10 triệu chứng cảm cúm thông thường bạn cần biết
Cảm cúm là một dạng nhiễm virus phổ biến, đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Đôi khi cảm cúm có thể dẫn đến viêm phổi hoặc viêm xoang.
Sốt: Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể trước virus gây cúm. Người bị cảm cúm thường sốt cao đến 39 độ hoặc hơn.
Đau cơ: Khi bị cúm, bạn có thể bị đau ê ẩm các cơ ngực, chân và lưng. Đó là do sự hoạt hóa các tế bào bạch cầu và hệ miễn dịch nhằm chống lại virus gây cúm.
Suy nhược: Suy nhược và mệt mỏi trầm trọng là một triệu chứng phổ biến của cảm cúm. Triệu chứng này có thể kéo dài tới ba tuần hoặc lâu hơn, đặc biệt là ở người có bệnh mãn tính hoặc có hệ miễn dịch yếu.
Video đang HOT
Ho: Cảm cúm và cảm lạnh đều là những bệnh hô hấp, do đó ho là triệu chứng phổ biến ở cả hai trường hợp. Ban đầu người bị cúm sẽ thấy đau họng, sau đó ho khan trong 2 đến 3 ngày, đi kèm với ngạt mũi và sổ mũi.
Khó thở: Một số người bị cúm có triệu chứng khó thở, thở gấp và đau lồng ngực. Người già, trẻ nhỏ và người bị hen suyễn cần đến bác sĩ nếu gặp triệu chứng này.
Hắt hơi: Cảm cúm có thể dễ dàng lây lan qua đường hô hấp. Để ngăn lây bệnh cho người khác, người bị cúm cần che mũi và miệng bằng vải hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, đồng thời rửa tay thường xuyên.
Chán ăn: Mất nước và chán ăn là triệu chứng phổ biến ở người bị cảm cúm. Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống đủ chất để đảm bảo cơ thể có đủ dinh dưỡng chống lại bệnh tật.
Đau đầu: Cơn đau đầu do cảm cúm thường nghiêm trọng hơn cơn đau đầu do cảm lạnh. Niêm mạc ở thành khoang mũi và xoang có thể bị viêm, dẫn đến triệu chứng này.
Ngạt mũi: Cảm cúm có thể gây viêm xoang đi kèm với cơn đau nhức dai dẳng ở vùng mặt, đầu và hốc xoang. Cơn đau sẽ trở nặng hơn nếu bạn di chuyển đột ngột.
Đau tai: Cảm cúm gây kích ứng vòi nhĩ nối họng với tai giữa, gây cơn đau âm ỉ ở tai. Chất lỏng bị kẹt trong tai có thể tạo áp lực lên màng nhĩ./.
CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)
facty
Lo trẻ bị lây nhiễm, nhiều phụ huynh không cho con đi khám
Những ngày qua, do lo ngại trẻ bị lây nhiễm, nhiều phụ huynh lo lắng, thậm chí e ngại, không dám đưa con đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh khi trẻ có dấu hiệu ho, sốt.
Bảo vệ trẻ em trong trong khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
BS Khổng Thị Kim Ngọc - Phó Giám đốc Trung tâm Sản Nhi, Trưởng Khoa Khám và điều trị ngoại trú (BV đa khoa tỉnh Phú Thọ) chia sẻ: Những ngày gần đây, mỗi ngày, chúng tôi tiếp nhận khá nhiều trường hợp bệnh nhi nặng đến khám và hầu hết các trường hợp này đều được yêu cầu nhập viện điều trị ngay. Đáng nói ở chỗ, tình trạng bệnh của các bệnh nhi diễn biến nặng chủ yếu do các phụ huynh lo ngại trẻ sẽ bị lây nhiễm bệnh Covid- 19 nếu đưa trẻ đến khám. Nhiều phụ huynh chọn giải pháp tự điều trị cho con ở nhà và điều này rất nguy hiểm".
BS Ngọc cho rằng, trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi nhiều như hiện nay, hệ thống bảo vệ đường hô hấp của trẻ suy yếu, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Do đó, không riêng gì nguy cơ từ Covid-19, trẻ cũng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp khác. Do đó, các phụ huynh không nên quá hoang mang, bi quan với tình hình dịch hiện nay bởi tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với Covid-19. Nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện bệnh lý như sốt, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, bỏ ăn... nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng đáng tiếc.
Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc BV Nhi trung ương cho biết, trẻ em hiện nằm trong nhóm nguy cơ thấp mắc Covid-19, các triệu chứng cũng nhẹ hơn người lớn. Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được đầy đủ vì sao tỉ lệ trẻ em mắc Covid-19 lại thấp hơn các nhóm khác do các dữ liệu liên quan đến đặc điểm môi trường, miễn dịch của trẻ, đặc điểm của virus vẫn đang được nghiên cứu.
Mặc dù vậy, để bảo vệ trẻ trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. BV Nhi trung ương cũng đã đưa ra những khuyến cáo đến các gia đình có con nhỏ. Theo đó, đối với những trẻ có bệnh nền, cha mẹ cần rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây; súc miệng, họng bằng nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh, vệ sinh môi trường và tiêm phòng đầy đủ. Hạn chế để trẻ tiếp xúc nơi đông người, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người có dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); Trong trường hợp phải đi đến các nơi tập trung đông người phải đeo khẩu trang y tế đúng cách, giữ khoảng cách khi tiếp xúc. Đồng thời, cần hướng dẫn trẻ cần che miệng và mũi cho trẻ khi trẻ ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Giữ ấm cơ thể cho trẻ, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý. Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc động vật nuôi như chó, mèo.
Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, khó thở... gia đình cần thông báo ngay cho cơ quan y tế đồng thời thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
Đức Trân
Theo daidoanket
Giao mùa dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp Theo Trưởng khoa Cấp cứu của Bệnh viện Hữu nghị, bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, thời tiết miền Bắc trong trạng thái nồm, ẩm, người già trên 65 tuổi và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi rất dễ mắc hoặc tái phát bệnh viêm phổi, đặc biệt là viêm phổi do virus. Ảnh minh họa Bệnh viêm phổi có các triệu chứng gồm ho,...