10 thực phẩm giúp tránh xa “các bệnh phụ nữ”
Phụ nữ thường bị một số bệnh thường xuyên gây phiền nhiễu. Một khi đã bám lấy bạn, chúng sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu. Mách bạn 10 loại thực phẩm dưới đây có thể phòng tránh các “căn bệnh phụ nữ”.
Thiếu máu: Bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt
Do kinh nguyệt, sinh nở…, khoảng 1/3 chị em phụ nữ có hiện tượng thiếu máu nhẹ do thiếu sắt. Việc thiếu máu trong thời gian dài dễ làm suy giảm chức năng buồng trứng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ chị em.
Các thực phẩm như: gan động vật, thịt nạc, rau chân vịt…không chỉ chứa hàm lượng sắt cao mà còn dễ hấp thụ.
Lưu ý: Trong kỳ kinh, không nên uống trà và cà phê đặc, để tránh gây ảnh hưởng cho việc hấp thụ sắt vào cơ thể.
Hội chứng tiền kinh nguyệt: Uống sữa ấm pha mật ong
Các triệu chứng như đau bụng dưới, nhức mỏi eo, mệt mỏi toàn thân, ngủ không ngon giấc… đều là các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt.
Các bác sỹ phụ khoa đã phát hiện ra uống 1 ly sữa ấm pha mật ong vào mỗi tối trước khi ngủ trong giai đoạn này có thể làm giảm, thậm chí tiêu trừ các cảm giác khó chịu kể trên.
Kali trong sữa giúp xoa dịu cảm xúc, đồng thời còn giúp chống viêm nhiễm, giảm cảm giác đau nhức, giảm lượng máu kinh. Magiê trong mật ong giúp trấn tĩnh trung khu thần kinh, đánh tan cảm giác căng thẳng của chị em trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, làm giảm áp lực tâm lý.
Đau bụng kinh: Ăn chuối tiêu
Chuối tiêu có hàm lượng vitamin B6 phong phú, có tác dụng xoa dịu thần kinh. Do đó không chỉ giúp làm dịu cảm xúc trong thời kỳ nhạy cảm mà còn cải thiện giấc ngủ, làm giảm cảm giác đau bụng kinh.
Đau nửa đầu: Ăn nhiều thực phẩm có chứa sắt
Bệnh đau nửa đầu thường xuất hiện nhiều ở tuổi trưởng thành, đặc biệt ở các chị em làm công việc cần dùng nhiều đến trí não. Nghiên cứu đã chỉ ra,ở bệnh nhân bị đau nửa đầu, hàm lượng sắt trong máu tương đối thấp. Chú ý thêm các thực phẩm giàu sắt như các loại đậu, chuối tiêu, hải sản…vào thực đơn hàng ngày có thể ngăn ngừa chứng bệnh này phát tác.
Video đang HOT
Giảm lượng estrogen: Ăn nhiều chế phẩm từ đậu
Estrogen là hoóc-môn giới tính quan trọng trong cơ thể chị em phụ nữ. Khi hàm lượng hoóc-môn này thấp hơn bình thường sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, làm giảm cảm giác ham muốn của chị em, đồng thời còn ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
Chất isoflavone trong đậu tương có thể bù đắp cho sự thiếu hụt estrogen trong cơ thể. Mỗi ngày uống 500ml đậu nành hoặc ăn 100g trở lên các chế phẩm từ đậu như đậu phụ… có thể điều tiết hiệu quả chức năng hệ nội tiết, thúc đẩy hàm lượng estrogen đạt được mức độ bình thường.
Viêm nhiễm nấm âm đạo: Ăn các loại tỏi
Các chị em thường xuyên ăn các loại tỏi ít bị viêm nhiễm nấm âm đạo, do trong tỏi có ethylicin, allicin… là những chất kháng khuẩn tự nhiên, có tác dụng diệt khuẩn mạnh.
