100 ngày đầu tiên của “Tổng thống Hillary Clinton” sẽ thế nào?
Japan Times ngày 30.10 đặt câu hỏi, chương trình nghị sự trong 100 ngày đầu tiên của “Tổng thống Hillary Clinton” sẽ gồm những gì, nếu ứng viên đảng Dân chủ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 8.11 tới đây. 100 ngày đầu tiên của bất kỳ nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ nào cũng là tối quan trọng.
Ngày 22.10 bà Hillary từng cho biết : “Tôi sẽ bắt đầu để có thể được làm việc ngay lập tức, tôi sẽ cùng với mọi người thực hiện những gì đã đã cam kết”. Theo AFP, bà Clinton cho biết sẽ đưa ra hai dự án luật trong 100 ngày đầu tiên của bà tại Nhà Trắng : một về cải cách nhập cư và một kế hoạch quan trọng về đầu tư cơ sở hạ tầng.
Chưa chiến thắng nhưng bà Hillary Clinton đã phải đối diện với quá nhiều vấn đề nan giải phía sau chiến thắng. Ảnh : Reuters
Tuy nhiên, nếu phe Cộng hoà vẫn kiểm soát lưỡng viện Quốc hội thì vấn để thông qua các dự án luật theo đề xuất của bà Hillary sẽ không dễ dàng chút nào. Những khó khăn của Tổng thống Obama là lời cảnh báo cho bà Hillary về điều ấy. Luật cải cách nhập cư đã được Thượng viện thông qua năm 2013, nhưng vẫn nằm chết vì áp lực từ cánh siêu bảo thủ của đảng Cộng hòa.
Điều gì sẽ giúp bà Hillary có thể có được 100 ngày đầu tiên ít sóng gió nhất?
Bà Hillary phải có chiến thắng cách biệt đối với ông Trump
Bà Hillary bỗng dưng gặp “ách giữa đàng” khi FBI lại lôi vụ rò rỉ email ra ngay trước ngày bầu cử, khiến cho đối thủ nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với bà Hillary xuống chỉ còn 2 điểm cách biệt. Trước sự bất lợi đó, bà Hillary không thể không bị phân tâm, từ đó khiến cho những bước cuối cùng trên đường đua của bà có thể bị chao đảo.
Điều đó khiến cho chiến thắng của bà chưa thể được đảm bảo, chứ nói gì đến chiến thắng cách biệt. Tuy nhiên, nếu bà Hillary không có được chiến thắng cách biệt thì 100 ngày đầu tiên của bà sẽ chồng chất khó khăn, nếu bà may mắn được đa số cử tri Mỹ tạo điều kiện để bước vào Nhà Trắng lần thứ hai, nhưng là lần đầu trên cương vị người đứng đầu nhà nước Mỹ.
Bởi lẽ với tuyên bố của Trump cho thấy vị tỷ phú bất động sản không dễ dàng chấp nhận thua cuộc. Do vậy, nếu chiến thắng quá sít sao sẽ khiến đối thủ của bà có động lực hơn để tìm cách lật ngược thế cờ và như thế bà Hillary phải chờ đợi kết quả hoặc kiểm phiếu lại, hoặc phán quyết cuối cùng của Toà án Tối cao Mỹ công nhận người chiến thắng, như năm 2000.
Nếu Trump tiếp tục theo đuổi một cuộc chiến pháp lý thì bà Hillary sẽ khó có thể tập trung vào hoàn tất thành phần nội các – một việc cũng quan trọng không kém gì chương trình hành động trong 100 ngày đầu tiên của chính quyền Tổng thống mới. Kịch bản tồi tệ này sẽ không sẽ xảy ra nếu bà Hillary có chiến thắng cách biệt.
