10 việc không nên làm trước khi đi khám bác sĩ
Độ chính xác của các kết quả xét nghiệm y tế phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của bệnh nhân trước khi kiểm tra.
1. Không sơn móng tay trước khi khám da liễu
Bác sĩ chuyên khoa da liễu chữa hơn 3.000 bệnh khác nhau. Khi kiểm tra tổng thể, bác sĩ khám không chỉ da mà còn cả móng tay của bạn. Nhiều loại nấm thường xuất hiện ở móng tay. Bởi vậy, việc giữ móng tay tự nhiên rất quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác.
2. Không uống rượu bia trước khi kiểm tra cholesterol
Mặc dù đồ uống có cồn không chứa cholesterol, nhưng chứa rất nhiều đường cũng như carbohydrat, có thể khiến lượng cholesterol tăng đột biến. Điều này khiến bác sĩ có thể nhận được kết quả không chính xác.
3. Đừng để cơ thể quá khát trước khi xét nghiệm nước tiểu
Nước tiểu chứa 99% nước và 1% axít, amoniac, hóc-môn, các tế bào máu chết, protein và các chất khác. Nếu bạn cung cấp 100 ml nước tiểu, chỉ khoảng 1m phù hợp để phân tích. Bởi vậy bạn nên uống nhiều nước vài giờ trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
4. Không sử dụng chất khử mùi trước khi chụp X-quang tuyến vú
Các bác sĩ cấm sử dụng chất khử mùi bước khi chụp X-quang tuyến vú vì nó chứa một số chất kim loại. Trong quá trình chụp, chúng có thể bị nhầm lẫn với sự vôi hóa, dấu hiệu của bệnh ung thư. Kết quả chụp không chỉ bị sai, mà còn khiến bạn lo lắng.
5. Không ăn thực phẩm đỏ khi nội soi đại tràng
Video đang HOT
Thực phẩm đỏ tự nhiên có thể nhuộm màu ruột và ảnh hưởng tới kết quả khám. Những loại thực phẩm bạn nên tránh ít nhất 1 tuần trước nội soi đại tràng là củ cải đường, việt quất, kẹo đỏ, cam thảo đỏ và cà chua.
6. Không ăn mặn trước khi kiểm tra huyết áp
Hiệp hội tim mạch Mỹ khuyến cáo mọi người không nên tiêu thụ quá 2,3 mg muối/ngày. Thói quen ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, nên bạn không nên sử dụng đồ ăn nhanh, các loại hạt, đỗ và các sản phẩm chứa nhiều muối khác trước khi kiểm tra huyết áp.
7. Không uống thuốc trước khi kiểm tra máu
Vài ngày trước khi kiểm tra máu, bạn nên ngừng uống thuốc để tránh làm sai lệch kết quả bởi những yếu tố bên ngoài cơ thể. Đối với những loại thuốc uống hằng ngày, bạn nên uống chúng sau khi lấy mẫu máu.
8. Không thay đổi thói quen hằng ngày
Cơ thể của chúng ta là một hệ thống ổn định, đòi hỏi một lượng thời gian nhất định để thích ứng với những chế độ mới. Ví dụ, những người di chuyển xa cần mất 2 ngày để làm quen với sự thay đổi múi giờ. Khi bạn đi ngủ muộn hơn 1 giờ so với bình thường, cơ thể sẽ bị căng thẳng.
9. Không sử dụng chất bôi trơn trước khi khám phụ khoa
Phết tế bào cổ tử cung là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất để chuẩn kiểm tra sức khỏe phụ khoa. Bộ phận này rất nhạy cảm và dễ kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài, nên bạn tránh sử dụng kem bôi trơn, nút bông, kem tránh thai,… 48 giờ trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
10. Không sử dụng máy tính trước khi khám mắt
Việc mắt phải hoạt động liên tục có thể ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra thị lực. Do vậy để có kết quả kiểm tra thị lực chính xác nhất, bạn nên để mắt nghỉ ngơi vài giờ trước khi đi khám.
Huy Phong
Các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng
Để sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng, người dân có thể tiến hành định kỳ nội soi đại tràng, xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân...
Theo bác sĩ Hồ Hoàng Nam, khoa Nội soi-Thăm dò chức năng, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, ung thư đại trực tràng là một bệnh lý ung thư đường tiêu hóa rất phổ biến. Trong xã hội hiện đại ngày nay, do ung thư đại trực tràng có liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống, sinh hoạt nên tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng.
