10 trọng tâm cần thúc đẩy tại Hội nghị Biển Đông ở Philippines

Theo dõi VGT trên

Theo tờ Nation của Thái Lan, đã đến lúc các nước trong khu vực cần có các biện pháp làm sáng tỏ các tranh chấp tại Biển Đông nhằm tránh để tình hình kéo dài và tiếp tục leo thang, đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực.

10 trọng tâm cần thúc đẩy tại Hội nghị Biển Đông ở Philippines - Hình 1

Đường “lưỡi bò” của Trung Quốc khuấy động các tranh cãi về chủ quyền ở Biển Đông.

Trong số ra ngày 26/11, nhật báo Nation đăng bài bình luận của Termsak Chalermpalanupap, nghiên cứu sinh tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Học viện ISEAS.

Tác giả bài báo cho biết mới đây Philippines đã nêu sáng kiến mời Trung Quốc và 3 nước ASEAN là Việt Nam, Brunei và Malaysia tham dự cuộc họp quốc tế ở thủ đô Manila vào ngày 12/12, để bàn hướng giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã chính thức từ chối lời mời, mà không giải thích rõ lý do. Trong khi đó, cả ba nước còn lại đều xác nhận sẽ cử quan chức cấp cao tham dự.

Tại cuộc gặp, các bên sẽ xem xét, thảo luận nhiều khía cạnh liên quan tới tình hình Biển Đông song tựu chung lại, thông điệp lớn nhất mà cuộc gặp đưa ra là: ASEAN sẽ đồng lòng, nhất trí trong mọi việc liên quan đến tình hình Biển Đông. Theo tác giả bài báo, có 10 khía cạnh mà các nước ASEAN cần lưu tâm thúc đẩy trong cuộc gặp tới đây.

Thứ nhất, thúc đẩy thảo luận COC. Theo tác giả bài báo, những vấn đề ở Biển Đông không chỉ liên quan tới các cuộc tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với 4 quốc gia thành viên ASEAN, mà còn bao gồm các vấn đề khác liên quan tới toàn bộ các nước thành viên trong Hiệp hội. Việc thuyết phục Trung Quốc bắt tay thảo luận một cách chính thức về dự thảo Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) là một ví dụ. Hiện tại, tất cả các nước thành viên ASEAN đều muốn sớm có kế luận về vấn đề COC nhằm khôi phục lòng tin giữa ASEAN với Trung Quốc. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, phía Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng khởi động tiến trình này và cho biết chỉ đàm phán “khi các điều kiện chín muồi”. Nhưng thế nào là chín muồi thì lại không nói rõ.

Trong bối cảnh ấy, các nước ASEAN sẽ không có nhiều lựa chọn. Theo tác giả, tất cả 10 nước thành viên cần phải nhanh chóng “nhập cuộc”, thay vì chỉ để mặc vấn đề Biển Đông cho 4 nước có tranh chấp tự giải quyết. Bằng cách này, Hiệp hội sẽ tránh được những lần “mất mặt” tiếp theo sau sự cố tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 (AMM-45) hồi tháng 7 và Cấp cao ASEAN 21 trung tuần tháng này.

Thứ hai, làm thế nào để DOC hiệu quả hơn. Hiện tại, dù không công khai thừa nhận nhưng tất cả các bên tham gia DOC (gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc) đều tự hiểu rằng văn kiện này không đủ sức nặng để cải thiện, chứ chưa nói đến việc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông. Vì thế, bên cạnh DOC, các bên liên quan cần tìm kiếm thêm một cơ chế bổ trợ có thể giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện DOC, đồng thời đẩy nhanh hơn quá trình thương lượng tiến tới COC.

Thứ ba, cần xác định rõ các vùng có tuyên bố chủ quyền. Tác giả cho rằng hội nghị tới đây ở Manila sẽ là nơi lần đầu tiên 4 nước ASEAN đưa ra những tuyên bố chủ quyền rõ ràng tại Biển Đông, để các bên có thể hình dung bức tranh toàn cảnh về Biển Đông với những “nhát cắt chủ quyền”. Hiện tại, Brunei – Chủ tịch ASEAN năm 2013 – tuyên bố có chủ quyền ở bãi ngầm Louisa và bãi cạn Rifleman. Việt Nam có chủ quyền ở Trường Sa và Hoàng Sa. Philippines tuyên bố có chủ quyền ở bãi đá ngầm Scarborough (mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) và Malaysia tuyên bố chủ quyền ở một nửa phía Nam Trường Sa.

