10 xe tăng đắt nhất năm 2014: T90AM đứng chót
Trang mạng nationcreation vừa qua đã cung cấp thông tin về 10 xe tăng chiến đấu chủ lực đắt nhất thế giới năm 2014, thứ tự cụ thể như sau:
10. Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90AM “Vladimir”: 4,15 triệu USD
T-90AM là phiên bản nâng cấp hiện đại nhất của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-90, được giới thiệu lần đấu tại Triển lãm Vũ khí quốc tế ở Nizhny Tagil. T-90AM là sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống của các dòng xe tăng Nga và các yếu tố phương Tây dựa trên nền tảng công nghệ vũ khí hiện đại thế hệ kế tiếp.
Pháo 2A46-M5 của T-90AM được mạ chrome có độ bền tăng thêm 70%, thiết bị điều khiển hỏa lực Kalina mới cũng giúp nâng cao độ chính xác và hiệu quả của từng phát bắn, do có thêm ngăn chứa phụ ở phía sau tháp pháo mà cơ số đạn tăng lên 48 viên, T-90AM cũng được trang bị thiết bị nạp đạn mới nhanh và an toàn hơn. Mặc dù trọng lượng tăng lên 48 tấn nhưng nhờ động cơ V-96 1100 mã lực mà T-90AM vẫn đảm bảo khả năng cơ động với vận tốc tối đa lên tới 72 km/h và tầm hoạt động đạt 500 km.
9. Xe tăng chiến đấu chủ lực ZTZ-99: 4,5 triệu USD
ZTZ-99 (còn được gọi là Type-99 hay WZ-123) là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ 3 tiên tiến nhất của Trung Quốc do NORINCO sản xuất. Các công trình sư Trung Quốc đã tập hợp những phẩm chất của các xe tăng Nga -72 và -80, xe tăng Mỹ Abrams, xe tăng Đức Leopard và xe tăng Israel Merkava vào ZTZ-99 để cho ra đời một chiếc xe tăng được đánh giá khá cao.
“Vua xe tăng châu Á” theo như cách gọi của người Trung Quốc được trang bị pháo chính cỡ 125 mm có khả năng bắn tên lửa qua nòng tương tự như 2A46 của Nga, nhờ hệ thống nạp đạn tự động nên kíp xe chỉ gồm 3 thành viên, bên cạnh đó là 1 súng máy đồng trục 7,62 mm và 1 súng máy phòng không 12,7 mm điều khiển tự động. Trọng lượng của loại xe tăng này ước chừng vào khoảng 50 tấn, trái tim là động cơ diesel 1.200 mã lực cho tốc độ tối đa lên tới 80 km/h, tầm hoạt động 500 km.
8 Xe tăng chiến đấu chủ lực K2 Black Panther: 16 triệu USD
Video đang HOT
K2 Black Panther do Hyundai Rotem sản xuất là thế hệ xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Hàn Quốc, được thiết kế nhằm thay thế các loại tăng đời cũ. Nhờ kinh nghiệm sử dụng xe tăng cả của Nga và Mỹ mà Hàn Quốc đã tạo ra được một chiếc chiến xa kết hợp nhiều ưu điểm gồm hệ thống quản lý chiến đấu, theo dõi tự động, nạp đạn tự động, hệ thống tự vệ tích cực (bảo vệ mềm soft-kill và bảo vệ cứng hard-kill), hệ thống dẫn đường, bộ phận treo bán chủ động, hệ thống tăng áp chống vũ khí NBC…
K2 Black Panther có trọng lượng 55 tấn, kíp lái 3 người, trang bị pháo nòng trơn 120 mm cùng súng máy 12,7 mm và 7,62 mm, động cơ diesel công suất 1.500 mã lực của K2 cho tốc độ tối đa 70 km/h, tầm hoạt động 450 km.
7. Xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava Mk IV: 16 triệu USD
Merkava Mk IV là biến thể mới nhất của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava do Israel sản xuất, được nâng cấp giáp bảo vệ kết hợp giáp hộp lắp ngoài (thay thế nhanh trên chiến trường) đi kèm hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến hơn và hệ thống phòng thủ chủ động Trophy, phiên bản này ra mắt năm 2004 và hiện mới chỉ có 360 chiếc xuất xưởng.
Hỏa lực của Merkava Mk IV rất đa dạng gồm pháo nòng trơn 120 mm MG253 có khả năng bắn tên lửa chống tăng LAHAT qua nòng, 1 súng máy hạng nặng 12,7 mm, 2 súng máy 7,62 mm và thêm cả 1 súng cối 60 mm. Khả năng cơ động của Merkava có được nhờ động cơ diesel tăng áp công suất 1.500 mã lực cho phép xe chạy với tốc độ 64 km/h trên đường nhựa hoặc 55 km/h trong điều kiện dã chiến. Tầm hoạt động của MBT nặng 65 tấn này đạt 500 km, kíp xe 4 người.
6. Xe tăng chiến đấu chủ lực C1 Ariete Mk 2: 17 triệu USD
Xe tăng chiến đấu chủ lực C1 Ariete Mk 2 của Italia được phát triển bởi Iveco-Fiat (khung gầm và động cơ) và Oto Melara (hệ thống kiểm soát hỏa lực), bắt đầu trang bị cho quân đội Italia vào năm 1995 và đợt giao hàng cuối cùng hoàn thành trong tháng 8/2002 với tổng số khoảng 200 chiếc đã được sản xuất.
