100 tấn nước mắm Miwon bị phát hiện đóng cặn
Quảng cáo là “ nước mắm sạch”, “công nghệ mới với 3 bước siêu lọc, loại trừ mọi vi khuẩn gây hại” nhưng 100 tấn nước mắm Hải Ngư của Miwon Việt Nam đã bị đóng cặn.
Điều đáng tiếc là hãng thực phẩm đến từ Hàn Quốc này lại đổ lỗi cho việc sử dụng muối trong nước.
Theo phản ánh của anh Lê Anh Tú (số 18 ngõ 317 phố Bùi Xương Trạch, Hà Nội), tháng 6.2012, anh mua 3 chai Miwon Hải Ngư ở siêu thị BigC. Tuy nhiên, ngày 29.6, khi sử dụng đến chai nước mắm thứ hai, anh Tú phát hiện chai này và cả chai còn lại đều kết tủa trắng dày đặc ở đáy, dù hạn sử dụng còn đến tận ngày 7.4.2013.
Anh Tú báo sự việc đến phòng chăm sóc khách hàng của Công ty Miwon Việt Nam (Miwon) và đợi hơn một tháng nhưng không thấy phía Miwon cử người tới xem xét hay liên hệ lại với anh. Đến đầu tháng 8, Công ty Miwon mới trả lời anh Tú.
Đại diện Miwon cho biết, lô hàng nước mắm đóng cặn (trong đó có 3 chai của anh Tú), có số lượng 100 tấn. Tuy nhiên, diễn biến trên thị trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy, Miwon đã không chủ động công bố lô sản phẩm bị lỗi theo quy định của Luật An toàn thực phẩm khi xảy ra sự cố mà chỉ âm thầm “phong tỏa” sản phẩm đã trót đưa ra thị trường.
Anh Tú và chai nước mắm Miwon Hải Ngư bị đóng cặn.
Video đang HOT
Trong văn bản trả lời, Miwon cho biết: “Cặn phát sinh nguyên nhân chính do sử dụng muối sản xuất trong nước. Trong muối có hàm lượng canxi khi sản xuất, canxi kết hợp với thành phần của nước mắm tạo thành canxi citrate kết tủa thành cặn”.
Chưa hết, Miwon còn lý luận rằng: “Về bản chất, canxi citrarte là một dạng dễ hấp thụ canxi nhất, do đó để bổ sung canxi cho cơ thể thông qua sữa, thực phẩm chức năng… các nhà sản xuất đã bổ sung hợp chất canxi này. Vì vậy có thể kết luận, cặn phát sinh trong nước mắm hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tuy nhiên về mặt mỹ quan thì không nên để phát sinh cặn”.
Có phải lỗi do muối nội?
Trao đổi với PV Báo NTNN, TS Phùng Hà – Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) cho rằng, về lý thuyết, việc nước mắm đóng cặn do có canxi trong muối kết tủa có thể xảy ra. Tuy nhiên, nguyên nhân vì sao lại để xảy ra đóng cặn cần xem xét cả quy trình sản xuất nước mắm chứ không chỉ là do muối. Ông Trần Thế Dũng – Trưởng phòng Quản lý sản xuất của Công ty Muối Việt Nam cho biết, công ty cũng có hai đơn vị sản xuất nước mắm là Công ty Muối Thanh Hóa và Công ty Muối miền Trung.
Cả 2 công ty này đều sử dụng 100% muối trong nước để sản xuất nước mắm nhưng chưa từng nghe khách hàng phàn nàn về tình trạng đóng cặn. “Vì sao các doanh nghiệp khác sử dụng muối trong nước không có cặn mà Miwon lại để có đóng cặn trong chai như vậy? Miwon phải giải thích rõ việc này” – ông Dũng nói.