Bệnh tuyến vú: Ăn nhiều thực phẩm làm từ các loại mạch và hải sản
Một nghiên cứu đã chỉ ra, phụ nữ ở tuổi trưởng thành ăn nhiều các thực phẩm làm từ các loại mạch có thể duy trì ổn định nồng độ estrogen trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tuyến vú.
Hải sản chứa hàm lượng iốt cao, cũng làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể. Do đó ăn hải sản thường xuyên có thể phòng tránh và trị các bệnh liên quan đến tuyến vú.
U phụ khoa: Ăn nhiều các loại rau quả vỏ đỏ, tím
Các loại rau quả có vỏ màu đỏ như táo đỏ, ớt đỏ… chứa thành phần hoá học tự nhiên có tác dụng ngăn ngừa hiệu quả không cho một vài loại tế bào u phụ khoa phát triển, đồng thời làm giảm phản ứng của chúng với estrogen. Do đó có tác dụng phòng chống u phụ khoa.
Ngoài ra, các loại rau quả như hành tây, nho tím… cũng có công hiệu tương tự.
Ung thư buồng trứng: Ăn nhiều thực phẩm giàu can-xi
Nhiều cuộc điều tra nghiên cứu đã phát hiện ra những phụ nữ nạp đủ lượng can-xi cho cơ thể có tỉ lệ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn 54% so với các phụ nữ còn lại. Lượng can-xi cung cấp đủ cho cơ thể sẽ khống chế không cho tế bào ung thư phát triển.
Bởi vậy, chị em nên chú ý bổ sung lượng thực phẩm giàu can-xi phù hợp, đặc biệt là phụ nữ sau khi đã mãn kinh và người có tuổi mỗi ngày cần nạp 1.000mg can-xi. Điều này cần kiên trì thực hiện thông qua việc uống sữa, ăn các chế phẩm từ đậu và sữa, tôm tép, cá, rong biển…
Ung thư vú: Thường xuyên uống rượu vang
Nghiên cứu chỉ ra, trong vỏ và hạt nho đỏ có hàm chứa chất chống ung thư tự nhiên, giúp ngăn ngừa nồng độ estrogen tăng cao khiến các tổ chức tuyến vú bị kích thích gây đột biến có hại.
Do đó, mỗi ngày chị em nên uống 1 lượng rưọu vang vừa phải (khoảng 1 ly nhỏ) hoặc ăn một ít nho. Thànhphần tự nhiên trong đó có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư vú, đồng thời phòng tránh bệnh tim mạch.
Theo Dân Trí
Cá mực dưỡng huyết bổ can thận
Cá mực là món ăn thuốc rất tốt, chữa được nhiều bệnh của phụ nữ như các chứng bệnh xích bạch, lậu hạ, kinh tụ, huyết bế, ẩm thực thũng thống, hàn nhiệt chưng hà...
Theo Đông y, cá mực vị mặn, tính bình, bổ âm dưỡng huyết, thông kinh, khứ ứ, bổ can thận, chữa di tinh, xuất tinh sớm, phụ nữ kinh nguyệt không đều, ít sữa. Ngoài ra, cá mực còn có công hiệu giải độc gan phòng tiểu đường, chống mệt mỏi, chống suy lão.
Trong cá mực có nhiều protid, lipid, các axit amin, các vitamin A, B1, B2, B12, D, E và các chất vi lượng như đồng, kẽm...
Cá mực được dùng làm thuốc trong những trường hợp sau:
Dưỡng âm bổ huyết: Dùng cho người tỳ vị hư nhược, thiếu máu, giảm sức miễn dịch, phụ nữ huyết hư, bế kinh, khí hư băng huyết. Cá mực 300g, ớt xanh 100g, gừng, hành, tỏi, rượu vang, dấm, đường, xì dầu lượng vừa dùng (cá mực thái sợi) làm món xào.
Bổ huyết tăng sữa: Nấu canh mực khô với giò heo hoặc thịt heo cho sản phụ ăn cái uống nước.
Chống ợ chua: Nấu canh mực ăn cái uống nước.
