1.000 binh sĩ Trung Quốc tập trận sát Ấn Độ giữa lúc căng thẳng
Quân đội Trung Quốc đã tiến hành hơn 100 cuộc tập trận trong năm nay và tăng cường huấn luyện dọc biên giới tranh chấp với Ấn Độ.
Các binh sĩ Trung Quốc tham gia cuộc tập trận ở Quân khu Tây Tạng vào tháng 6 (Ảnh: SCMP).
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 24/6, người phát ngôn quân đội Trung Quốc Ren Guoqiang cho biết các cuộc tập trận và huấn luyện dọc biên giới tranh chấp với Ấn Độ vẫn tiếp tục diễn ra bất chấp đại dịch Covid-19. Các hoạt động này bao gồm cuộc tập trận ở độ cao “kỷ lục” với sự tham gia của hơn 1.000 binh sĩ từ 20 đơn vị hồi đầu tháng 6.
Ông Ren cho biết các cuộc tập trận sử dụng máy bay không người lái và “nhằm mục đích tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng biên phòng trong một môi trường cực kỳ lạnh giá, khắc nghiệt và rủi ro”. Ông cũng cho biết, cuộc tập trận có sự tham gia của các đơn vị dân quân và lực lượng chính quy nhằm tăng cường khả năng chiến đấu.
Theo ông Ren, quân đội Trung Quốc đang sử dụng nhiều đạn dược hơn trong các cuộc tập trận bắn đạn thật so với những năm trước, song không công bố dữ liệu. Một nguồn tin quân sự cho biết Bộ Quốc phòng sẽ cần thêm thời gian để thống kê số đạn dược được sử dụng trong tập trận, bao gồm một số đạn dược và tên lửa đã hết hạn sử dụng và sắp bị phá hủy.
Video đang HOT
“Quân đội Trung Quốc đã đẩy nhanh tốc độ thay thế vũ khí trong những năm gần đây. Một số đạn dược và tên lửa sắp hết hạn sử dụng đã được bắn trong các cuộc tập trận. Sẽ có thêm nhiều cuộc tập trận quân sự được tiến hành vào cuối năm nay vì quân đội cần bắt kịp các cuộc tập trận theo kế hoạch của năm ngoái, vốn bị hủy bỏ vì Covid-19″, nguồn tin cho biết.
Báo Hindu của Ấn Độ gần đây đưa tin quân đội Trung Quốc đã huấn luyện các đơn vị dân quân mới của người Tây Tạng gần Pangong Tso, nơi xảy ra vụ đụng độ chết người giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ vào năm ngoái. Lực lượng dân quân đã kết hợp các thiết bị công nghệ cao như máy bay không người lái và các phương tiện giao thông truyền thống như ngựa và la.
Chỉ vài giờ sau vụ ẩu đả đẫm máu ở thung lũng Galwan vào ngày 15/6 năm ngoái, bộ chỉ huy quân sự Tây Tạng của quân đội Trung Quốc thông báo thành lập 5 đơn vị dân quân. Đoạn video do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc chiếu khi đó cho thấy các đơn vị này bao gồm người Tây Tạng.
Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu rút quân từ tháng 4, nhưng hai bên vẫn nghi ngờ lẫn nhau và duy trì khoảng 100.000 binh sĩ dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC) – biên giới chưa được phân định trên thực tế.
Song Zhongping, nhà bình luận quân sự ở Hong Kong và từng huấn luyện cho lực lượng quân đội Trung Quốc, cho biết huấn luyện dân quân địa phương là cách hiệu quả nhất để giúp các lực lượng vũ trang tiến hành hoạt động do thám và hậu cần.
“Thể chất của người Tây Tạng giúp họ thích nghi với độ cao dễ dàng hơn so với các binh sĩ quân đội Trung Quốc thông thường”, chuyên gia Song nhận định.