Video đang HOT
Mặt khác, nếu bà Hillary có chiến thắng cách biệt mà đảng Dân chủ vẫn là thiểu số tại lưỡng viện Quốc hội thì bà sẽ có thể được sự ủng hộ của những thành phần ôn hoà trong đảng Cộng hoà. Bởi chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống cũng là thước đó sự ủng hộ của cử tri với đảng chính trị của Tổng thống, điều đó khiến phe đa số tại Quốc hội phải xem lại quan điểm.
Hiệu ứng tích cực từ chiến thắng cách biệt cũng sẽ giúp bà Hillary dễ dàng thông qua việc đề cử cuối cùng một thẩm phán của Tòa án Tối cao, thay thế cho cố thẩm phán Antonin Scalia, một người bảo thủ cứng rắn. Tổng thống Obama đã đề cử Merrick Garland, nhưng đề cử này đang bị đình trệ tại Thượng viện. Khi đảng Dân chủ vẫn ở phe thiểu số thì chiến thắng cách biệt của Tổng thống rất quan trọng trong trường hợp này.
Bà Hillary phải chuẩn xác trong đột phá khẩu giải quyết di sản của người tiền nhiệm
Có lẽ vấn đề đối ngoại của chính quyền Obama là điều khiến bà Hillary đau đầu nhất trong 100 ngày đầu tiên của mình. Hiện nay sức mạnh Mỹ, lợi ích Mỹ, giá trị Mỹ đang đối diện với sự đe doạ bởi một Chiến tranh Lạnh được hồi sinh giữa Nga và phương Tây, trong đó căng thẳng Nga – Mỹ đóng vai trò chi phối.
Từ căng thẳng trong cuộc chiến Syria đến việc động binh tại vùng Baltic cũng như ván cờ tàn Ukraine và phòng thủ tại đông Âu. Putin đang ở thế thượng phong nhờ lợi dụng những sai lầm chiến lược của Washington và đồng minh với nước Nga thời hậu xô viết, qua đó làm hồi sinh sức mạnh Nga và hiện đang có những bước dài chiến lược của mình.
Tổng thống Mỹ tương lai phải cùng lúc đối diện với Chiến tranh Lạnh Nga – phương Tây đang hồi sinh và thế giới lưỡng cực Trung – Mỹ đang thành hình. Ảnh : Washington Times
Cùng với đó Moscow đang tác động vào những mắt xích rệu rã của cấu trúc an ninh chung Mỹ- Châu Âu và liên minh cấm vận đối với nước Nga. Kết quả đã khiền nhiều đống minh của Mỹ đang giảm độ hăng hái với những chính sách của Washington, thậm chí có những đồng minh đã trở thành đối tác chiến lược của Moscow.
Do vậy, chính phủ Mỹ tương lai không thể chậm trễ trong việc gia cố các mối quan hệ chiến lược vốn đã tồn tại hơn 70 năm qua giữa hai bờ Đại Tây Dương. Tuy nhiên, đây là một việc không dễ dàng khi Washington chuyển trục chiến lược về Châu Á – Thái Bình Dương thì cũng đã đồng thời hạ tầm với các đồng minh cũ. Nay nâng tầm trở lại không hể đơn giản chút nào.
Bên cạnh đó Mỹ lại phải đối mặt với sức mạnh đang trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ từ Trung Hoa đại lục và đang tạo hình cho thế giới lưỡng cực mới Mỹ – Trung. Sự thể hiện vai trò ngày càng lớn của Bắc Kinh tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khiến cho việc chuyển trục chiến lược đối ngoại của Washington gặp vô vàn khó khăn và đến nay vẫn chưa xây được trụ móng.
Đặc biệt nguy hại với bà Hillary là bà sẽ cực kỳ khó khăn trong việc làm hồi sinh Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương ( TPP) bởi bà phản đối hiệp định này và cả chính giới cùng người dân Mỹ cũng không ủng hộ di sản này của Obama. Trong khi đó, lợi ích kỳ vọng từ TPP lại được xem là nền tảng đảm bảo thành công cho việc xoay trục chiến lược của Washington.