Thứ tư, các bên phải xác lập rõ cơ sở tuyên bố chủ quyền. Cũng tại hội nghị, các bên cần đưa ra những chứng cứ pháp lý và lịch sử để chứng minh cho tuyên bố chủ quyền của mình. Trong đó, những chứng cứ lịch sử được xem là một trong những bằng chứng thuyết phục về việc xác lập chủ quyền, bên cạnh các chứng cứ pháp lý khác theo quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Thứ năm, các bên cần đi đến thỏa thuận về những nội dung sẽ được đưa ra trong tuyên bố chung. Đây là yêu cầu tối quan trọng tại hội nghị lần này vì nó không chỉ thểhiện quan điểm đồng thuận của 4 nước thành viên ASEAN đang có tranh chấp với Trung Quốc, mà còn là nền tảng cho việc đạt được đồng thuận trong toàn bộ 10 nước thành viên tại các kỳ hội nghị từ nay về sau. Nội dung đồng thuận bao gồm cả về cơ sở pháp lý, cơ sở kỹ thuật và phương thức giải quyết tranh chấp tại từng điểm, tùy theo tình hình thực tế về mức độ chồng lấn tuyên bố chủ quyền.

Theo UNCLOS, chỉ có các đảo – khu đất được hình thành tự nhiên nổi trên mặt nước, có thể sinh sống hoặc duy trì cuộc sống kinh tế tự túc – mới có quyền tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ, lên tới 200 hải lý) hoặc thềm lục địa.

Thứ sáu, giải mã tuyên bố đường “lưỡi bò” chín đoạn của Trung Quốc.Tác giả cho rằng đây là nội dung quan trọng nhất tại hội nghị sắp tới nhằm lý giải nguyên do Bắc Kinh đưa ra yêu sách đường chín đoạn cắt ngang các khu EEZ 200 hải lý của các quốc gia ven biển ở Biển Đông, bao gồm cả đảo Natuna Besar ngoài khơi của Indonesia.

Hiện tại, Trung Quốc vẫn chưa xác định được cơ sở hình thành đường chín đoạn hình chữ U, hay còn gọi là “lưỡi bò”, song vẫn ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết (2/3) diện tích trên Biển Đông. Tuyên bố và các hành động tiếp theo của Trung Quốc (như việc thành lập cái gọi là “Hành chính Tam Sa”, in chìm đường “lưỡi bò” trong mẫu hộ chiếu mới, đẩy mạnh các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng ở Biển Đông và phái lực lượng hải giám ngăn chặn hoạt động của tàu thuyền các nước trong khu vực…) đang gây quan ngại sâu sắc trong khu vực cũng như trên thế giới, nhất là khi việc đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông là cơ sở quan trọng cho việc thúc đẩy phát triển, hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.

Video đang HOT

Không chỉ 4 nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, mà toàn bộ các thành viên Hiệp hội và các nước sử dụng các tuyến đường biển quốc tế trên Biển Đông vì mục đích vận tải và thương mại cũng rất lo ngại về hành động “lấn chiếm” nguy hiểm này của Trung Quốc.

Thứ bảy, thảo luận về các hoạt động quân sự trên Biển Đông. Đây cũng là một vấn đề đang gây lo ngại cho tất cả các nước thành viên ASEAN.

Điều gì sẽ diễn ra với các hoạt động quân sự bí mật của các tàu chiến nước ngoài bên ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý của các quốc gia ven biển, nhưng nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý?

Hiện tại, hầu hết các nước ở Biển Đông không cho phép tàu chiến nước ngoài được hoạt động quân sự bí mật trong các vùng đặc quyền kinh tế của mình. Tuy nhiên, những nước chưa phê chuẩn UNCLOS, như Mỹ, khẳng định có “quyền tự do hàng hải” bên ngoài vùng lãnh hải của tất cả các nước duyên hải ở Biển Đông. Đây là một vấn đề quan trọng mà các nước ASEAN cần phải tính đến và sớm xây dựng lập trường chung.