Chữa mờ mắt, chảy nước mắt sống: Khi dùng canh mực chữa bệnh thì dùng nước canh là chính vì mực khô cứng khó tiêu có thể ảnh hưởng xấu đến bộ máy tiêu hoá.
Đại bổ tỳ thận chữa suy nhược thần kinh và thể lực: Mực 3 con (khoảng 600g), hạt sen 10g, khoai mài 300g, bạch quả nhân 10g, tôm to 100g, tương cà chua 30g, hành tây 2 củ (50g), bơ 15g. Tôm nõn hoặc tôm khô ngâm mềm, thái mỏng. Mực bỏ râu, phủ tạng. Khoai mài thái lát mỏng. Hạt sen tươi nếu khô ngâm mềm bỏ tâm sen. Tất cả trộn đều với ít muối rồi cho vào bụng mực, khâu lại, phết bơ mỏng ra ngoài, nướng chín, cắt khoanh dây 3cm xếp vào đĩa.
Kinh nguyệt lượng ít kéo dài: Mực 500g, gừng nướng 6g thái lát cho vào nồi nước nấu chín, thêm gia vị. Ngày ăn 1 lần, ăn liền trong 3 - 5 ngày.
Kinh nguyệt nhiều do khí hư: Cá mực 300g, hoa tề thái tươi 30g, hành tiêu dầu muối (cọng hành trắng giã nhuyễn), ướp mực với hành muối tiêu. Cho nước nấu canh.
Hoạt huyết hoá ứ, lý khí, giảm đau: Tài liệu nói thích hợp tiểu đường kèm viêm tiền liệt tuyến. Mực 1 con, đào nhân 6g. Nấu canh để ăn.
Tư âm, bổ hư: Phụ nữ sinh con huyết hư máu kinh nhiều, mất máu nhiều nên ăn mực thì cực tốt (theo sách). Cá mực khô 1 con, đương quy 25g. Cho nước ninh nhừ. Chữa kinh ít, bế kinh.
Kinh ra trước kỳ, băng lậu: Cá mực khô 1 con, sinh địa hoàng 30g. Cho nước vào ninh nhừ để ăn.
Thông sữa: Cá mực khô 1 con, chân giò lợn 1 cái. Ninh nhừ để ăn. Ăn liền 3 ngày.
Bổ thận tráng dương: 3 con cá mực tươi làm sạch (bỏ mai, bỏ ruột...). Hạt sen 30g (ngâm mỡ bỏ tâm) giã nát, hoài sơn 300g, nấu chín, giã nhuyễn, tôm nõn 100g, chân giò hun khói 200g thái nhỏ. Tất cả (trừ mực) trộn đều với muối gia vị (vừa ăn) rồi nhồi vào khoang mực buộc lại. Xào 200g hành thái lát cho thơm, nêm gia vị chờ dùng.
Mực đã nhồi được rán, một lúc cho rượu xì dầu và lượng nước vừa phải. Cuối cùng cho hành đã xào và gia vị đảo đều là được, chia ra mấy lần ăn trong ngày.
Bổ khí huyết: Mực tươi 600g, tỏi băm 100g, tiêu đen giã dập nát 1 thìa con, nước tương nhạt 1 thìa con, đường 1 thìa con. Rau mùi xào vàng tỏi rồi cho mực vào. Sau đó cho gia vị đun cho mực trắng ra. Rắc mùi, ăn nóng.
Chú ý:
- Nên ăn mực tươi không qua ướp đá.
- Do mực chứa nhiều cholesterol nên người có mỡ máu cao phải hạn chế.
- Khi chế biến thức ăn nên nướng, xào, không nên rán.
Theo SKDS
11 sự thực về ung thư cổ tử cung với sức khỏe 1. Hiện có hơn 100 chủng loại vi rút HPV, trong đó có khoảng 40 loại vi rút lây truyền qua đường tình dục. Số vi rút còn lại chủ yếu lây nhiễm qua da hay hệ thống hô hấp. 2. Có 15 virus HPV nguy hiểm mức độ cao đã được liên kết với bệnh ung thư cổ tử cung. 3. Các...