1.000 đồng/kg không ai mua, nông dân bán ngô để làm phân
Do sâu bệnh tàn phá khiến mã ngô xấu, bị thương lái từ chối mua. Nông dân ở huyện Mai Sơn (Sơn La) đang phải cắn răng chịu lỗ, bán ngô với giá 1.000 đồng/kg để một số nhà vườn mua về ngâm làm phân tưới cây.
1.000 đồng/kg ngô không ai mua
Mai Sơn – thủ phủ ngô của tỉnh Sơn La, đang vào thời điểm thu hoạch vụ ngô lớn nhất trong năm. Nhưng, không thấy nét mặt người trồng ngô phấn khởi, mà trái lại, là sự buồn bã pha lẫn chút lo lắng. Nông sân nơi đây đang đối mặt với cảnh thua lỗ do ngô năm nay bị sâu hại tàn phá. Bắp ngô xấu mã, năng suất giảm. Đặc biệt, ngô thu hoạch về không bán được do thương lái từ chối mua.
Ngô thường bị sâu đục bắp tấn công khiến người nông dân Sơn La thất thu
Đứng trên nương ngô đang đã đến ngày thu hoạch, chị Quàng Thị Thân ở bản Chặm Cẳng, xã Chiền Sung (Mai Sơn) than thở, vợ chồng chị mới ra ở riêng, được bố mẹ chia cho một nương ngô rộng gần 1ha để chăm sóc, đến mùa thu hoạch về bán lấy tiền đong gạo, mua đồ ăn cho gia đình nhỏ.
Thế nhưng, sau thời gian vất vả chăm bón, đến ngày thu hoạch thì 10 bắp ngô đến 7-8 bắp bị sâu đục, năng suất và giá giảm mạnh.
“Nhà tôi trồng ngô thường, năm trước bố mẹ thu hoạch ngô đem bán vẫn có lãi. Năm nay sâu tàn phá, ngô bắp bị sâu ăn hết, bẻ đem về bán mà thương lái không chịu mua”, chị nói.
Hiện gia đình chị đã thu hoạch được nửa nương ngô, bắp đẹp chọn ra (được khoảng 20%) cũng chỉ bán được với giá 2.500 đồng/kg, trong khi năm trước bán trên 3.000 đồng/kg. Còn những bắp ngô xấu bị sâu đục, mốc meo thì thương lái không mua, gia đình chị đang phải chờ bán cho các nhà vườn để về làm phân với giá 1.000 đồng/kg.
“ Giá ngô thấp thế này gia đình tôi có bán hết cả nương ngô cũng không đủ tiền mua giống, phân, thuốc, thậm chí còn bị lỗ nữa”, chị Thân buồn bã.
Video đang HOT
Cùng chung cảnh ngộ, ông Hoàng Văn Chem ở bản Noong Sơn, xã Chiền Sung cũng đang ngồi chọn ra những bắp ngô đẹp trong cả núi ngô vừa mới thu hoạch, hy vọng vớt vát được chút ít tiền vốn. Ông Chem tâm sự, nhà ông năm nay gieo 2,5ha ngô thường, đang đứng có nguy cơ lỗ hàng chục triệu do giá ngô xuống thấp.
“Ngô xấu bị sâu đục bắp, bị mốc thì chỉ bán được giá 1.000 đồng/kg mà vẫn không có người đến mua. Năm nay, ngô xấu bị sâu chiếm tới 70-80%”, ông Chem nói.
Ông Chem cho hay không chỉ riêng gia đình ông mà tại bản này, những hộ gia đình có nương ngô cũng đang chịu cảnh tương tự. Nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại trên là do năm nay sâu bệnh tàn phá nhiều.
Tiền vào túi người trồng ngô ngày càng ít
Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Gia Định, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Sơn La, thừa nhận, diện tích ngô ở tỉnh Sơn La năm nay bị bị sâu bệnh tàn phá rất lớn. Năng suất ngô giảm, giá thành cũng giảm theo.
Trừ một số diện tích ngô biến đổi gen vẫn giữ được năng suất, không bị sâu bệnh
Ông Định cho biết, ngô là cây trồng chính ở Sơn La. Diện tích ngô toàn tỉnh ước đạt khoảng 155.000 ha. Do địa hình khác nhau nên năng suất ngô không đồng đều. Vùng thuận lợi thì năng suất trên 10 tấn/ha, vùng địa hình đồi dốc canh tác khó khăn thì chỉ 4 tấn/ha.
Mấy năm gần đây, giá ngô ngày càng giảm, trong khi chi phí vật tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… lại tăng mạnh. Do đó, thu nhập từ 1ha ngô ngày một giảm đi. Ngoài ra, 5 năm trở lại đây, thời tiết diễn biến phức tạp, mùa mưa đến muộn, khi mưa về lại dồn dập nên gặp khó khăn, sâu bệnh phát triển mạnh.
Song, theo ông Định, không phải nông dân trồng ngô nào ở Sơn La cũng bị thất thu như vậy. Bởi, diện tích ngô bị sâu hại tấn công chỉ diễn ra ở những nương rẫy gieo trồng giống ngô thường. Còn giống ngô biến đổi gen có tính kháng sâu đục thân, đục bắp nên năng suất vẫn đảm bảo.