Thứ tám, xem xét vai trò của Đài Loan. Đài Loan thuộc lãnh thổ Trung Quốc, nhưng trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, hòn đảo này lại đang tỏ ra khá độc lập. Hiện tại, Đài Loan đang chiếm đảo Ba Bình lớn nhất ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong nhiều năm qua, hòn đảo này đã rất quan tâm với việc xử lý xung đột tiềm tàng ở Biển Đông và đang đẩy mạnh nỗ lực đòi cộng đồng quốc tế công nhận là một bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cũng như muốn được tham dự soạn thảo COC.

Trước thực tế này, các nước ASEAN cần phải xác định rõ không nên coi Đài Loan là một thực thể độc lập, vì điều này cũng hoàn toàn phù hợp với chính sách “một nước Trung Quốc” của Đại lục xưa nay.

Thứ chín, xác lập hướng hợp tác phát triển bền vững ở Biển Đông. Gác lại tranh chấp chủ quyền để cùng hợp tác phát triển ở Biển Đông đang trở thành nhu cầu bức thiết đối với các nước liên quan. Tuy nhiên, gác lại như thế nào và hợp tác phát triển ra sao phải được các bên bàn thảo rất kỹ. Theo bài báo, ASEAN và Trung Quốc cần tiến tới một thỏa thuận ràng buộc pháp lý có đủ độ tin cậy để đảm bảo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và không có vũ khí hạt nhân.

Ngoài ra, các bên cũng có thể thành lập các khu vực phát triển chung ở những vùng có tranh chấp chồng lấn ở Biển Đông, trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các thành tố trong DOC, Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và COC mà hai bên thúc đẩy thảo luận.

Cuối cùng là tìm ra cách tiếp cận mới cho các tranh chấp tại Biển Đông. Tranh chấp sẽ trở nên phức tạp bằng những tuyên bố chồng lấn trong khu vực kinh tế biển, cũng như gia tăng những đòi hỏi về bản chất của từng điểm có tranh chấp chủ quyền.

Trong bối cảnh đó, một giải pháp “cùng thắng” là điều rất khó xảy ra. Vì vậy, điều cấp thiết nhất hiện nay là các bên phải đưa ra được cách tiếp cận mới, suy nghĩ mới nhằm đảm bảo rằng có thể giải quyết hòa bình các tranh chấp và mở ra cơ hội phát triển mới cho khu vực vốn đang được coi là động lực phát triển của kinh tế toàn cầu.

Theo Dantri

Yêu sách của Trung Quốc thành tâm điểm Hội nghị biển Đông

Tại Hội thảo Biển Đông, GS Tô Hạo thừa nhận nhiều quốc gia đã đưa ra những yêu sách sai lầm tại biển Đông.

Với 9 phiên trình bày, 1 phiên kết luận, cùng với thời gian thảo luận, ba ngày của Hội thảo Quốc tế Biển Đông lần thứ 4 dường như vẫn chưa đủ cho các đại biểu bày tỏ hết được các ý kiến của mình về vấn đề liên quan đến Biển Đông.

Bất chấp nỗ lực của BTC "ăn gian" nửa tiếng giờ nghỉ ăn trưa, và kéo dài phiên làm việc buổi chiều thêm gần một tiếng, mỗi phiên đều kết thúc khi vẫn còn hàng loạt cánh tay giơ lên đòi đặt thêm câu hỏi, hay đòi quyền lên tiếng.

Không chỉ những người tham dự hội thảo này, trong đó có người viết, mà chắc độc giả cũng hoàn toàn hiểu rõ lý do của sự "sôi nổi" khác thường này.

Vẫn còn nguyên đó những yêu sách vô lý, trái ngược với luật pháp quốc tế, như yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Những hành động gây căng thẳng, đe dọa hòa bình khu vực, như các hành động vừa qua của Trung Quốc đối với các vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển khác, vẫn có nguy cơ tái diễn.

Trong khi đó, cộng đồng quốc tế vẫn chưa có hành động hữu hiệu để ngăn chặn. Còn lập trường của ASEAN về vấn đề biển Đông vẫn còn những khác biệt, và việc tìm kiếm giải pháp, như xây dựng lòng tin, thực hiện nghiêm chỉnh DOC, tuân thủ luật pháp quốc tế liên quan, hay xây dựng COC (Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông), dường như vẫn còn quá xa vời.

