Ngủ quá ít dễ bị đột quỵ
Ngủ dưới 6 tiếng mỗi đêm có thể ảnh hưởng tới hệ tim mạch.
Một nghiên cứu mới cho thấy người trung niên và cao tuổi thường xuyên ngủ dưới 6 tiếng mỗi đêm có thể tăng rõ rệt nguy cơ đột quỵ.
Các tác giả đã thu thập dữ liệu của hơn 5.600 người đã tham gia một phần của nghiên cứu lớn về sự khác biệt địa lý và chủng tộc trong đột quỵ. Sau hơn 3 năm theo dõi, họ thấy ngủ dưới 6 tiếng mỗi đêm làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người có cân nặng bình thường, không thấy mối liên quan giữa đột quỵ và ngủ ít ở người thừa cân và béo phì.
Nguy cơ tăng gấp 4 lần ở người có cân nặng bình thường không bị ngừng thở khi ngủ nhưng chỉ ngủ dưới 6 tiếng mỗi đêm. Cả béo phì và ngừng thở khi ngủ đều được biết là các yếu tố nguy cơ của đột quỵ.
Thiếu ngủ làm tăng viêm, gây tăng huyết áp và giải phóng một số hoóc-môn, tất cả đều tạo nên đáp ứng stress lớn hơn và có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
TS. Michael Frankel, Trưởng khoa thần kinh mạch máu của Trường ĐHc Emory và giám đốc Trung tâm Đột quỵ & Khoa học thần kinh Marcus thuộc Bệnh viện Grady, đều ở Atlanta, bình luận rằng: “Mặc dù rất khó để xác định tại sao điều này xảy ra, người ta có thể nghi ngờ về cơ chế liên quan tới sự thay đổi nồng độ cortisol, một hoóc-môn stress quan trọng có nồng độ cao hơn ở người ngủ ít”. Nồng độ hoóc-môn này tăng có thể gây rối loạn chức năng tế bào lót và bảo vệ mạch máu, bắt đầu báo hiệu đợt tai biến dẫn tới đột quỵ.
Kết quả có thể giải thích tại sao những người không có các yếu tố nguy cơ mạch máu truyền thống như béo phì, tăng huyết áp và bệnh tiểu đường, đôi khi vẫn bị đột quỵ.
1/3 số bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu mà bác sĩ không thể xác định được nguyên nhân, và thiếu ngủ có thể là một nguyên nhân.
Theo Frankel, kiểm soát huyết áp ăn chế độ ăn cân bằng, ít calo tập luyện không hút thuốc lá không uống nhiều rượu kiểm tra sức khỏe thường xuyên tuân thủ chặt chẽ lời khuyên của bác sĩ để duy trì sức khỏe tim mạch. Nhưng điều quan trọng là phải ngủ đủ giấc.
Video đang HOT
Anh Khôi
Theo Healthday
Cải tiến cách ăn uống để chống bệnh tăng huyết áp
Ai cũng biết rằng, để phòng cũng như đề chữa bệnh tăng huyết áp, thì cách ăn uống hợp lý có tầm quan trọng lớn nhất. Trọng tâm tất nhiên là ăn giảm muới, ăn đúng mức cho khởi béo, bớt rượu. Nhưng còn một số điều nên theo dưới đây để chống tăng huyết áp tốt hơn.
Các thức ăn thông dụng có thể được xếp loại thành 5 nhóm như sau:
1. CÁC CHẦT BÉO (CÒN GỌI LÀ LIPID)
Mỡ và dầu đều là thức ăn cho rất nhiều calo: 900 calo mỗi lạng mỡ lợn, mỡ bò hay dầu lạc, dầu vừng. Vì vậy, muốn giảm cân nặng, chống béo, cần hạn chế ăn cả mỡ dầu, để giảm bớt calo đưa vào cơ thể.
Tuy nhiên, nói về tác hại đối với hệ tim mạch thì các loại dầy và mỡ rất khác nhau. Có những chất béo chứa nhiều axít beó bão hòa làm tăng cholesterol "xấu" nên gây xơ vữa động mạch nhiều hơn. Mỡ bò, mỡ cừu chứa tới 90% là axít bão hòa. Dầu dưà và dầu cọ cũng có hại như vậy, tuy chúng được làm từ thực vật.
Có nhiều thức ăn cũng béo nhưng chứa tương đối ít axít bão hòa (dưới 40%), đó là những dầu thảo mộc như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ngô. Đặc biệt, dầu ô-liu đã góp phần giảm tỷ lệ bệnh tim ở vùng dân cư Địa Trung Hải, nên rất được ưa chuộng. Những thức ăn này không gây những mảng vữa xơ trong lòng động mạch chủ nên không có hại cho hệ tim mạch, thậm chí người ta còn thấy chúng "dọn sạch" bớt các mảng vữa xơ đi. Đó là những thức ăn nên dùng. Dầu lạc ở vị trí trung gian có 70% axít bão hòa cũng tương đối tốt.
Về cholesterol, ai cũng biết là một chất béo có hại cho hệ tim mạch, nhưng cũng phải công nhận rằng nó cũng lại rất cần cho đồi sống. Kiêng cholesterol quá đáng cũng không tốt cho sức khoẻ. Hơn nữa, chỉ có cholesterol trong máu là do ăn vào, còn kia do các tế bào tự tổng hợp ra. Dù kiêng kỹ đến đâu, cũng không thể ảnh hưởng đến đó được.
