10 thực phẩm tốt cho phổi: Người Việt thường ăn 4 loại đầu tiên, ít ai biết cái số 5
Không chỉ 4 loại đầu tiên là tỏi, gừng, trà xanh và súp lơ, người Việt nên bổ sung thêm những thực phẩm có trong danh sách này để giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp và bệnh phổi.
Phổi là một cơ quan quan trọng của cơ thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hoạt động tốt. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 235 triệu người bị hen suyễn.
Tuy nhiên, môi trường sống ô nhiễm dẫn tới bệnh phổi và các vấn đề hô hấp ngày càng phát triển như viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi và xơ nang.
Chúng ta có thể duy trì một lá phổi khỏe mạnh bằng cách không hút thuốc và tập luyện thường xuyên. Và các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một số loại thức ăn có tác động tích cực đến chức năng hoạt động của phổi.
Vì vậy, để tăng cường sức khỏe cho phổi, bạn nên ăn những loại thực phẩm dưới đây.
1. Tỏi
Thực phẩm này chứa flavonoid kích thích sản xuất glutathione, giúp loại bỏ độc tố và các chất gây ung thư, nhằm giúp phổi hoạt động tốt hơn. Một nghiên cứu cho thấy những người ăn 3 tép tỏi sống với tần suất hai lần/tuần ít có nguy cơ mắc ung thư phổi hơn.
2. Gừng
Gừng có đặc tính kháng viêm có thể làm giảm viêm trong cơ thể, giải độc phổi và thúc đẩy việc loại bỏ các chất ô nhiễm từ phổi. Gia vị này cũng làm giảm tắc nghẽn và cải thiện lưu thông đến phổi, do đó tăng cường sức khỏe phổi.
3. Súp lơ
Video đang HOT
Loại rau họ cải này chứa nhiều vitamin C, folate, carotenoids và phytochemical chống lại các yếu tố gây hại trong phổi. Súp lơ có một hợp chất hoạt tính gọi là L-sulforaphane, giúp các tế bào chuyển sang các gen chống viêm để ngăn ngừa các bệnh hô hấp.
4. Trà xanh
Nhờ chứa chất chống oxy hóa, trà xanh giúp làm dịu cơ thể, giảm viêm và chữa bệnh tốt hơn. Chất chống oxy hóa trong trà xanh hoạt động như một thuốc kháng histamin tự nhiên, làm chậm sự giải phóng histamine gây ra các triệu chứng dị ứng.
5. Cà phê
Bạn có biết cà phê cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng hen suyễn không?
Caffeine hoạt động như một thuốc giãn phế quản, mở ra những đường khí quản bị đóng chặt và làm giảm căng thẳng hô hấp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống một tách cà phê vào buổi sáng sẽ cải thiện hệ hô hấp và chức năng phổi.
6. Các loại hạt
Các loại hạt như hạt bí ngô, hạt lanh và hạt hướng dương được xem là siêu thực phẩm cho phổi vì cung cấp cho cơ thể nhiều magiê, một khoáng chất thiết yếu và cực tốt cho những người mắc bệnh hen suyễn.
Magiê hỗ trợ các cơ trong đường hô hấp thư giãn và giảm viêm, do đó cải thiện hô hấp.
7. Trái cây và rau củ màu cam
Đu đủ, bí ngô và cam chứa nhiều chất chống oxy hóa thân thiện với phổi như vitamin C, có khả năng chống nhiễm trùng và giảm viêm.
8. Ngũ cốc nguyên hạt
Bạn nên tăng cường ăn các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, quinoa và lúa mì.
Nhưng bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu carbohydrates đơn giản như bánh nướng xốp, mì ống, gạo, bánh mì trắng… vì chúng làm tăng sản xuất carbon dioxide và gây căng thẳng hơn cho phổi.
9. Táo
Một nghiên cứu cho thấy rằng những người uống một ly nước ép táo mỗi ngày sẽ ít bị thở khò khè. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng những phụ nữ ăn táo hàng ngày trong thời gian mang thai, con của họ ít có khả năng bị hen suyễn.
Điều này là do táo có chứa các hợp chất phenolic và flavonoid, vốn được biết đến để giảm viêm trong đường hô hấp.
10. Cá hồi
Cá hồi chứa nhiều axit béo omega 3 giúp giảm viêm trong phổi và cũng có thể chống lại vi khuẩn ở những người bị bệnh phổi. Ngoài cá hồi, bạn có thể ăn cá thu, cá mòi và cá trích, những thực phẩm cũng rất tốt cho phổi.
Theo soha.vn
Chi phí gấp 10 lần nếu không duy trì chữa bệnh phổi mạn tính
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không điều trị duy trì sẽ tốn kém 225 triệu đồng mỗi năm thay vì 22 triệu như bình thường.
Phó giáo sư Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hen Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng TP HCM cho biết bệnh hô hấp ngày càng gia tăng toàn cầu, đặt gánh nặng lên các hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam có khoảng 4,2% dân số trên 40 tuổi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và 37,5% người mắc bệnh trưởng thành được ghi nhận có triệu chứng nghiêm trọng. Tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 4,1% dân số, chỉ 29,1% trong số đó được điều trị bằng liệu pháp dự phòng hen suyễn.
Ảnh: hawaiipacifichealth
Giáo sư Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Hà Nội ước tính nếu mỗi bệnh nhân hen phế quản nhập viện một lần mỗi năm, tổng chi phí điều trị cả nước sẽ hơn 29.000 tỷ đồng. Chi phí điều trị của một bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không được điều trị duy trì dẫn đến phải nhập viện là 225 triệu mỗi năm, gấp hơn 10 lần so với chi phí điều trị ngoại trú trong giai đoạn ổn định. Đây là gánh nặng rất lớn cho ngành y tế Việt Nam.
Theo giáo sư Châu, những nguyên nhân chính của hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là hút thuốc hoặc tiếp xúc khói thuốc, ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên khi còn nhỏ, bệnh nghề nghiệp khi phải tiếp xúc với khí hóa chất.
Biện pháp phòng ngừa, kiểm soát là bỏ thuốc lá, tánh tiếp xúc không khí ô nhiễm, những chất kích thích, hóa chất. Khám sức khỏe thường xuyên. Khi có các triệu chứng như ho kéo dài, bị nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại, khó thở đặc biệt khi gắng sức, thở khò khè... cần đến ngay các trung tâm để được chẩn đoán sớm và kịp thời.
Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh cho biết tăng tỷ lệ chẩn đoán sớm, điều trị, quản lý tốt bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược phòng chống bệnh.
Chương trình Vì lá phổi khỏe đang được Bộ Y tế phối hợp thực hiện với mục tiêu thiết lập, cải thiện 150 phòng quản lý bệnh hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong giai đoạn 2017-2020,trong đó hướng đến 50 đơn vị trên cả nước năm 2018. Điều này giúp tăng cường nhận thức cộng đồng về bệnh, nâng cao năng lực đội ngũ y tế, bệnh nhân dễ dàng tiếp cận các trung tâm để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, hiệu quả, giúp giảm gánh nặng bệnh lý và chi phí y tế.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Những sản phẩm an toàn nào đã được cấp phép thay thế thuốc lá? Ai cũng biết thuốc lá có tác hại cho sức khỏe chính mình và người thân. Thế nhưng, bỏ thuốc lá đối với người nghiện quả là một quá trình gian nan, thậm chí với một số người là bất khả thi. Trong trường hợp không thể bỏ thuốc, liệu có giải pháp nào cho người nghiện ? Vì sao khó bỏ thuốc...