So với 3 hội thảo trước, hội thảo này đã có những tiến bộ trông thấy. Thứ nhất, thời gian dành cho việc chất vấn, hay trao đổi ý kiến, giữa các đại biểu từ nhiều quốc tịch khác nhau, đã tăng lên khá nhiều. Thứ hai, các học giả tranh luận với nhau một cách thuần túy khoa học, thẳng thắn, và không né tránh những vấn đề được cho là nhạy cảm nhất.

Yêu sách của Trung Quốc thành tâm điểm Hội nghị biển Đông - Hình 1

Các yêu sách trên biển Đông luôn thu hút rất lớn sự quan tâm quan tâm của các nhà nghiên cứu từ nhiều quốc gia. (Ảnh: Peopledaily)

Yêu sách "đường lưỡi bò" và phản ứng của giới học giả

Yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc và chính sách tái cân bằng quyền lực của Mỹ tại khu vực châu Á vẫn là trọng tâm của các cuộc tranh luận, như những hội thảo trước. Các yêu sách trên biển Đông, cũng như các hành động quyết đoán gần đây của Trung Quốc luôn thu hút rất lớn sự quan tâm của các nhà nghiên cứu từ nhiều quốc gia.

Một học giả từ Đại học Maine của Hoa Kỳ chỉ rõ tính hai mặt của Trung Quốc, khi cường quốc này, một mặt, kêu gọi sự hợp tác trên biển Đông, nhưng, mặt khác, lại vẫn duy trì yêu sách "đường lưỡi bò", chiếm gần 80% biển Đông, lấn sâu vào cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển khác, và tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi trên vùng biển này.

"Nếu cứ như vậy, thì làm sao có vùng biển để mà hợp tác phát triển chung được?", vị học giả này đặt vấn đề.

Học giả Bonie Glaser của Hoa Kỳ cho rằng tất cả các quốc gia đều cần phải tôn trọng lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông, với điều kiện lợi ích của các quốc gia khác, dù lớn hay nhỏ, trên khu vực biển này cũng cần phải được tôn trọng.

Tướng Daniel Schaeffer từ Pháp tỏ ra kiên quyết hơn trong quan điểm nhất quán rằng Trung Quốc cần phải dũng cảm từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò. Ông cho rằng, đó là giải pháp duy nhất có thể giúp đem lại hòa bình, an ninh và ổn định trên Biển Đông được.

Trong khi đó, học giả Yann Huei Song từ Đài Loan lại có cho rằng, mặc dù đường lưỡi bò thể hiện tham vọng chính trị nhiều hơn là luật pháp, nhưng việc Trung Quốc đưa ra bản đồ có hình đường lưỡi bò năm 2009 cho thấy tính kiên định của quốc gia này trong việc đeo đuổi yêu sách này, cũng như tính nghiêm túc trong việc tìm kiếm các lập luận pháp lý để giải thích cho thế giới.

Đáp lại ý kiến đó, học giả Nguyễn Thị Lan Anh cho rằng cộng đồng quốc tế vẫn đang chờ đợi Trung Quốc giải thích một cách rõ ràng về yêu sách này. Trong bài tham luận của mình, TS Lan Anh cũng đã giải thích cặn kẽ vì sao cái gọi là "quyền lịch sử", mà Trung Quốc vẫn dùng để biện minh cho yêu sách đường lưỡi bò, đã bị Công ước Luật biển "cất nó vào lịch sử".

"Vì sự lỗi thời của nó trước sự phát triển không ngừng của luật biển quốc tế", bà kết luận.

Trả lời câu hỏi của một phóng viên Việt Nam liên quan tới việc các nhà khoa học quốc tế chỉ trích yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, GS Tô Hạo từ Trung Quốc đã lặp lại lời giải thích của chính ông tại một hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức cách đây một năm rưỡi, rằng đường lưỡi bò là một di sản từ quá khứ.

"Nó không được bắt đầu từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mà được tiếp nối từ chính quyền Tưởng Giới Thạch trước đó", ông Tô Hạo nói.

