stephen Harper, nói. "Các thách thức công khai, như bình luận của ông Tùng, thực sự khiến Canada rất ít có khả năng thực hiện theo các yêu cầu của Trung Quốc, dù là trao trả giám đốc Huawei Mạnh Vãn Chu hay đóng cửa với người xin tị nạn từ Hong Kong".
Quan hệ giữa Canada và Trung Quốc được cho là "chạm đáy" sau khi Bắc Kinh hồi tháng 6 truy tố tội gián điệp đối với cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor. Nhiều nước phương Tây cho rằng việc Trung Quốc truy tố hai công dân Canada là nhằm trả đũa việc Ottawa bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu tại sân bay Vancouver hồi tháng 12/2018 theo yêu cầu của Washington.
Mối quan hệ hai nước cũng leo thang căng thẳng liên quan tới vấn đề biểu tình Hong Kong và luật an ninh quốc gia Trung Quốc áp đặt cho đặc khu.
Về phần mình, Trung Quốc tuyên bố bình luận của đại sứ Tùng Bồi Vũ đang bị hiểu sai, dù vẫn đưa ra giọng điệu tương tự. "Trung Quốc kiên quyết phản đối việc Canada cấp quyền 'tị nạn chính trị' cho các tội phạm bạo lực ở Hong Kong. Canada nên lên án những định kiến tư tưởng và dừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc", đại sứ quán Trung Quốc viết trong bài đăng trên mạng xã hội.
Dưới thời lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, chiến lược ngoại giao của Trung Quốc là "náu mình chờ thời". Nhưng giờ đây họ đang chuyển sang chính sách ngoại giao quyết liệt mang tên "chiến lang", đặt theo tên loạt phim hành động nổi tiếng Trung Quốc, trong đó binh sĩ nước này thực hiện hàng loạt chiến dịch táo bạo trên toàn cầu để bảo vệ công dân và lợi ích quốc gia.
Phản ứng về bình luận của đại sứ Tùng Bồi Vũ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 19/10 cáo buộc giới lãnh đạo Canada "cho phép các bình luận chống Trung Quốc lan khắp đất nước và đưa ra các cáo buộc không có cơ sở đối với Bắc Kinh".
Quan điểm của dư luận Canada về Trung Quốc ngày càng xấu đi. Khảo sát của Research Co hồi cuối tháng 7 chỉ ra chỉ có 21% người Canada có cái nhìn tích cực về Trung Quốc, giảm 6% so với hồi tháng 1.
Bình luận của đại sứ Trung Quốc đã vấp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ ở Canada.Tuy nhiên, Charles Burton, cựu cố vấn tại đại sứ quán Canada ở Bắc Kinh, nói rằng phản ứng của chính phủ Canada vẫn chưa đủ quyết liệt.
"Nếu đại sứ của bất kỳ quốc gia nào khác đưa ra bình luận với ngụ ý đe dọa công dân Canada, đại sứ đó sẽ là người không được chào đón và phải bị trục xuất khỏi đất nước trong 48 tiếng", Burton, hiện là thành viên cấp cao của Viện Macdonald-Laurier, nói.
Ông nói rằng các thành viên đảng Tự do của Thủ tướng Trudeau vẫn bị ảnh hưởng bởi quan điểm rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự suy giảm vai trò của Mỹ là điều không thể tránh khỏi, do đó Ottawa phải hợp tác với Bắc Kinh trên mọi lĩnh vực. Họ cho rằng quan điểm tiêu cực của người dân Canada về Trung Quốc chỉ là do định hướng của truyền thông và sự kích động của các cuộc xung đột.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại họp báo ở Ottawa hôm 13/10. Ảnh: AP.
Dù Canada tuyên bố cấp quyền tị nạn cho một số người Hong Kong, nước này không đưa ra một chính sách cụ thể nào để hiện thực hóa điều đó, theo ông Burton. Khác với Canada, Australia đã thiết lập chính sách cho phép hàng nghìn người Hong Kong có thị thực sinh viên và tạm trú, có cơ hội trở thành thường trú nhân ở quốc gia này.
Bất chấp những bình luận cứng rắn từ Ottawa, những người ủng hộ Trung Quốc ở Canada "vẫn tin rằng khía cạnh quan trọng duy nhất trong mối quan hệ với Bắc Kinh là thúc đẩy sự thịnh vượng của Ottawa", theo ông Burton.
Cựu đại sứ Mulroney cho biết "các nhóm doanh nghiệp và viện nghiên cứu thân Trung Quốc" ở Canada trước đây từng "đối đãi trọng thị với đại sứ Tùng Bồi Vũ, và cung cấp nền tảng tuyên truyền cho ông này".
"Tôi nghĩ chính phủ nên 'đóng băng' vai trò ngoại giao của đại sứ này, đồng thời cắt quyền tiếp cận cấp cao và cảnh báo ông ta sẽ bị trục xuất nếu có thêm bất kỳ bình luận mang tính đe dọa nào", Mulroney nói.
Ông Mulroney thêm rằng tuyên bố của đại sứ Tùng Bồi Vũ là lời nhắc nhở rằng người Canada sống và làm việc ở Hong Kong dễ bị tổn thường vì chính sách ngoại giao chiến lang của Trung Quốc, như những người Canada ở Bắc Kinh, Thượng Hải và bất kỳ thành phố lớn nào ở đại lục.
Trung Quốc chỉ trích Pháp bênh 'tội phạm chiến tranh' Trung Quốc đặt nghi ngờ Pháp đứng về phía "tội phạm chiến tranh" sau khi Pháp chỉ trích việc một quan chức Trung Quốc đăng ảnh giả về lính Australia. "Pháp không lên án sự tàn bạo chiến tranh đã hủy hoại và giết hại dân thường, mà thay vào đó buộc tội những người tố cáo hành động tàn bạo đó", đại...