Không thể dự phòng hoàn toàn nhưng có thể giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng bằng cách khám sàng lọc và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được.
Hiện nay, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng gia tăng do bệnh liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Các phương pháp giúp phát hiện cả polyp và ung thư đại trực tràng:
- Nội soi đại tràng sigma ống mềm:
Đây là kỹ thuật xâm nhập có thể đánh giá trực tiếp tổn thương và can thiệp sinh thiết khối u hoặc cắt bỏ các polyp.
- Nội soi đại tràng:
Kỹ thuật này đánh giá toàn bộ đại tràng và trực tràng, có thể sinh thiết khối u hoặc cắt bỏ các polyp nếu phát hiện.
- Chụp khung đại tràng cản quang:
Đây là kỹ thuật không xâm nhập, nếu chụp mà phát hiện hoặc nghi ngờ ung thư đại trực tràng thì vẫn phải tiến hành soi đại tràng để chẩn đoán xác định.
- Chụp cắt lớp vi tính đại tràng:
Đây là kỹ thuật không xâm nhập, dùng trong những trường hợp bệnh nhân không muốn hoặc không thể nội soi đại trực tràng ống mềm. Tuy nhiên không thể sinh thiết khối u hoặc cắt polyp.
Các phương pháp chỉ để phát hiện ung thư đại trực tràng:
Xét nghiệm tìm máu tiềm ẩn trong phân (Fecal occult blood test): do các polyp lớn và đặc biệt các khối u đại trực tràng có rất nhiều các mạch máu (mạch nuôi). Chúng dễ bị tổn thương khi cọ xát với phân, gây chảy máu vi thể (hiếm khi nhìn thấy bằng mắt thường) và máu này sẽ dính theo phân đi ra ngoài.
Đây là xét nghiệm đơn giản, dễ làm với chi phí thấp, có thể tiến hành tại nhà. Tuy nhiên, máu trong phân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như polyp, ung thư, viêm loét đại trực tràng, trĩ... Do đó nếu xét nghiệm dương tính bắt buộc phải nội soi đại trực tràng để chẩn đoán xác định.
Xét nghiệm hóa miễn dịch phân (Fecal immunochemical test): phát hiện hemoglobin protein là thành phần trong hồng cầu của người. Xét nghiệm này còn chưa phổ biến tại Việt Nam.
Xét nghiệm DNA trong phân (stool DNA test): phát hiện các bất thường AND do đột biến gen của các tế bào ung thư đại trực tràng. Xét nghiệm này cũng chưa được phổ biến tại Việt Nam.
Ung thư đại trực tràng thường gặp ở những người trên 50 tuổi, tuy nhiên tỉ lệ mắc ung thư đại trực tràng trong nhiều năm gần đây tăng nhanh ở giới trẻ. tại Bệnh viện K căn bệnh này đã được chẩn đoán ở cả những bệnh nhân 20 tuổi.
Các triệu chứng của ung thư đại trực tràng
Theo bác sĩ Nam, ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm các triệu chứng âm thầm, kín đáo nên rất khó phát hiện. Do vậy, khi có một trong các dấu hiệu sau, chúng ta nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám:
- Sự rối loạn đại tiện như tiêu chảy, táo bón kéo dài hoặc đi phân mỏng và dẹt như lá lúa.
- Cảm giác buồn đi ngoài thường xuyên, đi ngoài không hết phân.
- Đại tiện ra máu lẫn với phân, đại tiện phân màu đen.
- Đau bụng thường xuyên.
- Mệt mỏi thường xuyên.
- Sút cân không rõ nguyên nhân
Hà An
Theo dantri
Tâm thư của người phụ nữ 26 tuổi từ chối kiểm tra nội soi vì quá đắt, kết quả bị ung thư giai đoạn cuối Người phụ nữ thường xuyên bị tiêu chảy, đi khám bác sĩ yêu cầu nội soi đại tràng, nhưng vì giá nội soi đắt nên không thực hiện kiểm tra, bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất, cuối cùng bị ung thư ruột kết giai đoạn cuối. Tên tôi là Hồ Hiểu Tịnh, năm nay 26 tuổi. Từ tháng 9 năm trước,...