1.000 điểm và hơn thế nữa
Lực cầu trong phiên chiều mạnh đến mức lực bán, dù rất nhẹ, cũng đều bị hấp thụ hết…
Lực bán rất nhẹ và dù có thì đều bị cầu hấp thụ hết.
Mặc dù bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ngày càng leo thang và nhãn tiền trước mắt là phiên 20/9, quỹ ETF sẽ tái cơ cấu danh mục nhưng dòng tiền trong phiên giao dịch chiều nay không hề hoang mang.
Thị trường tăng mạnh 9,20 điểm đạt 1.004,74 điểm và thanh khoản đạt 204,5 triệu cổ phiếu, tương đương tổng giá trị 5.020 tỷ đồng. Lực bán rất nhẹ và dù có thì đều bị “cầu” hấp thụ hết.
Một chuyên viên phân tích cao cấp nói với VietnamFinance rằng có một động lực tăng điểm khác đến từ việc Hợp đồng phái sinh VN30F1809 đáo hạn, thường trong các phiên giao dịch đáo hạn sẽ có biến động mạnh và nhà đầu tư khó có thể xác định xu hướng của thị trường.
Tuy vậy, với việc VN-Index đã tích lũy tốt dưới mốc 1.000 điểm, thị trường chỉ giao dịch theo một chiều và tập trung ở nhóm VN30 nên VN-Index tăng điểm rất nhanh càng về cuối phiên.
Trong đó, đáng kể nhất phải nhắc đến dòng Ngân hàng. Hiện tương luân chuyển dòng tiền đã diễn ra ở phiên sáng khi TCB ( 5,3%), VPB ( 3,4%) dẫn dắt, nhưng đến phiên chiều đồng loạt các mã Ngân hàng vốn hóa lớn đều tăng điểm rất mạnh như CTG ( 2,4%), BID ( 0,6%),…
Nhóm Dầu khí phải kể đến đầu tàu GAS, ngoài ra còn có bộ đôi PVD ( 4,0%), PVS ( 1,3%); cùng với đó bộ ba khủng long của PVN là BSR ( 4,3%), POW( 6,5%) và OIL ( 7,2%) đều tăng điểm tốt.
Video đang HOT
Ở diễn biến ngược lại, các mã vốn hóa lớn như VIC (-0,1%), VNM (-1,3%), SAB (-0,05%), NVL (-2,3%), MWG (-0,3%), ROS (-0,1%) lại giảm điểm.
Tuy vậy, trong một ngày nhiều cổ phiếu trụ đồng loạt tăng điểm cộng với việc dòng tiền lan tỏa ra khắp thị trường (với 188 mã tăng và 100 mã giảm), đà giảm của các cổ phiếu trên không đủ để hãm phanh thị trường.
Phiên giao dịch ngày mai (20/9) sẽ đáng chú ý với việc các quỹ ETF sẽ tái cơ cấu danh mục. Tuy vậy, điều này có vẻ không đáng lo ngại, bởi thị trường chứng khoán Việt Nam đã có quy mô vốn hóa lớn, thanh khoản bình quân từng phiên dao động từ 3.000 – 4000 tỷ đồng, do đó không ngại việc giao dịch của các quỹ ETF sẽ có ảnh hưởng đến thị trường chung.
Hai là, phiên giao dịch hôm nay cho thấy dòng tiền nội đang rất tốt, cùng với đó nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng cổ phiếu (mua ròng 21,39 tỷ đồng). Điều này cho thấy thị trường thừa sức cân lại giao dịch từ các quỹ ETF.
Thiên Đồng
Theo vietnamfinance.vn
Việt Nam sẽ ra sao giữa căng thẳng thương mại dâng cao?
Ới những căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa có điểm dừng như hiện nay, Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung sẽ trở thành địa điểm lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư.
Xuất khẩu của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ bị ảnh hưởng lớn từ chiến tranh thương mại. Ảnh: Patrick T. Fallon/Getty Images
Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng leo thang, TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Kế hoạch và đầu tư) nhận định trước mắt, chiến tranh thương mại sẽ chưa ảnh hưởng lớn tới Việt Nam mà chủ yếu ảnh hưởng tới Trung Quốc.
"Tôi cho rằng không quá lo ngại. Vấn đề là doanh nghiệp biết thông tin và chủ động, tìm hiểu để thích ứng, lựa chọn sản phẩm xuất đi hoặc tìm ra thị trường khác".