Tuy nhiên, trong bài tham luận của mình tại hội thảo, GS Tô Hạo cũng thừa nhận nhiều quốc gia đã đưa ra những yêu sách sai lầm tại biển Đông. Liệu vị giáo sư khả kính này có hàm ý thừa nhận rằng Trung Quốc có những sai lầm hay không - vẫn là một câu hỏi đối với những người tham dự hội thảo.

GS Robert Beckman từ Trung tâm Luật Quốc tế, ĐHQG Singapore, trong bài tham luận rất sâu sắc của mình, đã chỉ rõ rằng hầu hết các hình thái địa chất trên Biển Đông đều chỉ là các đá nửa nổi nửa chìm, và như vậy, chúng không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa xung quanh được. Ông cũng nhắc lại rằng, một số tuyên bố của Trung Quốc trước Liên Hợp Quốc lại khẳng định tất cả các hình thái địa chất trên biển Đông có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

GS Beckman cũng vạch rõ cái "tiêu chuẩn kép" trong lập trường của Trung Quốc, khi, một mặt, họ tuyên bố các hình thái địa chất trên biển Đông này đáp ứng định nghĩa về đảo theo điều 121 Công ước luật biển, nhưng, mặt khác, lại khẳng định Okinotorishima (một đảo đá tranh chấp với Nhật Bản) mặc dù khá tương tự với các hình thái địa chất thuộc Hoàng Sa - Trường sa, lại chỉ là đá, cũng theo điều này, nhưng khác khoản.

Khi GS Tô Hạo thanh minh rằng yêu sách này của Trung Quốc đã xuất hiện trước Công ước Luật biển khá lâu, và vì thế không thể áp dụng công ước trong trường hợp này, GS Beckman đã tiếp tục khẳng định rằng, một khi đã tự nguyện tham gia và trở thành một thành viên của Công ước, Trung Quốc mặc nhiên có nghĩa vụ phải tôn trọng các quy định trong Công ước.

"Điều đó có nghĩa là Trung Quốc phải tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ, chứ không thể đưa ra những yêu sách đi ngược lại với Công ước như vậy", GS Beckman nói.

Lập liên minh kiềm chế các hành động sai trái

Việc thế giới sẽ đứng trước nguy cơ bùng phát của những cuộc chiến tranh thế giới mới, mà hậu quả của nó rất thảm khốc, do xu thế quân sự hóa của các quốc gia trong khu vực, dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, cũng là một mối quan tâm khác tại hội thảo này.

Lợi ích và sự tham gia của các quốc gia bên ngoài khu vực biển Đông như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, Úc...vào vấn đề biển Đông, được nhiều học giả cho rằng sẽ mở ra một lối thoát cho nguy cơ bùng phát chiến tranh.

Và xu hướng liên minh trong việc kiềm chế các hành động vượt quá qui định của luật pháp quốc tế đặc biệt được nhấn mạnh bởi các học giả từ các quốc gia có những căng thẳng trên biển với Trung Quốc, trong thời gian gần đây.

Tướng Kaneda của Nhật Bản lại nêu ra mối quan ngại về những hành động quá đáng của Trung Quốc. Vị tướng này đã nêu ra ý tưởng cần thành lập những liên minh để kiềm chế các hành động này.

GS De Castro từ Philippines khẳng định thêm rằng không phải ngẫu nhiên mà xuất hiện nhu cầu thành lập các liên minh. Theo ông, những quốc gia nhỏ bé đơn lẻ cảm thấy bị đe dọa trước một cường quốc nào đó, và họ tự nhiên có xu hướng liên kết lại với nhau để ngăn chặn sự đe dọa.

Tuy nhiên, cũng theo vị học giả đến từ Philippines, những liên minh này không nhằm đe dọa, hay đối đầu, với Trung Quốc, mà chỉ nhằm mục đích kiềm chế những hành động sai trái, quá đáng từ phía Trung Quốc.

Các học giả từ Hoa Kỳ cũng cho rằng Hoa Kỳ cũng không muốn đối đầu với Trung Quốc, mà chỉ muốn kéo Trung Quốc trở lại gần hơn với cộng đồng quốc tế, và mong muốn Trung Quốc trở thành một quốc gia thực sự có trách nhiệm.