Có thể thấy, bà Hillary đã tự đưa mình vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trong việc tiếp tục xoay trục về địa bàn mới. Nếu không xác định chuẩn xác đột phá khẩu và không có kế hoạch xử lý tốt tình huống này thì việc xoay trục đối ngoại của Mỹ sẽ phá sản và khi đó chính quyền mới tại Washington có thể lần đầu tiên phải đối mặt với khủng hoảng trong quan hệ đối ngoại.
Tại địa bàn cũ thì Washington đã chót nhổ neo khiến cho Putin đang có cơ hội biểu dương sức mạnh, thách thức các đồng minh chiến lược của Mỹ. Tại địa bàn mới thì Washignton chưa thể buông neo, giúp cho Tập Cận Bình có đủ điều kiện thực hiện những bước đi chiến lược, lôi kéo đồng minh, phân hoá đối tác, khiến Washington không kịp trở tay.
NATO, G-7 đều có dấu hiệu rệu rã, thậm chí phân rã, G-20 thì đang nằm trong sự chi phối của Bắc Kinh. Có lẽ, 100 ngày đầu tiên sẽ là những cơn sóng lớn mà nếu không bà Hillary không vững tay chéo thì có thể khiến con thuyền Mỹ tròng trành và kéo theo rất nhiều hệ luỵ. Một chiến thắng chưa thể trong tầm tay, vậy mà phía sau chiến thắng đã quá nan giải với bà Hillary.
Theo Danviet
Di sản Châu Á của ông Obama có gì?
Báo Mỹ có nhiều điều để bàn luận về chuyến thăm châu Á cuối cùng của tổng thống Obama, từ việc ông bị "phục kích" bởi nhiều tình huống khó xử đến câu hỏi liệu di sản của ông ở châu Á có được giữ lại sau khi ông rời Nhà Trắng.
Ông Obama trò chuyện với Ngoại trưởng Myanmar, bà Aung San Suu Kyi tại Vientiane khi đến dự hội nghị cấp cao với khối nước ASEAN - Ảnh: Reuters
Giới quan sát đã bàn tán các "dấu hiệu" ông Obama "bị lăng nhục" khi bước từ chiếc Không Lực Một xuống sân bay Hàng Châu bên Trung Quốc, trên chiếc thang máy bay mà không có thảm đỏ theo nguyên tắc tiếp đón nguyên thủ. Tiếp đến, ông có cuộc gặp đầy ngượng ngùng với ông Rodrigo Duterte sau sự cố phát ngôn văng tục của tổng thống Philippines, một đồng minh thân cận của Washington tại khu vực. Nhiều ý kiến đồn đoán sự cố cho thấy Manila đang ngả về phía Bắc Kinh.
Dù vậy ông Obama khẳng định các sự việc trên đã bị thổi phồng. "Ở mọi nơi chúng tôi đến, chúng tôi được tiếp đón rất tuyệt vời. Bất cứ người nào hiểu lý lẽ, dĩ nhiên là bất cứ ai trong khu vực, đều thấy khó hiểu về việc làm sao những lời (nhận xét) đó có thể phản ánh những gì chúng tôi làm ở đây" - ông nhấn mạnh trong một cuộc họp báo.
Xoay trục về châu Á
Nhưng vấn đề chính là những thông điệp của ông có được lắng nghe hay không. "ASEAN là trụ cột trong chính sách tái cân bằng của Mỹ ở châu Á" - ông Obama phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào. "Tái cân bằng" và "xoay trục" thường xuyên được ông sử dụng khi nhắc đếu khu vực.
