100 chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu truy tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt
Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức thành lập Hội đồng chuyên gia khoa học và công nghệ cấp quốc gia để tích nguyên nhân của hiện tượng hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh miền Trung.
GS.VS. Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Namđảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng chuyên gia khoa học và công nghệ cấp quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ vừa thành lập nhằm phân tích nguyên nhân của hiện tượng hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh miền Trung.
Hội đồng gồm 3 tổ nghiên cứu mang tính liên ngành, tập hợp các nhà khoa học từ các cơ quan khác nhau để tiếp tục phối hợp, đối chứng kết quả phân tích và tập trung đi sâu vào các hướng nghiên cứu về tác nhân hoá học, sinh học, khí tượng, thuỷ văn và động lực học biển. Thay mặt Hội đồng, ngày 2-5, GS.VS. Châu Văn Minh đã gặp gỡ, làm việc với các chuyên gia quốc tế đến từ Đức, Mỹ, Israel để thảo luận kế hoạch phối hợp trong việc tìm ra nguyên nhân của hiện tượng hải sản chết bất thường.
Hội đồng chuyên gia khoa học và công nghệ cấp quốc gia chính thức làm việc với các chuyên gia quốc tế tìm hiểu nguyên nhân cá chết hàng loạt
Video đang HOT
Được biết, cho đến nay đã có sự vào cuộc của gần 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học trong nước liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: nuôi trồng thủy sản, môi trường, địa chất- địa vật lý biển, hóa học, cơ học, công nghệ vũ trụ, kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm, hóa dầu, khai thác khoáng sản,…
Các chuyên gia đã tiến hành lấy hàng trăm mẫu để phân tích ngay từ ngày 7-4-2016 bao gồm: mẫu cá chết trên biển, mẫu cá chết trong lồng, mẫu nước, mẫu trầm tích, sinh vật phù du,… để phân tích độc tố, bệnh dịch thuỷ sản, sự hiện diện của tảo độc, các thông số về môi trường nước; số liệu về động đất từ ngày 6-4-2016 để phân tích sự hiện diện của hiện tượng sốc nhiệt và các ảnh hưởng khác do động đất gây ra, số liệu về viễn thám từ ngày 1-4-2016 để phân tích dòng chảy, nhiệt độ, hàm lượng chlorophylla, sự hiện diện của dầu loang.
Các mẫu được phân tích tại các phòng thí nghiệm với các hệ thống máy móc hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật, Thuỵ Sĩ. Các nhà khoa học đã đánh giá một cách khách quan, toàn diện các nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng hải sản chết bất thường, bước đầu đã loại trừ một số nguyên nhân từ bệnh dịch, dầu loang, hiện tượng sốc nhiệt và các ảnh hưởng khác do động đất gây ra. Hai nguyên nhân đang được tập trung phân tích, đối chứng kết quả và đánh giá bao gồm nguyên nhân sinh học và nguyên nhân hoá học.
Theo_An ninh thủ đô
Nguyên nhân cá chết do thủy triều đỏ chưa thuyết phục
Các chuyên gia nhận định, nguyên nhân gây cá chết hàng loạt tại biển miền Trung của Bộ TN&MT chưa thuyết phục.
Nguyên nhân thủy triều đỏ gây chết cá hàng loạt tại miền Trung chưa thuyết phục
Ngay sau khi Bộ TN&MT công bố 2 nhóm nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt tại biển miền Trung, bao gồm "các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền, trên biển" và "hiện tượng thủy triều đỏ". Các chuyên gia đều nhận định, thông tin này chưa thuyết phục.
Theo các chuyên gia, cả 2 nguyên nhân trên không thể xảy ra cùng một thời điểm. Trao đổi với Báo Giao thông, PGS.TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa, ĐH Tự nhiên) khẳng định, không khó để tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt.
"Với kết luận ban đầu của cơ quan quản lý, môi trường nước biển chưa phát hiện thông số vượt tiêu chuẩn, vậy nguyên nhân chắc chỉ có thể bắt nguồn từ chất thải độc hại do con người. Trên thực tế, không quá khó khăn để có thể phân tích chất độc hại gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt đó. Không khó gì để phân tích trên những con cá chết đó có hợp chất hữu cơ hay không, hàm lượng thế nào... Cái này những nhà độc học, hóa học có thể phân tích được ngay. Chỉ trong vòng 4-5 ngày là ra kết quả, bao gồm cả việc lấy mẫu, vận chuyển, phân tích", ông Côn nhận định.
Về nguyên nhân thủy triều đỏ, theo PGS.TS Trần Hồng Côn, một khi hiện tượng này đã xuất hiện sẽ gây ảnh hưởng cho khu vực rộng lớn, loại tảo đỏ sẽ tiết ra chất độc khiến các sinh vật biển chết hàng loạt. Mặt khác, nếu hiện tượng thủy triều đỏ diễn ra thật, không chỉ cá mà con người khi bơi lội tại khu vực này, nuốt phải nước biển có chứa chất độc cũng sẽ chết.
"Muốn xác định có thủy triều đỏ trong giai đoạn cá chết hàng loạt tại miền Trung hay không, rất đơn giản, chỉ cần lấy hình ảnh vệ tinh từ cơ quan quan trắc là phát hiện ra ngay. Chính vì vậy, không cần mất nhiều thời gian để có thể loại bỏ hay công nhận hiện tượng cá chết hàng loạt như đã diễn ra trong thời gian qua liệu có phải bắt nguồn từ hiện tượng thủy triều đỏ hay không?", ông Côn nói.
Đồng quan điểm, một vị giáo sư ngành sinh thái học (xin được giấu tên) cũng nhận định thay vì chỉ nói chung chung, Bộ TN&MT cần đưa ra các minh chứng cụ thể khi kết luận các nhóm nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt.
"Khả năng cá chết hàng loạt do thủy triều đỏ là rất ít, vì trước đó không thấy cơ quan chức năng hay luồng thông tin nào cho thấy có sự xuất hiện của thủy triều đỏ", vị chuyên gia nói. Theo ông, cơ quan chức năng nên tập trung theo hướng chất độc khiến cá chết xuất phát từ sự ô nhiễm do hoạt động của nhà máy, khu công nghiệp!
Theo PGS. Nguyễn Chu Hồi, Chủ tịch Hội Thiên nhiên và môi trường biển cho rằng, việc công bố về nguyên nhân cá chết tại các tỉnh ven biển miền Trung của Bộ TN&MT không có bằng chứng xác thực càng khiến dư luận hoang mang.
"Nói thủy triều đỏ xảy ra, cơ quan chức năng không có hình ảnh minh chứng. Một số báo đưa tin, nhưng cũng chỉ lấy hình ảnh từ bài giảng của quốc tế về thủy triều đỏ. Còn tại Việt Nam, nó xảy trên một diện tích vùng biển lớn như thế thì hình ảnh củathủy triều đỏ đâu? tại sao vệ tinh cũng không ghi nhận được....Thà không nói thì thôi, chứ nói phải cho đúng và có cơ sở khoa học", vị GS thẳng thắn đặt vấn đề.
Theo Báo giao thông
Gần 100 chuyên gia tìm nguyên nhân cá chết ở miền Trung Hội đồng khoa học và công nghệ cấp quốc gia vừa được thành lập để phân tích nguyên nhân hải sản chết bất thường tại miền Trung. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, gần 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học trong nước ở nhiều lĩnh vực như: nuôi trồng thủy sản, địa chất, hóa, công nghệ...