10 triệu chứng đột quỵ nên biết
Việc nắm rõ được các triệu chứng đột quỵ để sơ cứu đúng cách và chữa trị kịp thời cho bệnh nhân bị đột quỵ là rất quan trọng, nếu không họ sẽ bị những di chứng nặng nề và có thể dẫn tới tử vong.
Đau đầu-một triệu chứng đột quỵ
Khó nhìn hoặc nhìn mờ dần
Đột quỵ có thể gây ra nhìn mờ ở hai mắt hoặc có thể mất thị lực một mắt, nhưng biểu hiện này không dễ được người bên cạnh nhận ra như các triệu chứng yếu tay chân, tái mặt hay không thể nói.
Khi đươc hỏi về các triệu chứng xảy ra trong một cơn đột quỵ, chỉ có 44% trong số 1.300 người Anh biết rằng mờ mắt là triệu chứng của đột quỵ.
Khó nói hoặc nhầm lẫn
Đột quỵ làm giảm khả năng thể hiện bản thân hoặc hiểu được lời nói.
Bị yếu cánh tay hoặc chân
Khi ai đó đang trong cơn đột quỵ thì một triệu chứng khá phổ biến là một cánh tay hoặc một chân sẽ dần yếu đi và bị tê liệt. Thường thì các chi bị liệt nằm ở phía đối diện của vùng não bị đột quỵ.
Kiểm tra bằng cách mở rộng hai cánh tay trong vòng 10 giây. Nếu một cánh tay trôi xuống, cho biết bạn đang bị yếu cơ và chính là một dấu hiệu của cơn đột quỵ.
Chóng mặt hoặc mất thăng bằng
Nếu bạn chóng mặt, buồn nôn hoặc gặp khó khăn khi đi bộ, nhiều người có thể nghĩ rằng bạn đang say nhưng thực tế là bạn đang trong một cơn đột quỵ
TS. Chaturvedi, giám đốc chương trình Wayne State University/Detroi của Trung tâm Y tế đột quỵ, lưu ý rằng triệu chứng chóng mặt đột ngột là do hội chứng virus và có thể là dấu hiệu của một cơn đột quỵ, tuy nhiên, nó rất dễ nhầm lẫn và khó phân biệt trong nhiều trường hợp.
Đau
Đau không phải là triệu chứng đột quỵ điển hình. Nhưng nếu bạn thấy đau đột ngột ở cánh tay, một chân, một bên mặt hay một bên ngực, bạn không nên chủ quan mà bỏ qua nó. Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ có những triệu chứng đột quỵ bất thường hơn nam giới, và phổ biến nhất là chứng đau.
Video đang HOT
Nhức đầu dữ dội
Một cơn đau đầu dữ dội và đột ngột có lẽ là triệu chứng nặng nhất và cũng khá phổ biến ở những người bị đột quỵ.
Một nghiên cứu được thực hiện trên 588 người cho thấy những người đã từng có triệu chứng đau đầu khi bị đột quỵ thường là những người trẻ và có tiền sử đau nửa đầu. Phụ nữ có khả năng có triệu chứng đau đầu khi đột quỵ nhiều hơn nam giới.
Khuôn mặt ủ rũ
Đột nhiên khuôn mặt yếu dần và da nhợt nhạt chính là biểu hiện của một cơn đột quỵ. Để xác minh rõ ràng, nhân viên y tế sẽ thường yêu cầu bệnh nhân mỉm cười nếu khuôn mặt yếu dần, da chùng xuống, có nghĩa người đó đang ở trong cơn đột quỵ.
Thay đổi trạng thái tinh thần và mệt mỏi
Thiếu máu cục bộ trong não gây ra sự mệt mỏi tinh thần. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã cho thấy sự khác biệt về giới tính ở triệu chứng này. 23,2% phụ nữ thay đổi trạng thái tinh thần và cảm thấy mệt mỏi khi bị đột quỵ, trong khi đó, con số này ở đàn ông chỉ là 15,2%.
Cảm thấy bất ổn
Thông thường, thì đây chỉ là một biểu hiện nhỏ. Nhưng khi đột quỵ ảnh hưởng đến trung tâm não nó có thể gây ra những bất ngờ khôn lường.
Khó thở hay tim đập nhanh
Ở người bị đột quỵ , tim thường đập nhanh hoặc loạn nhịp, và dấu hiệu này thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn.