Ông Dũng còn cho biết, Công ty Muối Việt Nam còn xuất khẩu được muối sang thị trường khó tính như Nhật Bản. Giám đốc một doanh nghiệp nước mắm có tiếng ở Hà Nội cũng nói với phóng viên NTNN rằng, việc sản xuất nước mắm mà để đóng cặn là trường hợp đặc biệt hi hữu. Việc Miwon để cho nước mắm với số lượng lớn như vậy bị đóng cặn cần xem lại quy trình sản xuất trước khi đổ lỗi cho muối nội.
Điều cần bàn thêm là có thực việc nước mắm bị kết tủa, đóng cặn như vậy không hề ảnh hưởng đến sức khỏe như khẳng định của Miwon? TS Phùng Hà cho rằng, lượng canxi trong nước mắm ở mức độ ít sẽ không bị ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng số lượng nhiều sẽ ảnh hưởng. Thông tin trên, một số diễn đàn y học, nếu sử dụng nhiều canxi có trong muối và nước mắm… sẽ dẫn đến một số bệnh, trong đó có bệnh sỏi thận.
TS Phùng Hà cho rằng, Miwon cần phải phân tích rõ ràng lượng canxi trong nước mắm của mình là bao nhiêu mới có thể kết luận được có hại cho sức khỏe người tiêu dùng hay không. Theo VNN
Bữa ăn "ngậm" đầy hóa chất
Theo Cục An toàn VSTP, trong 3 năm gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện 15,6% số mẫu thực phẩm dương tính với hàn the, 13% số mẫu có chất bảo quản vượt ngưỡng cho phép và 12% số mẫu có phẩm màu kiềm. Phần lớn phụ gia nhập lậu, không kiểm soát được...
Cơ quan quản lý thị trường kiểm tra mứt, xí muội... tẩm hóa chất cấm tại chợ Bình Tây, TPHCM.
Bán hóa chất nhưng mù tịt kiến thức chuyên môn!
Ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Bộ Y tế - cho biết, có 23 nhóm phụ gia thực phẩm bao gồm 337 chất được cho phép sử dụng. Thực tế kiểm tra cho thấy, phụ gia thực phẩm trôi nổi, không nguồn gốc vẫn tồn tại nhiều trên thị trường.
Tại TPHCM, nơi tập trung phân phối sỉ các mặt hàng phụ gia hóa chất hàng đầu cho TP và các tỉnh là chợ Kim Biên, chợ Lớn ở quận 5. Lãnh đạo Phòng Kinh tế quận 5 cho biết, chỉ riêng tại chợ Kim Biên đã có gần 100 cơ sở kinh doanh hóa chất, trong đó có 74 hộ kinh doanh thương hiệu phụ gia thực phẩm, còn lại là hóa chất công nghiệp và sản phẩm nhập khẩu.
Mặc dù, theo quy định mới, hoá chất nhập khẩu vào Việt Nam phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hoá chất bao gồm tên hoá chất mã nhận dạng hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ biện pháp phòng ngừa định lượng thành phần hoặc thành phần định lượng ngày sản xuất hạn sử dụng (nếu có) thông tin nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối xuất xứ hàng hoá và hướng dẫn sử dụng, bảo quản. Tuy nhiên, chứng kiến tại khu vực của chợ Kim Biên mới thấy, việc mua bán hoá chất quá dễ và chẳng ai kiểm soát khi hàng hoá không có bất kỳ nhãn phụ nào bằng tiếng Việt. Các bình đựng hoá chất chỉ ghi sơ sài bằng bút lông. Khi muốn mua hoá chất nào thì chỉ cần nói tên là sẽ được người bán đáp ứng và chiết rót ngay.
Đáng nói, 100% số hộ kinh doanh ở đây đều không có kiến thức chuyên môn về hoá chất, chưa kể kinh doanh không có giấy phép. Đặc biệt, 90% số phụ gia hoá chất trên thị trường quận 5 nhập khẩu từ nước ngoài, nhưng nhiều hoá chất không được ghi nhãn mác, nhập nhằng không biết nhập từ đâu.
Phụ gia công nghiệp sử dụng trong thực phẩm...
