10 trải nghiệm nhất định phải thử ở Nepal
Nepal không chỉ là thiên đường của các nhà leo núi, mà còn có nhiều công trình lịch sử lâu đời, văn hóa đặc sắc để du khách khám phá bằng tour vespa, chèo thuyền hay đi bộ.
Đi một tour vòng quanh Kathmandu bằng xe Vespa, du khách có thể khám phá ra hàng trăm con phố nhỏ với đầy ắp các tòa nhà cũ, cửa hiệu đẹp. Vespa Valley là một trong những đơn vị cung cấp tour du lịch thú vị này ở Nepal.
Dạo bộ quanh tòa tháp Boudhanath, một trong những biểu tượng linh thiêng của Kathmandu, cũng là tháp chứa hài cốt vào hàng lớn nhất thế giới.
Đến Nepal du khách đừng quên khám phá thành phố cổ Bhaktapur. Dù bị phá hủy một phần bởi trận động đất năm 2015, Bhaktapur vẫn còn giữ được nhiều đền chùa, quảng trường, sân vườn và những bức tượng cổ.
Rời thành phố, du khách đã thoát khỏi những đám đông và có thể đi trên cung trekking nổi tiếng Manaslu Circuit thu hút cả khách nước ngoài lẫn người dân Nepal. Trên đường đi chắc chắn bạn sẽ được chiêm ngưỡng các cảnh núi non hùng vỹ và đáng nhớ.
Karnali là dòng sông dài nhất Nepal, nơi du khách được thỏa sức thuê thuyền chèo và ngắm cảnh rừng cây xanh mướt với bãi cát trắng hai bên.
Nhảy bungee hoặc đu qua hẻm núi ở độ cao hơn 152 m là hoạt động du lịch hấp dẫn ở khu The Last Resort. Đến với khu nghỉ dưỡng này du khách còn được trải nghiệm phòng xông hơi đặt tại đỉnh một hẻm núi gần biên giới với Tây Tạng.
Nepal cũng có địa điểm lý tưởng để du khách nhảy dù như thành phố Pokhara với tầm nhìn ngoạn mục về những ngọn núi và cả hồ Phewa phía dưới. Ngoài ra, khu vực này sở hữu nhiều điểm tiếp đất rất thuận tiện, và các công ty du lịch ở đây đều có đội ngũ nhân viên trợ giúp cho du khách khi tham gia môn thể thao mạo hiểm này.
Video đang HOT
Đến với một lớp học Pranamaya Yoga, du khách có thể rèn luyện sức khỏe với yoga, vừa tận hưởng không gian yên bình ở những sảnh lớn trong các tu viện nép mình dưới chân dãy núi Himalaya.
Leo tới đỉnh Pikey nằm ở vùng Solukhumbu, du khách sẽ được ngắm những góc đẹp nhất tới ngọn núi cao nhất thế giới. Đây là địa điểm yêu thích của Edmund Hilary, một trong 2 nhà leo núi đầu tiên tới được đỉnh Everest vào năm 1953.
Ngồi máy bay trực thăng để tới chân núi Everest, nơi du khách được ăn bữa sáng ở Yeti Mountain Home, một trong các nhà nghỉ cao nhất thế giới. Du khách đặt được tour này thông qua các công ty như Nepal Myths hay Mountain Trails.
Theo VNExpress
Vùng núi Nepal linh thiêng với Phật giáo Tạng truyền
Nóc nhà thế giới Himalaya có đời sống tâm linh huyền bí, nổi bật nhất là Phật giáo Tây Tạng với sự lan tỏa rộng khắp các quốc gia dưới chân núi như Nepal.
Vị Lama (tăng sĩ theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng) đứng trên tầng cao nhất của một tu viện ở Kathmandu (Nepal). Hình ảnh hai chú nai hướng về bánh xe pháp luân là biểu tượng phổ biến ở các tu viện theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng.
Phật giáo Tây Tạng có sự ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nepal và nhiều nước trong khu vực Himalaya. Trong ảnh là tượng Đức Phật trong tư thế đứng thuyết pháp ở bảo tháp Swayambunath. Nền văn hóa Himalaya là nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng. Những nét nổi bật nhất, đặc sắc nhất của văn hóa Himalaya có sự bắt nguồn trong tinh túy của Phật giáo Tây Tạng.
Bảo tháp Bouddhanath là bảo tháp xây dựng theo truyền thống Phật giáo Tạng truyền. Đây cũng là bảo tháp lớn nhất thế giới của Phật giáo Tây Tạng, cách trung tâm thủ đô Kathmandu của Nepal không xa.
Trước trận động đất ở Nepal vào cuối tháng 4/2015, phần đỉnh tháp mang vẻ đẹp uy nghi tráng lệ. Tuy nhiên, sau đó, tháp bị hư hại nhẹ và hiện nay đang trong quá trình trùng tu.