Nỗi lo và hi vọng

Hội thảo đã kết thúc, cùng với niềm vui được gặp lại bạn cũ, được kết giao với bạn mới, cũng như niềm phấn khích khi có cơ hội trao đổi một cách thẳng thắn và khách quan về mối quan ngại chung là tranh chấp Biển Đông. Nhưng những nỗi lo vẫn còn nguyên đó.

Mặc dù vậy, người viết vẫn cảm thấy có những tia hy vọng, ít nhất là tới kỳ hội thảo lần thứ 5 tại Hà Nội. Đó là việc cố gắng giữ yên nguyên trạng, không làm phức tạp thêm tình hình, như lời GS Tô Hạo từ Trung Quốc. Hay hơn thế nữa là câu nói của một học giả đến từ Mỹ với một học giả đến từ Pháp - hai quốc gia đã gây ra những trải nghiệm đau buồn với khu vực này, tuy là trên đất liền.

TS Mark Valencia đã nói với Tướng Daniel Schaeffer: "Nhân dân ở khu vực này đã chịu rất nhiều đau khổ rồi, những đau khổ đã do đất nước của ông, đất nước của tôi gây ra cho họ. Và chúng ta không được phép đẩy họ vào những đau khổ mới nữa."

Người viết tin rằng, không chỉ hai vị học giả nói trên, hay đa số các học giả tham dự hội thảo, mà cộng đồng quốc tế sẽ tìm mọi biện pháp để ngăn cho khu vực này khỏi nguy cơ bị đẩy vào "những đau khổ mới", dù chúng có thể đến từ một hướng khác.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Quân đội Hàn Quốc ra thông điệp cứng rắn với Triều Tiên về việc thả bóng bay mang rác
    14:05:42 23/09/2024
    Tiếp tục khám phá hang động dài nhất châu Á
    07:33:43 23/09/2024
    Khó khăn nhiều, sức ép lớn
    13:08:35 23/09/2024
    CNA: Việt Nam hướng tới là trung tâm đổi mới công nghệ
    19:20:07 23/09/2024
    B.é g.ái Trung Quốc nghi bị bạn học dùng dùi khâu đ.âm vào chân cả trăm nhát
    05:47:59 23/09/2024
    Mỹ: California cấm học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong trường học
    19:57:32 24/09/2024
    Xung đột leo thang căng thẳng, Mỹ đưa quân tới Trung Đông
    11:27:32 24/09/2024
    Nga: Châu Âu cần một cấu trúc an ninh mới
    08:00:32 24/09/2024

    Tin đang nóng

    DJ Vi Milk bị bắt vì giúp tình trẻ buôn chất cấm: Hay đạo lý, nuôi em học bác sĩ
    21:37:06 24/09/2024
    Mỹ Tâm bị nói sến, liền lôi từ điển ra "giáo huấn" antifan, CĐM khen nức nở
    20:39:57 24/09/2024
    Đồng nghiệp tiết lộ số t.iền phẫu thuật của Kasim Hoàng Vũ: Lần đầu là 6 tỷ đồng, lần 2 chưa biết
    22:14:28 24/09/2024
    Hơn 3 triệu người xem Đường Yên diễn lố và kém sang trông như "đi chợ" tại Tuần lễ thời trang
    23:27:04 24/09/2024
    Nữ ca sĩ Vbiz công khai xin lỗi Lý Nhã Kỳ vì khiến đàn chị giận dữ đăng đàn nhắc thẳng tên
    22:18:04 24/09/2024
    Quyền Linh tiếc nuối khi tài xế bị mẹ đơn thân xinh đẹp từ chối hẹn hò
    21:19:21 24/09/2024
    Con gái Triệu Vy lộ diện đón t.uổi mới, ngoại hình hậu ở ẩn gây bất ngờ?
    21:31:14 24/09/2024
    Diệu Nhi đăng đàn cảnh cáo "tiểu tam" ve vãn Anh Tú
    22:42:06 24/09/2024

    Tin mới nhất

    Ấn Độ ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên do biến thể 1b

    21:08:28 24/09/2024
    29 người thân và bạn bè của bệnh nhân, cùng 37 hành khách đi cùng chuyến bay với bệnh nhân đều đang được theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bất cứ trường hợp nào trong số này có biểu hiện mắc bệnh.

