10 triệu chứng thầm lặng của bệnh tiểu đường, bạn phải lưu ý!
Dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường loại 2 đôi khi rất tinh vi, nên mọi người khó nhận ra.
Người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, như tiền sử gia đình hoặc thừa cân, nên đi khám thường xuyên – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Đây là những gì bạn cần để ý.
Bệnh tiểu đường loại 2 thường diễn ra âm thầm từ từ theo thời gian.
Chuyên gia dinh dưỡng Melissa Joy Dobbins, người phát ngôn của Hiệp hội các nhà giáo dục bệnh tiểu đường Mỹ, cho biết không phải chỉ một sớm một chiều bạn thức dậy đột ngột thấy đói bụng, khát nước và đi tiểu suốt ngày là bệnh tiểu đường đột ngột xuất hiện, mà căn bệnh này tiến triển dần dần, theo The Healthy.
Tiến sĩ Aaron Cypess, từ Viện Quốc gia về Bệnh Tiểu đường – Tiêu hóa và Bệnh thận tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ, cho biết hầu hết mọi người đều không biết rằng họ mắc bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu hoặc thậm chí cả giai đoạn giữa.
Bệnh càng để lâu, không kiểm soát, càng có nguy cơ mắc các biến chứng như bệnh tim mạch, bệnh thận, cắt cụt chi, mất thị lực và tổn thương thần kinh.
Lý do là vì sự gia tăng lượng đường trong máu trong giai đoạn tiền tiểu đường và tiểu đường thường không gây ra triệu chứng gì.
Vì vậy, người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, như tiền sử gia đình hoặc thừa cân, nên đi khám thường xuyên, chỉ cần một xét nghiệm máu đơn giản, tiến sĩ Cypess nói.
Một biến chứng của bệnh tiểu đường là tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê chân – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Và hãy đề phòng những triệu chứng ban đầu sau đây:
1. Đi tiểu nhiều hơn
Ở người bệnh tiểu đường, cơ thể xử lý glucose trong máu kém hiệu quả hơn, dẫn đến có nhiều đường hơn trong máu. Cơ thể sẽ loại bỏ lượng đường dư thừa này bằng cách thải nó ra ngoài qua nước tiểu.
Đi tiểu nhiều là một trong những triệu chứng ban đầu dễ bị bỏ qua của bệnh tiểu đường.
Video đang HOT
Tiến sĩ Cypess còn lo ngại, hầu hết mọi người còn không nhận ra là mình đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Đây là dấu hiệu báo động: Phải thức giấc vào ban đêm để đi tiểu, làm gián đoạn giấc ngủ, đó có thể là một triệu chứng tiểu đường cần chú ý, theo The Healthy.
2. Khát nước hơn bình thường
Đi tiểu nhiều cũng sẽ khiến cảm thấy khát nước và uống nước nhiều hơn.
3. Sụt cân
Tiến sĩ Cypess giải thích, giảm cân là do 2 nguyên nhân: mất nước khi đi tiểu, và lượng calo mất đi do không hấp thụ tất cả calo từ đường trong máu.
4. Cảm thấy đói hơn bình thường
Vấn đề với bệnh tiểu đường là insulin không còn hoạt động chính xác và hoóc môn không thể vận chuyển đường huyết vào các cơ của cơ thể để làm nhiên liệu.
Điều này có thể khiến người bệnh cảm thấy đói hơn bình thường, nhưng ăn vào vẫn không thấy hết đói vì năng lượng vẫn không thể truyền đến các cơ.
5. Lúc nào cũng thấy mệt
Thỉnh thoảng bị kiệt sức là chuyện bình thường. Nhưng mệt mỏi liên tục là một triệu chứng quan trọng cần chú ý, cũng do nguồn thức ăn ăn vào để cung cấp năng lượng không được các tế bào sử dụng một cách bình thường.
Nếu một người không nhận được nhiên liệu cần thiết cho cơ thể, sẽ mệt mỏi và uể oải. Sự mệt mỏi liên tục đó có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường, theo The Healthy.
6. Tính khí thất thường và hay cáu kỉnh
Khi lượng đường trong máu giảm, người bệnh sẽ cảm thấy không khỏe và có thể trở nên nóng nảy hơn. Lượng đường trong máu cao có thể có các triệu chứng giống như trầm cảm.
7. Tầm nhìn có vẻ mờ
Khi phát hiện thị lực mờ, đó không phải là bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh này gây ra do tổn thương các mạch máu ở phía sau mắt.
