10 xe tăng uy lực nhất Thế chiến II-Phần cuối
Sherman Firefly Như xe tăng Sherman Firefly của Anh là một biến thể của xe tăng Sherman do Mỹ chế tạo. Người Anh đã trang bị cho chiếc xe tăng của họ một khẩu súng chống tăng đầy uy lực – 17 pounder Anh.
Sherman Firefly
Sherman Firefly
Sau khi khắc phục một số sai sót ban đầu, Sherman Firefly được đưa vào sản xuất và giá trị của nó đã sớm được công nhận: đây là loại xe tăng Anh duy nhất có khả năng đánh bại cả xe tăng Panther và Tiger khi tham chiến trong phạm vi tiêu chuẩn.
T-34
Đây là loại xe tăng tầm trung được Liên Xô sản xuất từ năm 1940 đến tận năm 1958. Mặc dù các loại biến thể sau của nó được trang bị vũ khí vào lớp giáp tốt hơn nhưng T-34 thường được công nhận là thiết kế xe tăng hiệu quả, có ảnh hưởng lớn nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Sau chiến tranh, T-34 được xuất khẩu rộng rãi. Đây cũng là loại xe tăng được sản xuất nhiều thứ hai mọi thời đại. Đến năm 1996, các biến thể của loại xe tăng thuộc Thế chiến II này vẫn hoạt động ở hơn 27 quốc gia.
Video đang HOT
T-44
Loại xe tăng thuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai này đã ngừng sản xuất vào giai đoạn cuối của cuộc chiến. T-44 là thế hệ đầu xe tăng hạng trung và là sự kế thừa cho T-34.
Khoảng 2.000 chiếc T-44 đã được sản xuất, thiết kế của nó trở thành cơ sở cho các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, loại chiếc xe tăng được sản xuất nhiều nhất của mọi thời đại.
Tiger I
Tiger I là một loại xe tăng hạng nặng của Đức được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó được sản xuất từ cuối năm 1942 như một phương án đương đầu với sự kháng cự mạnh không ngờ của lực lượng thiết giáp Liên Xô trong những tháng đầu của Chiến dịch Barbarossa, đặc biệt là T-34 và KV-1.
Thiết kế của Tiger I có pháo lên tới 88mm, vốn trước đó đã chứng minh tính hiệu quả trong việc chống lại cả máy bay và xe tăng. Trong suốt cuộc chiến, Tiger I đã tham chiến trên tất cả các mặt trận của người Đức. Nó thường được triển khai thành các tiểu đoàn xe tăng độc lập, với sức mạnh khá lớn.
Tuy Tiger I là đối thủ đáng sợ của nhiều xe tăng đối phương, nhưng nó quá phức tạp, đắt đỏ và mất nhiều thời gian để chế tạo. Chỉ 1.347 chiếc được chế tạo từ tháng 8/1942 tới tháng 8/1944. Tiger I thường gặp hỏng hóc kỹ thuật và vào năm 1944, việc sản xuất bị ngừng lại để nhường chỗ cho loại Tiger II.
Tiger II
Tiger II là tên thường gọi của một loại xe tăng hạng nặng của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tên định danh chính thức của Đức là Panzerkampfwagen Tiger Ausf. B, thường được gọi tắt là Tiger B. Nó cũng thường được biết đến với cái tên không chính thức Knigstiger (tên tiếng Đức là “hổ Bengal”), thường được người Mỹ dịch là King Tiger, và Anh là Royal Tiger.
Tiger II được thiết kế theo cùng ý tưởng như Tiger I, nhưng có tính năng cao hơn. Nó kết hợp lớp giáp dày của Tiger I cùng với lớp giáp nghiêng của Panther. Mỗi chiếc xe tăng nặng gần 71 tấn, được bảo vệ bởi lớp giáp phía trước dày 100 đến 180 mm và được trang bị pháo 8.8 cm Kampfwagenkanone 43 L/71. Tuy nhiên, động cơ của Tiger II không đủ mạnh cùng với việc tốn nhiên liệu là những hạn chế lớn của loại xe tăng này.
Theo Công Thuận
baotintuc.vn
Báo Tây quan tâm VN nâng cấp "sát thủ diệt tăng" SPG-9
Báo chí phương Tây quan tâm tới việc Việt Nam nâng cấp thành công súng chống tăng SPG-9 73mm do Liên Xô sản xuất.
Báo chí phương Tây quan tâm tới việc Việt Nam nâng cấp thành công súng chống tăng SPG-9 73mm do Liên Xô sản xuất.
Tạp chí Army Recognition mới đây đăng tải thông tin bước tiến quân sự Việt Nam. Cụ thể, Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã phát triển thành công một biến thể hiện đại hóa của súng chống tăng SPG-9 73mm do Liên Xô chế tạo trước đây với nhiều cải tiến đáng kể phù hợp hơn với điều kiện tác chiến ở Việt Nam.
Theo đó biến thể hiện đại hóa này có tên gọi là SPG-9T2, nó được nâng cấp để có thể tác chiến hiệu quả trong địa hình hiểm trở, môi trường có nhiệt độ cao và có thể dễ dàng tích hợp trên các phương tiện cơ giới đang được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng.
Trong ảnh là súng chống tăng không giật SPG-9T2 được tích hợp trên xe bọc thép chở quân M-113.
SPG-9 Kopye là một trong những mẫu súng chống tăng không giật được Liên Xô phát triển và đưa vào trang bị từ đầu những năm 1960, nó có thể sử dụng các loại đạn có sức công phá lớn HE hay xuyên giáp động năng HEAT do Liên Xô chế tạo tương tự như pháo chính 2A28 73mm được trang bị trên xe chiến đấu bộ binh BMP-1.
Trong đợt bắn thử nghiệm gần đây, biến thể súng chống tăng không giật SPG-9T2 do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam nghiên cứu phát triển đã được tích hợp sẵn trên xe bọc thép chở quân M-113 và đã có kết quả bắn thử nghiệm ban đầu khá tốt.
Mặc dù thông số kỹ thuật của SPG-9T2 vẫn chưa được Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam tiết lộ nhưng theo đánh giá biến thể hiện đại hóa súng chống tăng không giật SPG-9 có tầm bắn hiệu quả cao hơn so với tầm bắn hiệu quả 800m của phiên bản SPG-9 trước đó.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
5 loại tàu ngầm uy lực nhất của Nga Trong vài thập niên gần đây, giới lãnh đạo Nga đã tái khởi động các dự án nghiên cứu nhằm khôi phục vị thế hàng đầu về quân sự, và tàu ngầm là môt trong những ưu tiên hàng đầu của họ. Dưới đây là 5 loại tàu ngầm đáng chú ý nhất của Nga hiện nay. Tàu ngầm lớp Akula Tàu ngầm...