Chuyên Song cho rằng việc Trung Quốc triển khai lực lượng dân quân có thể nhằm ứng phó với việc Ấn Độ tuyển mộ những người Tây Tạng lưu vong để thành lập một lực lượng tác chiến đặc biệt.
Bắc Kinh cáo buộc quân đội Ấn Độ đã huấn luyện hơn 10.000 người Tây Tạng lưu vong để đóng giả làm người chăn gia súc địa phương trong nỗ lực xâm nhập biên giới Trung Quốc.
Lính Ấn - Trung lại ẩu đả ở biên giới
Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục ẩu đả tại khu vực biên giới đang tranh chấp trên dãy Himalaya, khiến nhiều binh sĩ hai bên bị thương.
Quan chức Ấn Độ hôm nay cho biết vụ ẩu đả mới nhất xảy ra đêm 20/1 tại Naku La, bang Sikkim khi một đội tuần tra Trung Quốc "cố đi vào lãnh thổ Ấn Độ" và bị buộc quay lại. Naku La nằm ở giữa bang Sikkim của Ấn Độ với vùng Tây Tạng ở Trung Quốc.
Quan chức Ấn Độ cho biết vụ ẩu đả được xử lý ổn thỏa ngay trong đêm và cả hai bên đều có binh sĩ bị thương.
Phía Trung Quốc hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã kéo dài 7 thập kỷ. Hai bên từng nổ ra giao tranh ngắn năm 1962.
Lính biên phòng Trung Quốc tuần tra tại tỉnh Ali thuộc Tây Tạng hồi tháng 3/2020. Ảnh: PLA Daily .
Sau căng thẳng ở cao nguyên Doklam năm 2017, tình hình ở vùng tranh chấp Ấn -Trung lắng dịu. Tuy nhiên, căng thẳng bất ngờ leo thang thành đụng độ giữa binh sĩ hai nước hồi đầu tháng 5/2020, với đỉnh điểm là vụ ẩu đả giữa tháng 6/2020 ở thung lũng Galwan khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng và nhiều binh sĩ Trung Quốc thương vong. Một số vụ ẩu đả sau đó tiếp tục diễn ra.
Vụ đụng độ khiến căng thẳng hai bên tăng cao, đồng thời dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc cũng phong trào bài hàng hóa, ứng dụng Trung Quốc ở Ấn Độ. Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tăng cường thêm lực lượng gần biên giới, gấp rút chạy đua chuyển nhu yếu phẩm và thức ăn để binh sĩ sống sót trong mùa đông.
Hai nước đã tổ chức một số vòng đàm phán để giải quyết xung đột. Cuộc đàm phán giảm leo thang mới nhất giữa các chỉ huy quân đội hai nước diễn ra hôm 24/1 và kéo dài 15 giờ, song kết quả chưa được công bố.
Đầu tháng này, Tư lệnh Lục quân Ấn Độ Manoj Mukund Naravane tuyên bố Ấn Độ cam kết giải quyết tình hình tranh chấp thông qua đàm phán, nhưng không ai nên thử thách sự kiên nhẫn của Ấn Độ. "Chúng tôi cam kết giải quyết tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán và nỗ lực chính trị. Tuy nhiên, không ai nên phạm sai lầm khi thử thách sự kiên nhẫn của Ấn Độ", ông nói.
Tư lệnh Không quân Ấn Độ RKS Bhadauria cũng cảnh báo "nếu Trung Quốc có thể gây hấn, chúng tôi cũng sẽ gây hấn".
Ấn Độ nói lòng tin với Trung Quốc bị xáo trộn Ngoại trưởng Ấn Độ nói lòng tin với Trung Quốc giảm sâu sắc sau cuộc đụng độ biên giới dẫn đến thiệt hại nhân mạng đầu tiên trong 45 năm. "Sau 45 năm, thực sự đã có đổ máu ở biên giới. Điều đó tác động rất lớn đến dư luận và về mặt chính trị, thực sự tác động đến lòng tin...