    Thái Lan ủng hộ quá trình toàn diện để hoàn thành Hiệp ước vì Tương lai

    20:44:05 24/09/2024
    Được tổ chức tại trụ sở LHQ ở New York ngày 23/9, Hội nghị Thượng đỉnh đã thông qua Hiệp ước vì Tương lai, ngoài ra còn có phụ lục là Tuyên bố về các Thế hệ Tương lai và Hiệp ước Số Toàn cầu.

    Căng thẳng Hezbollah - Israel: G7 cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông

    20:40:14 24/09/2024
    Các ngoại trưởng G7 kêu gọi chấm dứt ngay chu kỳ bạo lực đang diễn ra trong khu vực đồng thời khẳng định không quốc gia nào được lợi từ sự leo thang tình hình hiện tại ở Trung Đông.

    Hội thảo BRICS khẳng định con đường hiện đại hóa và hợp tác toàn cầu

    20:01:22 24/09/2024
    Sự kiện quy tụ hơn 120 đại biểu đến từ các nước thành viên thuộc BRICS và các tổ chức quốc tế, khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của nhóm này trong việc định hình trật tự thế giới.

    Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác 3 bên với Hàn Quốc và Nhật Bản

    19:54:44 24/09/2024
    Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu như trên trong cuộc gặp người đồng cấp Hàn Quốc Cho Tae Yul và Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa bên lề khóa họp lần thứ 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York.

    Hạ viện Mỹ gỡ nút thắt quan trọng cho các dự án chip nội địa

    19:49:11 24/09/2024
    Cuối cùng, các cơ sở sẽ được miễn trừ đ.ánh giá NEPA nếu khoản tài trợ của họ chiếm ít hơn 10% tổng chi phí dự án, giảm từ 15% trong phiên bản trước đó.

    Quân đội Iran rà soát toàn bộ thiết bị sau các vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm tại Liban

    19:36:14 24/09/2024
    Các quan chức IRGC đã liên hệ với Hezbollah để đ.ánh giá kỹ thuật sau các vụ nổ thiết bị liên lạc và một số các thiết bị phát nổ đã được gửi đến Tehran để các chuyên gia kiểm tra.

    Nhật Bản dỡ bỏ cảnh báo sóng thần cho các quần đảo Izu và Ogasawara

    19:31:40 24/09/2024
    Theo JMA, vẫn có thể quan sát thấy sự thay đổi nhẹ về thủy triều dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, nhưng không có mối lo ngại về thiệt hại do sóng thần.

    480 người ở Ai Cập mắc bệnh đường ruột do vi khuẩn E.coli

    19:28:55 24/09/2024
    Để đối phó với đợt bùng phát này, Ai Cập đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm liên ngành với sự tham gia của Bộ Nhà ở, Công ty cấp nước uống và chính quyền tỉnh Aswan để điều tra các nguồn gây n.hiễm t.rùng đường ruột.

    Tổng thống Zelensky nhận định Ukraine đang tiến gần đến hồi kết xung đột với Nga

    19:23:37 24/09/2024
    Người phát ngôn của Tổng thống Zelensky - ông Serhiy Nykyforov - cho biết Ukraine đang cân nhắc tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiếp theo tại một quốc gia ở khu vực Global South.

    Israel không kích ồ ạt, dòng người Liban ùn ùn đổ về miền Nam

    19:21:36 24/09/2024
    Đây được coi là loạt không kích gây thương vong nhiều nhất kể từ cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah trong năm 2006, làm dây lên nỗi lo về một cuộc xung đột toàn diện mới bùng phát ở biên giới đầy bất ổn.

    Quan điểm và tính toán chiến lược của Iran về vụ tấn công thiết bị liên lạc ở Liban

    19:18:24 24/09/2024
    Quan hệ giữa Iran và Hezbollah luôn rất chặt chẽ, nhưng Tehran dường như đang tìm cách tách mình khỏi những tổn thất chiến thuật để tránh bị cuốn vào một cuộc xung đột lớn.

    Có thể bạn quan tâm

    U20 Việt Nam thị uy sức mạnh trước Bhutan

    Sao thể thao

    23:34:28 24/09/2024
    Bảo Long mở tỷ số sớm cho U20 Việt Nam ngay phút thứ 8. Sau pha đẩy bóng của thủ thành U20 Bhutan, cầu thủ lò PVF lập tức băng lên sút bóng từ tuyến hai.