Lưu Bích Hồ nhận định dòng đầu tư sẽ được chuyển dần sang Việt Nam nhưng đối với hàng hóa cần cẩn thận, đặc biệt là những hàng hóa không tiêu thụ được ở Mỹ.
Trong thời gian dài, chiến tranh thương mại được đánh giá sẽ ảnh hưởng khá mạnh đến nhiều khu vực, bao gồm Việt Nam và "không chỉ hàng hóa dịch vụ mà còn là tiền tệ".
Ngày 6/7, đối đầu thương mại Mỹ - Trung chính thức nổ ra với phát súng đầu tiên đến từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump khi quốc gia này tuyên bố tăng thuế lên tới 25% đối với 34 tỷ USD giá trị hàng nhập từ Trung Quốc với hiệu lực ngay lập tức.
Ngày 23/8, 16 tỷ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ chính thức bị nâng thuế lên mức 25%, tạo ra động thái trả đũa nhanh chóng từ Bắc Kinh ngay trước thềm đàm phán song phương.
Chưa dừng lại, thông báo chính thức trên website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đầu tuần này tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục nâng thuế lên mức 10% đối với 200 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu từ Bắc Kinh, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 24/9/2018 và kể từ 1/1/2019, mức thuế sẽ được gia tăng lên ngưỡng 25%.
Phía Trung Quốc cũng tỏ ra không hề kém cạnh khi liên tiếp đáp trả tương xứng về danh mục hàng hóa cũng như giá trị. Bắc Kinh đã đáp trả thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ và mới đây nhất, cũng cho thấy thái độ không khoan nhượng với việc 200 tỷ USD hàng xuất khẩu bị nâng thuế.
Theo thông báo của Bộ Tài chính Trung Quốc dẫn tin bởi South China Morning Post (SCMP), quốc gia này sẽ nâng thuế hàng Mỹ với 2 mức là 5% và 10%, có hiệu lực vào 24/9 tới, cùng ngày với quyết định của phía Mỹ.
Chỉ trong một thời gian ngắn, chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất đã mở rộng nhanh chóng về phạm vi và giá trị. Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bị nâng thuế gần như toàn bộ hàng nhập khẩu vào Mỹ sau khi ông Trump đưa ra lời đe dọa gần đây.
Trong trao đổi ngắn với TheLEADER cuối tháng trước, ông Daniel Wong, nguyên CEO của Longview Fibere, người có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng nhận định: "Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ có lợi cho Việt Nam".
Theo ông, "bản thân Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh và ngay cả khi không có chiến tranh thương mại, Việt Nam vẫn sẽ tiến lên".
"Trong bối cảnh đối đầu thương mại, càng ngày sẽ càng có nhiều doanh nghiệp đang sở hữu nhà máy tại Trung Quốc nghĩ đến tương lai, đặc biệt với thị trường hàng đầu như Mỹ. Nếu bạn là một doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng tại Trung Quốc, với vị thế là người đứng đầu doanh nghiệp, bạn cần phải nghĩ về dài hạn và những khả năng có thể xảy ra nhất trong dài hạn", ông phân tích.
"Tôi nghĩ rằng Việt Nam đang có được vị trí mà nhiều quốc gia khác ghen tị như lợi thế bờ biển dài, dân số trẻ đầy năng lượng, số người dùng di động tăng lên, Chính phủ mở cửa thương mại trên nền tảng công bằng, tạo ra cơ hội to lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài".
Ngoài Việt Nam, khu vực Đông Nam Á nói chung được đánh giá sẽ hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung với làn sóng đơn đặt hàng mới và hoạt động dịch chuyển sản xuất.
Theo số liệu từ cuộc khảo sát mới đây thực hiện bởi AmCham Trung Quốc và AmCham Thượng Hải đưa tin bởi Bloomberg, 1/3 trong số hơn 430 doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc cho biết đã và đang xem xét chuyển sản xuất ra nước ngoài, trong đó Đông Nam Á là khu vực được lựa chọn nhiều nhất.
Sở hữu kinh tế tăng trưởng năng động, Đông Nam Á còn "ghi điểm" bởi chi phí sản xuất thấp, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng với vị trí địa lý gần Trung Quốc.
Theo Trí Thức Trẻ
Chứng khoán châu Á tăng mạnh bất chấp chiến tranh thương mại leo thang Chứng khoán châu Á vẫn tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 18/9 trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang. Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã tăng 1,41% và chốt phiên 18/9 ở mức 23.420,54 USD trong khi chỉ số Topix kết thúc phiên tăng 1,81% lên 1.759,88 USD. Một góc Sàn chứng khoán...