100% trẻ tử vong tay chân miệng đều do EV 71
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, đến nay cả nước ghi nhận khoảng 50.000 ca mắc tay chân miệng, trong đó 27 trẻ đã tử vong. Tất cả các ca tử vong đều được khẳng định là do vi rút EV 71 gây ra.
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại BV Nhi T.Ư. Ảnh: H.Hải
Với khoảng 50.000 ca mắc ở thời điểm hiện tại, con số mắc đã gần bằng một nửa số ca mắc của cả năm 2011. Trong khi đó, vẫn chưa đến thời kỳ cao điểm của bệnh tay chân miệng. So với cùng kỳ năm 2011, số trẻ mắc tăng khoảng 10 lần.
Video đang HOT
Mục tiêu mà ngành y tế đặt ra là giảm tối đa số ca tử vong do tay chân miệng so với năm 2011 (có 110.000 ca mắc và 169 trường hợp tử vong). Đến nay, con số tử vong đã là 27 trường hợp.
Bộ Y tế khuyến cáo, để phòng bệnh, việc vệ sinh cá nhân cần đặt lên hàng đầu. Cả trẻ em, người chăm trẻ, người chế biến thức ăn cho trẻ cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Hồng Hải
Theo Dân trí
9 trẻ tử vong, bệnh tay chân miệng lại "nóng"
Chỉ trong 6 tuần đầu năm nay, cả nước đã ghi nhận hơn 6.000 trường hợp mắc tay chân miệng trên hầu hết các địa phương, trong đó có 9 trường hợp tử vong và đều do vi-rút cực độc EV71 gây ra.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tay chân miệng diễn ra chiều 20/2 tại Hà Nội, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh tập trung chủ yếu ở khu vực phía nam với hơn 60% trường hợp mắc bệnh và 8 ca tử vong còn lại là miền Bắc (khoảng 30%) và miền Trung. Đặc biệt, 100% trường hợp tử vong vì tay chân miệng này đều có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút EV 71.
"Bệnh không chỉ xảy ra nhiều ở miền Nam mà miền Bắc cũng có những dấu hiệu gia tăng bất thường. Vì thế, các tỉnh, thành phố cần tăng cường biện pháp giám sát, giáo dục, truyền thông. Cục Y tế dự phòng thành lập ngay các đoàn công tác tại các tỉnh trọng điểm để xuống dưới địa phương triển khai chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch", Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, nói.
Các chuyên gia nhận định dịch tay chân miệng 2012 vẫn rất phức tạp.
TS. Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, đánh giá: "Đuôi dịch từ năm ngoái đến nay vẫn còn, báo hiệu một năm dịch bệnh diễn biến phức tạp, lưu hành nhiều chủng vi-rút gây bệnh. Năm nay, ngay từ đầu mùa dịch cũng đã ghi nhận 9 ca tử vong, trong khi dù được đánh giá là phức tạp nhưng năm ngoái, số trường hợp tử vong chỉ ghi nhận từ giữa năm trở đi và tăng dần", TS Hiển nói.
Các chuyên gia dự báo năm nay, dịch tay chân miệng sẽ có những diễn biến phức tạp trên diện rộng, nguy cơ mắc tăng cao nhất vào các tháng 9, 10, 11. Nguyên nhân là bệnh tay chân miệng do vi-rút đường ruột, lây theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, không có vắc-xin phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc hiệu. Có nhiều tuýp vi rút gây bệnh, tỷ lệ vi rút EV 71 lưu hành cao, đối tượng cảm nhiễm lớn, chưa đánh giá được miễn dịch của cộng đồng. Tỷ lệ người lành mang trùng cao tới 71% trong các ổ dịch, thời gian thải trùng kéo dài tới 6 tuần. Trong khi đó, tỷ lệ người chăm sóc trẻ áp dụng biện pháp rửa tay phòng bệnh còn thấp. Một số nơi chưa được sự quan tâm đúng mức của chính quyền, ban ngành đoàn thể công tác phòng chống dịch chưa triệt để công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng chưa sâu rộng.
Bộ Y tế chỉ đạo Cục Y tế Dự phòng phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ và các chuyên gia tiến hành dự thảo sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh tay chân miệng.
Hồng Hải
Theo dân trí
Bệnh sốt xuất huyết bắt đầu "tăng tốc" Mới bắt đầu mùa mưa nhưng bệnh sốt xuất huyết đã bắt đầu tăng nhanh trong khi đó bệnh tay chân miệng tiếp tục diễn biến phức tạp. Tình hình trên khiến khu vực các tỉnh phía Nam có nguy cơ phải đương đầu với hai đỉnh dịch cùng lúc. Thống kê tình hình bệnh truyền nhiễm của Viện Pasteur, TPHCM cho thấy,...