Lòng đỏ trứng gà, vịt chứa khá nhiều cholesterol, mỗi quá trứng trung bình 17gr chứa tới 220mg cholesterol và nhiều chất mỡ, chủ yếu là axít bão hòa. Như vậy, người huyết áp cao, mỗi tuần có thể ăn 2 - 3 lòng đỏ trứng, không cần phải "kiêng tuyệt đối" như người ta vẫn tưởng trước đây. Lòng trắng trứng không chứa chất béo, nên không phải kiêng. Sữa bò cũng như sữa dê, sữa trâu cũng có khá nhiều cholesterol (110 mg/lít) và axít bão hòa (36g/lít), không nên uống nhiều quá. Sữa đã loại bớt chất béo (sữa gầy) có thể dùng thoải mái hơn. Bơ lại càng nên tránh vì quá nhiều cholesterol (280mg/100gr) và axít bão hòa (77gr/100gr). Sữa chua có ít chất mỡ hơn sữa tươi và ít cholesterol hơn.
Gần đây, người ta nhận thấy rằng mỡ trong thịt gà và trong cá cũng ít axít béo bão hòa, nên có tể ăn tốt, không phải kiêng như đối với mỡ bò, mỡ lợn, mỡ sữa.
Để dễ nhớ, có thể tóm tắt như sau về các thức ăn nhiều chất béo:
Nên ăn: Các dầu thực vật, trừ dầu dừa và dầu cọ (thị trường nuớc ta có nhiều dầu cọ, nên chú ý khi mua). Tốt nhất là các dầu ô-liu, dầu quì (hướng dương), dầu ngô (bắp), dầu đậu nành, dầu vừng (mè), rồi đến, dầu cám, dầu lạc (phộng).
Nên kiêng: Các mỡ động vật, nhất là mỡ lấy từ sữa như bơ, rồi đến mỡ cừu, mỡ bò, mỡ lợn (heo) có thể dùng ít. Về dầu thực vật, nên kiêng 2 thứ là dầu dừa và dầu cọ. Riêng mỡ cá và các loại chim như gà, vịt. có tác giả cho rằng không có hại, có thể ăn bình thường.
2. CÁC CHẦT ĐƯỜNG BỘT (GỌI CHUNG LÀ GLUCID)
Đây là những nguồn năng lượng chính của cơ thể, cần ăn đủ theo yêu cầu. Ắn nhiều quá sẽ sinh béo, tăng cân, nhưng ít quá thì không đủ nhiên liệu để sống và làm việc, dẫn đến gầy sút, suy dinh dưỡng, làm mồi cho nhiều bệnh khác.
Nhưng các loại đường thì nên hạn chế vì có thể gây hại cho răng, cho tụy, nhất là ở người tiểu đường. Đường gluco ăn cũng có hại như đường kính, không hiểu tại sao người ta lại cứ cho là bổ! Mật ong cũng nên hạn chế như các loại đường khác. Các loại hoa quả quá ngọt như na, mít, vải cũng nên dùng có mức độ. Các chất bột trong ngũ cốc là nguồn năng lượng tốt hơn. Vào trong máu, chúng cũng biến thành đường, nhưng chậm hơn, có thể có thì giờ tiêu thụ mà không bị tràn ngập như các loại đường nhanh kể trên. Gạo rất tốt mà lại phù hợp với thói quen người Việt Nam. Các lương thực khác có thể tùy sở thích mà thay thế là bột mì, ngô, khoai, sắn v.v.
3. CÁC CHẦT ĐẠM
Thịt và cá, người tăng huyết áp không cần hạn chế, nhưng cá tốt hơn thịt đối với hệ tim mạch vì có những chất bảo vệ tim hiệu quả hơn. Cả 2 thức ăn đều không gây béo, trừ khi có lẫn nhiều mỡ.
Các đạm thực vật cũng rất tốt, nhất là đạm trong đậu nành, trong lạc và các loại đỗ. Gạo cũng chứa nhiều đạm tốt.
4. RAU VÀ QUẢ
Rau và quả là những thức ăn rất tốt cho người bị tăng huyết áp cũng như bị các bệnh tim mạch khác.
Một la, chúng chứa nhiều kali và hầu như không có natri, hai điều này rất có lợi cho người tăng huyết áp.
Hai là, rau quả chứa nhiều vitamin thiên nhiên, tốt hơn các vitamin tổng hợp. Chúng lại còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, góp phần giữ cho các tế bào được trẻ trung lâu hơn.
Ba là, chúng đem lại cho cơ thể nhiều chất xơ, cần thiết cho hoạt động tiêu hóa, và có thể còn góp phần tống cholesterol ra ngoài cơ thể.
Bốn là, chúng cung cấp rất ít calo, chống được béo, giảm được trọng lượng.
Nước ta bốn mùa đều sẵn rau quả, cần tận hưởng sự ưu đãi đó của thiên nhiên.
5. CÁC MUỐI KHOÁNG
Các muối khoáng trừ Natri, đều có lợi cho sức khỏe chung: Kali,Magiê, Calci.
Tóm lại, các bữa ăn ở gia đình cần luôn đổi món, chế biến sạch sẽ, gia vị vừa phải, không khí tình cảm. là rất tốt để giữ sức khỏe nói chung và phòng bệnh tim mạch nói riêng. Không cần phải mua các thuốc "bổ", chưa chắc đã
Theo SK&ĐS
Vitamin E làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt Vitamin E được xem là có rất nhiều lợi ích cho hệ tim mạch và não bộ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng nam giới uống 400 đơn vị vitamin E mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. TS. Eric Klein, bác sỹ chuyên khoa ung thư tuyến tiền liệt, đồng thời cũng...