    P.him 1.8+ về Tấm Cám: B.ị c.hê nhiều sạn, vì sao thu 55 tỷ đồng sau 4 ngày?

    Hậu trường phim

    23:15:51 24/09/2024
    Phim Cám ra rạp với nhiều ý kiến khen chê từ khán giả. Dù vướng tranh cãi, đây vẫn là tác phẩm điện ảnh thuộc thể loại kinh dị có doanh thu mở màn tốt nhất trong lịch sử phim Việt.

    Chi Bảo hạnh phúc ngọt ngào bên vợ kém 16 t.uổi, Linh Nga đọ sắc Hà Kiều Anh

    Sao việt

    23:00:00 24/09/2024
    Diễn viên Chi Bảo túc trực bên vợ kém 16 t.uổi sau khi sinh em bé thứ 2. Chim công làng múa Linh Nga đọ sắc với hoa hậu Hà Kiều Anh.

    "Cú tát" thâm sâu công chúa Kpop gửi đến kẻ đeo bám

    Nhạc quốc tế

    22:39:02 24/09/2024
    Dù không ăn vận cầu kỳ, Jang Wonyoung vẫn chiếm trọn spotlight, trở thành nữ thần sân bay . Loạt topic về nhan sắc của Jang Wonyoung lần nữa chiếm trọn các diễn đàn Kpop.

    Phim chữa lành mới chiếu đã nhận mưa lời khen, nữ chính đóng 2 vai xuất thần khiến netizen phát cuồng

    Phim châu á

    22:29:01 24/09/2024
    Hiện tại, tỷ lệ thuận với rating khả quan là khá nhiều phản hồi tích cực từ khán giả dành cho Dear Hyeri, nhất là nữ chính Shin Hye Sun.

    Ngậm ngùi hình ảnh người dân xếp hàng tiễn gần 400 chiến sĩ rời Làng Nủ sau 2 tuần tìm kiếm người mất tích

    Netizen

    22:22:47 24/09/2024
    Chiều ngày 24/9, người dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã chia tay gần 400 cán bộ, chiến sĩ trở về đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ.

    Lộ thêm 5 Chị Đẹp mùa 2: Hoàng Yến Chibi, "bạn thân Sơn Tùng" và 1 "nữ hoàng" cát-xê 10 cây vàng/tháng

    Tv show

    22:21:52 24/09/2024
    Tối 24/9, Fanpage Chị Đẹp Đạp Gió đã tiếp tục công bố thêm 5 cái tên tham gia chương trình năm nay. Khi 5 cái tên được hé lộ, phản ứng chung của cư dân mạng là... không bất ngờ.

    Nhà xe b.ị t.ố ép khách 3 lần chuyển t.iền vé mới cho xuống

    Tin nổi bật

    22:14:52 24/09/2024
    Một nhà xe tuyến Đà Nẵng - Lạng Sơn bị hành khách phản ánh có hành vi bắt khách chuyển t.iền vé nhiều lần, đe dọa, xúc phạm khách.

    "Người bạn bí ẩn" ngỏ ý đưa t.iền cho bà Trương Mỹ Lan khắc phục hậu quả

    Pháp luật

    22:14:49 24/09/2024
    Chiều 24/9, luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát tiếp tục thẩm vấn các bị cáo liên quan trong vụ án.

    Vụ Vạn Thịnh Phát: Người bí ẩn muốn giúp bà Lan khắc phục hậu quả gần 10.000 tỷ

    Xã hội

    20:59:00 24/09/2024
    Vụ án Vạn Thịnh Phát tiếp tục có những diễn mới, một người bạn của bà Trương Mỹ Lan muốn đứng ra trả khoản nợ 250 triệu USD và cho bị cáo mượn thêm 130 triệu USD khắc phục hậu quả.

    Phim 'Độc đạo' tập 11: Dương 'cơ bắp' bị bắt, Quân 'già' chạy thoát vào rừng?

    Phim việt

    20:48:28 24/09/2024
    Phim Độc đạo tập 11: Hồng g.iết hụt Dương cơ bắp ; Dương và Quân tính chạy lên rừng nhưng bị công an bao vây bắt.