Qua khảo sát ở các vùng ngô tại tỉnh Sơn La cho thấy, diện tích trồng ngô biến đổi gen cho năng suất ổn định. Giống ngô này có các ưu điểm: chi phí đầu vào giảm, sử dụng ít nhân công lao động, bắp ngô khi thu hoạch đẹp, hạt đều được các đại lý thu mua khá ưa chuộng.
Ông Lò Văn Thái ở bản Chặm Cảng khoe rằng gia đình ông có 6 ha đất để trồng ngô. Năm nay, ông chia diện tích đất làm đôi: 3h a trồng ngô thường, 3 ha trồng ngô biến đổi gen. Đến ngày thu hoạch, ngô thường bị sâu đục bắp bán ra với giá rẻ mạt. Còn ngô biến đổi gen bán ra lúc nào cũng được giá 3.200 đồng/kg, năng suất dự kiến đạt 10 tấn/ha.
Theo ông Trần Xuân Định, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), diện tích ngô biến đổi gen ở nước ta vẫn hạn chế. Tính đến 20.8, các công ty đã nhập khẩu 1.000 tấn hạt giống ngô biến đổi gen. Tuy nhiên, lượng hạt cung cấp ra thị trường chỉ ở mức 200 tấn, tương ứng khoảng 100.000 ha, chiếm hơn 8% tổng diện tích trồng bắp cả nước. Cả nước hiện có 50 giống ngô các loại, trong đó có 16 giống ngô biến đổi gen đã được Bộ NN-PTNT công nhận.
Theo B.Hân (VietNamNet)
Cụ bà 90 tuổi lưng còng, tóc bạc vẫn trồng ngô tỉa bắp
Sáng nào cũng vậy, người dân ở huyện miền núi Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) lại thấy một cụ bà lưng còng, tóc bạc trắng, da đen sạm tay cầm dao rựa, vai đeo gùi, bất kể nắng mưa vẫn đi bộ lên nương rẫy và khi trở về trên đôi vai cụ lại gùi nặng bó củi khô...
Đó là cụ bà Cao Thị Mà Nga, gần 90 tuổi (dân tộc Raglai), ở 30 Trịnh Phong, thị trấn Khánh Vĩnh, Khánh Hòa.
Cụ Cao Thị Mà Nga với gánh củi trên tấm lưng còng.
Một buổi sáng trời oi ả, chúng tôi tìm đến nhà thăm cụ nhưng cửa đóng, được cháu bé cạnh nhà cho biết: "Cụ Nga lên rẫy cách nhà gần hai cây số từ sáng sớm rồi".
Tôi liền nhờ bé dẫn đường lên rẫy tìm gặp cụ. Đi trong nương ngô hàng trăm mét mới thấy cụ đang nhổ cỏ, tỉa những cây ngô sâu bệnh... xung quanh còn có nhiều chuối, xoài um tùm. Chỉ có con đường mòn cụ đi hằng ngày xuyên ngang con rẫy là hằn sâu rõ nét.
Một cuộc trò chuyện ngay giữa nương ngô mướt xanh đang trổ bắp... còn cô bé dẫn đường giúp thêm vai "phiên dịch".
Theo lời kể của những người hàng xóm, tuổi thực của cụ đã 90. Cụ có đến 11 lần sinh nhưng giờ chỉ còn ba đứa con. Có đứa ở gần, có đứa ở xa, lâu lâu mới về thăm cụ.
Căn nhà tình nghĩa do chính quyền xây tặng khá vững chắc. Thấy cụ tuổi cao, lưng còng, đi lại khó khăn nên nhiều người khuyên cụ nên nghỉ ngơi. Nhưng cụ chỉ nói một câu ngắn gọn: "Phải làm mới có cái mà ăn chứ!".
Chị Kim Oanh, hằng ngày chứng kiến cụ đi lại qua trước nhà, chia sẻ: "Cụ là tấm gương tiêu biểu trong lao động. Tôi thấy vừa cảm phục vừa thương cụ. Bởi trong xã hội ta ngày nay còn không ít người lười lao động, ỷ lại vào chính quyền, vào cộng đồng dẫn đến lười biếng, thậm chí đi ăn xin... Vì vậy tấm gương yêu lao động của cụ Cao Thị Mà Nga là rất đáng trân trọng".
Một số hình ảnh thường ngày của cụ Cao Thị Mà Nga:
Căn nhà của cụ ở 30 Trịnh Phong, thị trấn Khánh Vĩnh.
Theo Công Thi (Pháp luật TP.HCM)
Trả lại vị thế cho cây ngô Từ việc trồng cây rau màu, cấy lúa kém hiệu quả, hàng trăm hộ dân ở các tỉnh Sơn La, Vĩnh Phúc... đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng ngô, đặc biệt là việc đưa cây ngô biến đổi gen (BĐG) vào sản xuất LTS: Ngô từng được coi là cây trồng chủ lực của nước ta, chỉ sau cây lúa, nhưng do...