Dù vậy, dòng người đổ về hành hương thánh tích này mỗi ngày vẫn nối dài bất tận. Những người đi theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng thường đi nhiễu (đi vòng quanh tháp) vài chục vòng mỗi ngày khi đến đây.
Những người phụ nữ Tây Tạng trò chuyện quanh tháp. Xung quanh khu vực Bouddhanath có rất nhiều người Tây Tạng sinh sống.
Người Tây Tạng luôn là những Phật tử có lòng tín tâm và đời sống an lạc. Đến vùng Himalaya cũng không thể không đến những tu viện linh thiêng với sự tiếp nối không gian đoạn của các dòng truyền thừa Phật giáo Tây Tạng. Tu viện ở vùng này không chỉ là nơi tu học của chư tăng, ni mà còn là nơi truyền bá giáo pháp cho các Phật tử, được các Phật tử coi như ngôi nhà từ bi.
Xung quanh bảo tháp Bouddhanath có một hệ thống tu viện dày đặc với rất nhiều tăng sĩ. Trong hình là một buổi thực hành của các vị tăng ở tu viện Maitreya Gompa. Himalaya vẫn thường được gọi là "Land of Padmasambhava" (Vùng đất của Đức Liên Hoa Sinh). Đức Liên Hoa Sinh được coi là vị Tổ của Phật giáo Tây Tạng, mang giáo Pháp của Phật giáo từ Ấn Độ tới Tây Tạng, để rồi Phật giáo Tây Tạng phát triển rộng khắp vùng đất này.
Duy trì truyền thống, Phật giáo Tây Tạng khi hoằng truyền rộng khắp sang các nước vùng Himalaya vẫn giữ hệ thống giáo dục kiến thức và giáo lý nghiêm ngặt. Từ lứa tuổi rất nhỏ, các Lama khi vào tu viện đã được đào tạo bài bản. Trong ảnh là một bữa ăn của các tiểu Lama ở tu viện Kanying.
Các vị cao tăng của Phật giáo Tây Tạng thường được xưng tụng là Rinpoche (Bậc Thầy cao quý). Trong ảnh là ngài Ayang Rinpoche đang ban pháp dược cho một Phật tử Việt Nam đến đảnh lễ ngài.
Vị Tổ cũng là Bậc Thầy của các bậc thầy Phật giáo Tây Tạng là Đức Liên Hoa Sinh (Padmasambhava).
Đức Liên Hoa Sinh cũng được biết đến với danh xưng Guru Rinpoche. Người dân vùng thung lũng Khumbu vẽ hình ngài trên một vách núi cao.
Tu viện theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng trải rộng khắp các vùng núi cao. Trong ảnh là tu viện Tengboche, một tu viện cổ ở vùng Himalaya.
Các tu viện Phật giáo Tây Tạng có kiến trúc đặc trưng với sự cầu kỳ trong họa tiết. Các tu viện cũng luôn đốt trầm thảo dược được chế từ chính các loại thảo mộc vùng Himalaya để làm thanh tịnh bầu không khí.
Đến với tu viện cũng là đến với không gian thanh tịnh. Với người dân vùng này, tu viện giống như một mái nhà từ bi, luôn che chở, bao bọc cho họ.
Bồ câu được nuôi xung quanh các thánh tích. Việc cho bồ câu ăn mỗi sáng với người dân quanh các thánh tích là cơ hội để thực hành lòng tốt.
Một đàn chim bồ câu đậu trên dãy chuyển kinh luân. Người theo Phật giáo Tây Tạng quan niệm xoay chuyển kinh luân là cách để giải trừ nghiệp chướng.
Tại Swayambunath ở trung tâm thủ đô Kathmandu của Nepal, khỉ được coi là linh vật. Ngôi đền này còn có tên là đền khỉ. Một chú khỉ đu người uống nước bên trong thánh tích này.
Các nhà sư theo truyền thống Phật giáo Tiểu thừa cũng đến các thánh tích của Phật giáo Tây Tạng để khất thực.
Một người buôn bán quần áo ở Kathmandu hướng về bảo tháp để cầu nguyện. Với người dân ở đây, việc thực hành hàng ngày tự nhiên như hơi thở.
Theo Zing News
TP HCM là điểm du lịch giá rẻ hấp dẫn nhất châu Á Địa đạo Củ Chi, khu phố Tây Bùi Viện, ẩm thực ngon rẻ là lý do khách Tây chọn TP HCM là điểm đến lý tưởng cho những người có ngân sách eo hẹp. 1. TP HCM, Việt Nam Việt Nam là quốc gia được mệnh danh là Hòn ngọc Á Đông với bề dày lịch sử truyền thống và nhiều di sản...