C1 Ariete được trang bị những hệ thống quang học hình ảnh số và kiểm soát hỏa lực thế hệ mới nhất, cho phép tác chiến bất kể ngày đêm cũng như có thể vừa chạy vừa bắn ở tốc độ cao. Trái tim của C1 Ariete là động cơ diesel tăng áp Fiat-Iveco MTCA V12 dung tích 25,8 lít công suất 1.250 mã lực, cho tốc độ tối đa 65 km/h, tầm hoạt động 600 km. Vũ khí gồm pháo nòng trơn L44 120 mm (42 viên đạn), 1 súng máy 7,62 mm MG 42/59 đồng trục và 1 súng máy 7,62 mm MG 42/59 bố trí trên nóc tháp pháo. C1 Ariete có kích cỡ khá nhỏ bé khi đứng cạnh các xe tăng Tây Âu khác với trọng lượng 54 tấn và kíp lái 4 người.
(Còn tiếp)
Theo Đại Lộ
Ấn tượng màn thao diễn của "siêu tăng" T-90
Thiết kế nhỏ gọn cộng với hỏa lực mạnh đã giúp "siêu tăng" T-90 thể hiện rất tốt trên thao trường, những hình ảnh đó càng trở nên ấn tượng hơn dùng hiệu ứng quay chậm.
T-90 hiện đang là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Quân đội Nga. Siêu tăng T-90 được phát triển dựa trên mẫu thiết kế có tên hiệu T-88. Thực chất, có thể nói siêu tăng T-90 là sản phẩm kết hợp giữa "xác" T-72BM với nhiều ưu điểm của T-80.
Hỏa lực của siêu tăng T-90
Là một sản phẩm của Nga nên T-90 mang đầy đủ các đặc tính như nhẹ, nhỏ nhưng được trang bị hỏa lực mạnh và có tính cơ động cao.
T-90 mang đầy đủ những đặc điểm quen thuộc nhất của xe tăng Nga: Nhẹ, nhỏ nhưng hỏa lực mạnh và tính cơ động cao. Khối lượng của T-90 là 46,5 tấn với tổ lái 3 người.
Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 125mm 2A46M-2 có thể dễ dàng thay nòng trong thời gian ngắn. Pháp chính được trang bị hệ thống nạp đạn tự động, trong đó khay đạn lắp sẵn 22 viên. Việc sử dụng hệ thống nạp đạn tự động cũng giúp tăng tốc độ bắn lên 7-8 viên/phút.
Ngoài pháo chính, T-90 còn 1 khẩu súng máy PKMT 7,62mm đồng trục và 1 khẩu trọng liên NSV 12,7mm được điều khiển từ bên trong bởi trưởng xe.
Bên cạnh đó, T-90 còn được trang bị tên lửa chống tăng điều khiển bằng laser Refleks 9M119M (NATO định danh AT-11 Sniper-B) có khả năng xuyên 700mm giáp sau ERA ở khoảng cách tối đa 5.000m. Với tầm bắn như vậy, T-90 có lợi thế "tiên hạ thủ vi cường" - khai hỏa trước khi kẻ thù có thể tiếp cận để đe dọa tổ lái. Sử dụng pháo nòng trơn nên, tên lửa AT-11 sẽ được nạp tự động và bắn qua nòng như các viên đạn pháo bình thường khác.
Khả năng phỏng thủ
T-90 là một trong số ít xe tăng trên thế giới được bảo vệ "3 tầng": Giáp cơ sở cải tiến tên "Combined" hay "Sandwich", giáp phản ứng nổ Kontakt-5 (ERA) và hệ thống phòng thủ TShU-1-7 Shtora-1.
Giáp phản ứng nổ ERA trên tháp pháo của T-90
Hệ thống gây nhiễu quang điện tử TShU-1-7 Shtora-1 (Defensive Aids Suite - DAS). Nhiệm vụ của hệ thông này là gây nhiễu sự kết nối giữa thiết bị đo xa laser và nhận dạng mục tiêu của hệ thống điều khiển.
Động cơ
T-90 sử dụng động cơ diesel truyền thống với những ưu điểm như ít hao tổn năng lượng ở môi trường nhiệt độ cao, động cơ hoạt động tốt ở địa hình cát bụi và quan trọng nhất là mức tiêu thụ nhiên liệu tốt hơn rõ rệt so với các xe tăng nước ngoài. Với trang bị động cơ nói trên, siêu tăng T-90 có thể đạt vận tốc 60 km/h ở điều kiện đường tốt và có phạm vi hoạt động lên đến 550km với thùng nhiên liệu đầy.
Theo Autopro
Công ty ôtô Việt Nam muốn sản xuất xe quân sự Vinaxuki đang nghiên cứu để có thể sản xuất được xe chỉ huy cho quân đội, công an và trong tương lai có thể là xe bọc thép... Chủ tịch Vinaxuki Bùi Ngọc Huyên trao đổi với khách hàng tại triển lãm Auto Expo 2014. "Chúng tôi đang nghiên cứu để có thể sản xuất được xe chỉ huy cho quân đội, công...