Tiến sĩ Cypess nói, thị lực mờ lúc mới chớm bệnh tiểu đường là dấu hiệu cho thấy thủy tinh thể bị chảy dịch vì nồng độ đường bên trong thủy tinh thể khác với phần còn lại của cơ thể.
Tình trạng này sẽ giảm khi thủy tinh thể đã quen với lượng đường trong máu mới, theo The Healthy.
Trong khoảng 6 – 8 tuần sau khi lượng đường trong máu đã ổn định, sẽ không bị nhìn mờ nữa, mắt sẽ điều chỉnh được.
8. Vết thương lành hơn
Lâu lành vết thương có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường. Tiến sĩ Cypess giải thích, hệ miễn dịch và quá trình chữa lành vết thương không hoạt động tốt khi lượng đường cao.
Ông nói, hệ miễn dịch có nhiều thành phần, và gần như tất cả chúng đều không hoạt động tốt khi đường huyết cao.
9. Bàn chân bị ngứa
Lượng đường trong máu tăng cao có thể gây ra các biến chứng trước khi người bệnh nhận ra mình mắc bệnh tiểu đường.
Một biến chứng là tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê chân, theo The Healthy.
Nghiên cứu cho thấy có tới một nửa số người mắc bệnh tiểu đường bị bệnh thần kinh ngoại vi, tổn thương thần kinh thường xảy ra ở bàn chân và chân và đôi khi cả bàn tay và cánh tay.
10. Dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm nấm hơn
Lượng đường cao trong nước tiểu và vùng kín có thể trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn và nấm gây ra các bệnh nhiễm trùng này.
Nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn. Nhiễm trùng tái phát đặc biệt đáng lo ngại, theo The Healthy.
4 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Dưới đây là 4 loại đồ uống và thực phẩm được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, vì vậy bạn biết nên tiêu thụ những gì một cách điều độ, theo Eat This, Not That!
Nên hạn chế đồ uống có đường - ẢNH: SHUTTERSTOCK
1. Rượu
Sydney Greene, chuyên gia và thành viên hội đồng y tế của Eat This, Not That! cho biết: "Uống rượu mạn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 do tác động tiêu cực của rượu lên tuyến tụy. Khi tuyến tụy bị viêm, khả năng sản xuất insulin của nó bị giảm xuống khiến người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường".
2. Đồ uống có đường
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), nam giới và phụ nữ nên tiêu thụ không quá 36 gram và 25 gram đường bổ sung mỗi ngày.
"Nếu tiêu thụ nhiều đường thường xuyên và tất cả trong một lần ngồi sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, gây căng thẳng cho phản ứng của insulin. Hãy tiêu thụ đồ uống có đường ở mức vừa phải", chuyên gia Greene cho biết.
3. Carb đã qua chế biến, tinh chế
Hạn chế ăn carb tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng - SHUTTERTOCK
Tất cả bánh mì trắng, mì ống, cơm và bánh ngọt đều có chỉ số đường huyết cao, nghĩa là chúng giải phóng glucose (đường) nhanh chóng, có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến.
Trên thực tế, những người đã mắc bệnh tiểu đường loại 2 cần ăn những thực phẩm này một cách điều độ vì tiêu thụ một lượng lớn carbohydrate đơn như vậy có thể khiến họ rơi vào trạng thái tăng đường huyết.
Tăng đường huyết được mô tả là tình trạng lượng đường trong máu quá cao. Nếu không được điều trị, tăng đường huyết có thể trở nên trầm trọng, dẫn đến một số biến chứng bao gồm các tác dụng phụ ngay lập tức như hôn mê do tiểu đường và các vấn đề sức khỏe lâu dài, chẳng hạn như tổn thương thận và bệnh tim mạch.
Nói chung, hãy hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này để tránh thường xuyên làm tăng lượng đường huyết.
4. Kem béo
Một ly kem Ben & Jerry's không chỉ có thể chứa hơn 100 gram đường mà còn có thể chứa lượng chất béo bão hòa trong hai ngày. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ cho biết các lựa chọn kem đầy đủ chất béo thường chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch, theo Eat This, Not That!
Lời khuyên? Thưởng thức một phần kem Ben & Jerry's mỗi lần và giới hạn ở một hoặc hai lần một tuần, đặc biệt nếu bạn bị tiền tiểu đường.
Phòng ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường Bệnh võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực trên thế giới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những tổn thương nặng nề ở đáy mắt có thể dẫn đến mù lòa. Ảnh minh họa Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) gây nhiều biến chứng tại mắt,...