Cũng theo Cục ATVSTP, có đến 42% số người kinh doanh, 68% số người tiêu dùng chưa hiểu biết đúng cách sử dụng phụ gia thực phẩm. Thực tế đáng báo động hiện nay chính là, vì lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng phụ gia công nghiệp trong chế biến thực phẩm như: Thạch rau câu chứa DEHP, mứt ngậm chất tẩy trắng, ớt bột có phẩm màu công nghiệp, thịt cá ướp urê, chất bảo quản... Về các loại hương liệu, chỉ cần 20.000 - 30.000 đồng là có thể mua được một chai 100 ml các loại hương liệu chế biến các loại nước giải khát như: Cacao, chanh, càphê, táo, dâu, nho... và cũng với giá tiền đó cũng có thể mua được các loại phụ gia tạo màu, mùi cho thịt heo, bò, gà, tôm cua... Ngoài ra, một số loại hóa chất đang được bán chạy mà ngay cả người mua về sử dụng cũng không lường hết được các tác hại như: Chất Magnesium Sunlfate tẩy vải sợi được dùng vào việc tẩy trắng ngó sen, dừa, rau hóa chất Sulfite tẩy trắng mủ caosu được dùng tẩy trắng da lợn và bún...
Cũng theo TS Nguyễn Thanh Phong, việc sử dụng phụ gia thực phẩm đã tồn tại lâu đời. Tuy nhiên, gần đây nhiều cơ sở sử dụng phụ gia thực phẩm không an toàn hay dùng phụ gia công nghiệp thay thế đang "đầu độc" thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Cũng theo TS Phong, chỉ cần 1gr hàn the hấp thụ vào cơ thể có thể gây tiêu chảy, nôn mửa, nặng hơn có thể gây tử vong. Với liều thấp, những phụ gia không an toàn có thể gây ngộ độc mạn tính như: 15% số phụ gia hấp thụ vào cơ thể sẽ tích lũy ở mô mỡ, rụng tóc, suy thận...
Vừa qua, cơ quan chức năng Trung Quốc và các nước đã phát hiện hàng loạt các vụ thực phẩm nhiễm độc: Chất methonyl (thuốc trừ sâu) trong 18 loại trà chất formaldehyt để giữ tươi rau chất nitrat natri, urê và hormon tăng trưởng trong đậu đũa, giá sống hóa chất và phụ gia độc hại để làm huyết vịt giả hàm lượng chì cao trong tảo Spirulina, hoa quả sấy khô và ô mai mỡ động vật và rác thải nhà bếp để tái dầu ăn gelatin công nghiệp để chế biến tai lợn giả đặc biệt sử dụng thi thể thai nhi, bé sơ sinh, nhau thai để sản xuất "thuốc thịt người",... Đa số thực phẩm có chứa chất độc hại này đều có mặt ở Việt Nam, chủ yếu qua con đường nhập lậu. Báo cáo của Ban chỉ đạo liên ngành trung ương vệ sinh an toàn thực phẩm, 6 tháng đầu năm, cả nước đã xảy ra 89 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.496 người mắc, 1.950 người nhập viện và 18 người tử vong, trong đó có 16 vụ ngộ độc trên 30 người. So với cùng kỳ 2011, số người mắc tăng 2,3% (41 người) ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn gia đình tăng 18 vụ, số người mắc tăng 497 người, số nhập viện tăng 346 người và số tử vong tăng 9 người (chủ yếu là do ngộ độc rượu không rõ nguồn gốc, nấm độc...).
Theo Võ Tuấn
Lao động
Truy tố người "độn" chất cấm vào thực phẩm Cá nhân có hành vi "độn" hóa chất công nghiệp như: Rhodamine B vào tương ớt để làm đẹp sản phẩm; sibutramine vào trà giảm cân khiến người dùng bị tiêu chảy; hàn the vào giò chả, formaldehyde vào bánh phở để chống ôi thiu... gây hại sức khỏe người sử dụng sẽ bị truy tố trong thời gian tới. Hành vi độn...