Tổng thống Mỹ kết thúc chuyến thăm cuối cùng tại châu Á với cam kết sẽ tăng cường sự ảnh hưởng của Washington tại khu vực. "Đây là một phần của thế giới có nhiều ý nghĩa với tôi bởi tôi sống ở Indonesia từ khi còn nhỏ. Và cam kết của tôi về việc siết chặt quan hệ với Đông Nam Á là rất thật lòng". Ông cũng công bố khoản tiền 90 triệu USD để giúp Lào dọn dẹp những bom mìn Mỹ còn sót lại sau chiến tranh Việt nam.
Sự xoay trục của Mỹ không chỉ vì đây là khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới mà còn vì sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự mạnh mẽ của Trung Quốc. Trong thời gian cầm quyền, ông Obama đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Úc, Philippines và Việt Nam và ủng hộ sự chuyển giao dân chủ ở Myanmar.
Nhưng theo báo Washington Post, chính sách này còn nhiều trắc trở, nhất là khi chính quyền Mỹ còn nhiều mối bận tâm khác như sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria, tình hình đông Ukraine... CHDCND Triều Tiên cũng phóng đến ba quả tên lửa đạn đạo về phía vùng biển Nhật Bản trong thời gian ông Obama đang ở châu Á như nhắc nhở Mỹ về sự bế tắc ở bán đảo Triều Tiên.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đưa hàng loạt cam kết hấp dẫn gấp nhiều lần Mỹ tại khu vực. Nhiều quan chức, bao gồm thủ tướng Lý Khắc Cường, đã đi thăm và đem theo hàng tỉ USD đầu tư vào các dự án như đập thủy điện ở Nam Ngiep, tuyến đường ray xe lửa nối Vân Nam và Vientiane và một đặc khu kinh tế ở ngoại ô thủ đô Lào.
Di sản châu Á
Nhưng theo CNN, điểm yếu trong chiến lược xoay trục của ông Obama là điều gì sẽ xảy ra khi ông rời Nhà Trắng. "Tôi hy vọng rằng người kế nhiệm tôi sẽ duy trì cam kết này" - ông Obama từng phát biểu khi đặt chân đến Vientiane. Nhưng sự thật là ông sẽ chuyển giao cho người kế nhiệm một chiến lược vẫn còn chưa hoàn thiện và không có sự đảm bảo nào.
Đến nay, cả hai ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ đều không ủng hộ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), được coi là trọng tâm trong chiến lược xoay trục châu Á. Thậm chí, hiệp định do Washington khởi xướng nhằm tạo đối trọng với sự trỗi dậy của Trung Quốc vẫn đang mắc cạn ở quốc hội Mỹ.
"Trái tim và ý định của ông ấy đặt đúng chỗ nhưng chính sách thương mại (của Mỹ) sẽ làm hỏng di sản của ông ấy - báo Washington Post của Mỹ dẫn lời nhà phân tích Victor Cha thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược - Ông ấy sẽ không thể hoàn thành vòng chạy chiến thắng ở châu Á cho đến khi xong TPP".
Nỗ lực cuối cùng của ông Obama
Trước khi lên đường trở về Washington, tổng thống Obama đã công bố danh sách các mục tiêu mà ông hy vọng hoàn thành trước khi kết thúc nhiệm kỳ, theo báo Wall Street Journal ngày 8-9. Các mục tiêu bao gồm đóng cửa nhà tù Guantanamo ở Cuba, hoàn thành Hiệp định TPP với châu Á, thuyết phục Trung Quốc giúp Washington giải quyết mối đe dọa trên bán đảo Triều tiên.
Theo Tuổi Trẻ
Hillary Clinton tuyên bố sẽ đấu tranh với Trung Quốc Trong một tuyên bố cứng rắn về nền kinh tế toàn cầu, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ Hillary Clinton cho biết, bà sẽ làm tất cả để đấu tranh với Trung Quốc nhằm bảo vệ lợi ích nước Mỹ. Ngày 11.8, bà Hillary Clinton tuyên bố sẽ bảo vệ lợi ích của nước Mỹ trước Trung Quốc, đồng...