Theo VNE
Ngăn chặn đột quỵ: Tai biến mạch máu não
Đột quỵ là tình trạng hay xảy ra khi người ta già đi, thường ở độ tuổi 60 hay 70. Tuy nhiên, đôi khi những người trẻ ở độ tuổi 30 hay 40 cũng có thể bị đột quỵ. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong cao, hay làm cho người bệnh bị mất các chức năng và phải chăm sóc điều trị lâu dài.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, khi nguồn cung cấp máu và oxy lên não bị chặn lại bởi động mạch chủ lên não bị vỡ hay tắc. Tắc nghẽn mạch có thể do cục máu đông từ tim hay từ các cơ quan khác trong cơ thể, hay do sự hình thành dần dần của cholesterol hay các chất béo đọng lại. Mạch máu bị vỡ thường là do huyết áp cao hay do mạch máu bất thường như phình mạch (động mạch có đoạn bị phình to dẫn tới thành mạch yếu đi) hay dị dạng động tĩnh mạch.
Các yếu tố nguy cơ
·Tuổi cao
·Huyết áp cao và tiểu đường
·Bệnh tim
·Bệnh mạch
·Hút thuốc
·Cholesterol cao
·Ít vận động tập thể dục
·Béo phì
Các dấu hiệu và triệu chứng
·Đột ngột yếu đi hay mất cảm giác hay tê bì ở da mặt, chân tay, thường là ở một bên.
·Nói khó khăn.
·Đột ngột mất thị lực một hay cả hai mắt.
·Tự nhiên chóng mặt, mất thăng bằng hay khó khăn trong việc đi lại.
·Tự nhiên đầu đau như búa bổ.
·Mất trí nhớ, trí tuệ sa sút hay lú lẫn.
Nếu bạn nhận thấy có các dấu hiệu và triệu chứng này xuất hiện, bạn nên đi gặp bác sỹ nội thần kinh để được kiểm tra và chẩn đoán. Các dấu hiệu này có thể do một cơn đột quỵ nhẹ (hay thiếu máu cục bộ tạm thời, và sau đó bệnh nhân sẽ hồi phục lại) hoặc có thể là một cơn đột quỵ nặng hơn rất nhiều. Sau đó, phương án điều trị sẽ được thực hiện để điều trị và phòng tránh tái phát.
Hình ảnh minh họa - Đặt Stent
Chẩn đoán hình ảnh
Các chẩn đoán hình ảnh bao gồm chụp cộng hưởng từ não, chụp cộng hưởng mạch não để đánh giác các mạch máu trong não, và các xét nghiệm máu để xem lượng đường và cholesterol cũng như chức năng gan và thận.
Các phương pháp điều trị
Đối với các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ, cần bắt đầu uống thuốc để giảm khả năng bị đột quỵ. Các loại thuốc này được chia thành ba nhóm nhóm thứ nhất nhằm kiểm soát huyết áp cao và tiểu đường, nhóm thứ hai cần để tránh tạo thành máu cục, và nhóm thứ ba nhằm giảm lượng cholesterol.
Các thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng rất cần thiết để giảm nguy cơ đột quỵ ở người thuộc nhóm nguy cơ cao. Những thói quen này bao gồm thường xuyên tập thể dục, có một chế độ ăn ít muối, ít mỡ, kiểm soát tiểu đường tốt, và không hút thuốc.
Đối với bệnh nhân đã bị đột quỵ, các phưng pháp điều trị thường thấy là:
·Cải thiện dòng chảy của máu:
·Cắt bỏ áo trong động mạch cảnh, một thủ thuật nhằm dỡ bỏ phần dày lên do tiểu cầu bám vào thành trong động mạch cảnh - động mạch chính đưa máu lên não.
·Tái tạo mạch nhằm cung cấp đủ máu.
·Đặt stent, một thủ thuật đưa một ống nhỏ kim loại có mắt lưới vào trong lòng động mạch bị ảnh hưởng để ngăn chặn lòng mạch bị tắc
·Phòng tránh chảy máu do phình mạch:
·Kẹp mạch, sử dụng một kẹp nhỏ tại gốc của phần mạch bị phình để ngăn chặn việc vỡ hay tiếp tục chảy máu.
·Điều trị nội soi mạch, một thủ thuật đặt một vòng xoắn nhỏ vào phần mạch phình thông qua ống thông giúp đóng lại phần phình từ các động mạch nối.
·Điều trị dị dạng mạch máu não:
·Phẫu thuật hoặc Xạ phẫu bằng tia Gamma.
Theo SKDS
Ăn rau quả giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ Phụ nữ có chế độ ăn hàng ngày rau củ và trái cây giàu chất chống oxy hóa, ngay cả với những người có tiền sử bệnh tim mạch sẽ ít có khả năng bị đột quỵ hơn. Các nhà khoa học Thụy Điển cho biết phụ nữ có chế độ ăn hàng ngày rau củ và trái cây giàu chất chống oxy...