10 triệu người Ukraine có thể bị rối loạn sức khỏe tâm thần do cuộc xung đột với Nga
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết 10 triệu người, tương đương 1/4 dân số Ukraine, có thể bị rối loạn sức khỏe tâm thần do cuộc xung đột với Nga.
Người tị nạn từ Ukraine tại khu vực biên giới Medyka, Ba Lan ngày 28/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh Al Jazeera ngày 20/12, ông Jarno Habicht, đại diện WHO tại Ukraine, cho biết: “WHO ước tính có tới 10 triệu người có nguy cơ mắc một số dạng rối loạn tâm thần, từ lo lắng và căng thẳng đến các tình trạng nghiêm trọng hơn”. Các tình trạng nghiêm trọng có thể gồm rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
Các trường hợp rối loạn kiểu này gia tăng sau 10 tháng xung đột, khiến một cơ quan riêng của Liên hợp quốc phải triển khai các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến.
Cho đến nay, dữ liệu của WHO cho thấy có ít nhất 700 cuộc tấn công vào hệ thống chăm sóc sức khỏe của Ukraine và việc Nga gia tăng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng kể từ tháng 10 đã làm tăng thêm những thách thức.
Đức viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine đi lánh nạn
Trả lời phỏng vấn Funke Media ngày 3/9, Bộ trưởng Phát triển Đức Svenja Schulze cho biết nước này sẽ cung cấp cho Ukraine thêm 200 triệu euro (199,02 triệu USD) để tài trợ cho các chương trình viện trợ cho những người Ukraine phải rời bỏ nơi sinh sống sang các khu vực khác của đất nước.
Người tị nạn từ Ukraine tại khu vực biên giới Medyka, Ba Lan, ngày 28/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ trưởng Schulze cho biết khoản hỗ trợ này nhằm giúp những người phải sơ tán ở Ukraine tiếp tục có thể tự trang trải những nhu cầu cần thiết". Dự kiến, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal sẽ thăm Berlin vào ngày 5/8, nơi ông sẽ gặp Thủ tướng nước chủ nhà Olaf Scholz.
Dữ liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế cho thấy, tính đến ngày 23/8, khoảng 7 triệu người Ukraine đã phải rời bỏ nơi sinh sống sang các địa phương khác trong nước kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt. Tháng trước, một quan chức Đức cho biết Liên minh châu Âu dự định cung cấp gói tài trợ cho Ukraine trị giá khoảng 8 tỷ euro vào tháng 9 này, trong đó có sự đóng góp của Đức.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 3/9, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết Ukraine sẵn sàng cung cấp điện cho Đức để giúp nền kinh tế lớn nhất châu Âu giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của Nga.
Phát biểu với hãng thông tấn DPA của Đức, Thủ tướng Shmyhal nói: "Hiện tại, Ukraine xuất khẩu điện sang Moldova, Romania, Slovakia và Ba Lan. Tuy nhiên, chúng tôi đã sẵn sàng mở rộng xuất khẩu sang Đức. Chúng tôi có đủ lượng điện ở Ukraine nhờ các nhà máy điện hạt nhân."
Từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, nước này bắt đầu dư thừa điện để xuất khẩu điện do tiêu thụ nội địa đã giảm đáng kể xuất phát từ tình trạng nhiều người rời bỏ đất nước và nền kinh tế phát triển chậm lại.
Liên hợp quốc: Số người Ukraine bị ly tán, mất nhà cửa đã vượt quá ở Syria Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Rober Piper cho rằng số người dân Ukraine rơi vào tình trạng mất chỗ ở đã lên tới con số lớn nhất từ trước tới nay và chưa có nước nào rơi vào tình trạng tương tự với tốc độ nhanh đến như vậy. Người tị nạn từ Ukraine tại khu...