10 thông điệp ông Putin nhắn gửi phương Tây
Truyền thông phương Tây đã cố gắng lờ đi hoặc bóp méo bài phát biểu gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại CLB Valdai, trong khi đây là diễn văn chính trị quan trọng nhất kể từ bài phát biểu “Bức màn sắt” của Thủ tướng Anh Winston Churchill ngày 5/3/1946, trang tin Russia Insider nhận định.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại CLB Valdai ở Sochi. Ảnh: Getty Images
Chuyên gia chính trị Dmitry Orlov vạch ra 10 điểm nổi bật trong bài phát biểu gần đây của ông Putin ơ thành phố Sochi của Nga. Trong bài phát biểu, ông Putin đột ngột thay đổi luật chơi. Trước đó, trò chơi chính trị quốc tế thường diễn ra theo kịch bản: Các chính trị gia phát ngôn nhằm gìn giữ một sự hư cấu dễ chịu về chủ quyền quốc gia, nhưng họ lại rất kín đáo và chẳng làm gì thay đổi bản chất nền chính trị quốc tế. Trong khi đó, họ lại cam kết tại các cuộc thương lượng bí mật ở hậu trường. Nhà lãnh đạo Nga trước đây cố gắng tham gia cuộc chơi này, chỉ trông mong rằng, Nga sẽ được đối xử như một đối tác bình đẳng. Tuy nhiên, những hy vọng này là ảo tưởng và tại cuộc họp ở Sochi, ông Putin tuyên bố trò chơi đã kết thúc.
Theo ông Orlov, Tổng thống Putin nhắn gửi 10 thông điệp rõ ràng sau tới phương Tây. Thứ nhất, Nga sẽ không tham dự các trò chơi và các cuộc mặc cả hậu trường với các vấn đề vặt vãnh thêm nữa. Nga đã chuẩn bị cho các thỏa thuận và đối thoại nghiêm túc, nếu chúng mang đến an ninh chung, dựa trên sự công bằng và tính đến lợi ích của mỗi bên.
Thứ hai, mọi hệ thống an ninh tập thể toàn cầu hiện nay đều bên bờ đổ vỡ. Không có bất cứ đảm bảo an ninh quốc tế nào cho tất cả. Và thực thể phá hủy chúng mang tên: Mỹ.
Video đang HOT
Thứ ba, những người xây dựng trật tự thế giới mới đã thất bại, do xây một lâu đài bằng cát. Cho dù một dạng trật tự thế giới mới nào đó có được thiết lập hay không thì đó không chỉ là quyết định của Nga, tuy nhiên đó là một quyết định không thể hình thành mà lại thiếu vắng nước này.
Thứ tư, Nga ủng hộ một cách tiếp cận thận trọng trong việc tiến hành những cải cách trật tự xã hội, không phản đối việc điều tra cũng như thảo luận các cải cách như vậy, để thấy việc thực hiện bất kỳ cải cách nào được chứng minh đúng đắn hay không.
Thứ năm, Nga không có ý định “đi câu ở những vùng nước tranh chấp” do Mỹ đang bành trướng “đế chế hỗn loạn” tạo ra và Nga cũng không có lợi ích trong việc xây dựng một đế chế của riêng mình (thách thức của Nga là làm sao phát triển lãnh thổ rộng lớn sẵn có của mình). Nga cũng không có ý định hành động như một cứu tinh của thế giới như từng làm trong quá khứ.
Thứ sáu, Nga sẽ không tìm cách định hình lại thế giới theo hình ảnh mong muốn, cũng như không cho phép ai định hình lại nước Nga theo hình ảnh của họ. Nga sẽ không đóng cửa với thế giới, tuy nhiên, bất cứ ai cố gắng cô lập Nga khỏi thế giới chắc chắn sẽ phải hứng chịu hậu quả.
Thứ bảy, Nga không muốn sự hỗn loạn lây lan, không muốn chiến tranh và cũng không có ý định gây chiến. Tuy nhiên, ngày nay, Nga thấy nguy cơ chiến tranh toàn cầu bùng phát hầu như không tránh khỏi, nên đã chuẩn bị cho điều đó và vẫn đang tiếp tục chuẩn bị. Nga không muốn chiến tranh, nhưng không có nghĩa Nga sợ chiến tranh.
Thứ tám, Nga không có ý định sắm một vai trò tích cực trong việc ngáng trở những người vẫn đang cố gắng thiết lập trật tự thế giới mới của họ, cho tới khi các nỗ lực đó xâm phạm những lợi ích chủ chốt của Nga. Nga muốn đứng ngoài hơn và quan sát xem họ có thể tự gây ra hậu quả gì do thiếu suy nghĩ. Song những ai muốn kéo Nga vào chuyện đó, phớt lờ các lợi ích của Nga sẽ được dạy ý nghĩa thực sự của đau đớn là gì.
Thứ chín, trong vấn đề chính trị đối nội và đối ngoại, sức mạnh của Nga sẽ không dựa vào giới tinh hoa và sự mặc cả trong hậu trường của họ mà dựa trên ý nguyện của người dân.
Thứ mười, vẫn có cơ may để thiết lập một trật tự thế giới mới, tránh được một cuộc chiến tranh thế giới. Trật tự thế giới mới này dĩ nhiên cần bao gồm Mỹ, nhưng chỉ có thể khả thi áp dụng cùng các điều kiện khi tất cả tuân thủ luật pháp và thỏa ước quốc tế; kiềm chế mọi hành động đơn phương; tôn trọng đầy đủ chủ quyền của các quốc gia khác.
Theo Russia Insider
Tiền Phong
Nhà nước Hồi giáo đe dọa Chicago, Washington DC
Một lời đe dọa kèm những hình ảnh ở Chicago, Washington mới đây được đăng tải trên mạng Twitter, với mục đích thông báo rằng các phần tử của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã có mặt trên đất Mỹ.
Những thông điệp đe dọa được chụp trước tòa nhà ở Chicago và Nhà Trắng ởWashington. Ảnh: Twitter
"Chúng tao đang ở bang của ngưoi. Chúng tao đang ở thành phố của ngươi. Chúng tao đang trên đường phố của ngươi. Các ngưoi là mục tiêu của chúng tao ở khắp mọi nơi", một tài khoản trên mạng xã hội Twitter viết hôm 9/8 và sự việc được New York Post đưa tin hôm qua. Tiêu đề thông điệp là "Thông điệp ISIS gửi tới Mỹ".
Dòng tin nhắn đính kèm hai bức ảnh, trong đó có một bàn tay cầm tờ giấy chung thông điệp, được chìa ra trước Tòa nhà Old Republic ở Chicago. Bức ảnh khác cho thấy tin nhắn tương tự trên điện thoại ở trước cổng Nhà Trắng.
Thông điệp có thể do lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) hoặc những người ủng hộ tổ chức này đăng tải, tuy nhiên nó vẫn chưa được xác thực. Nếu đó là thực, lời cảnh báo sẽ khớp với phân tích của các chuyên gia an ninh Mỹ, rằng Chicago, quê nhà của Tổng thống Mỹ Barack Obama, nằm trong tầm ngắm của lực lượng khủng bố này, CBS Chicago cho hay.
Trong khi đó, Bộ An ninh Nội địa Mỹ và Cục Điều trang Liên bang (FBI) hôm qua phát thông báo an ninh tới tất cả các cơ quan hành pháp nước này. Theo AP, thông báo cho biết đến nay chưa có mối đe dọa nào trên đất Mỹ, nhưng nhắc nhở các cơ quan cảnh giác trước mối đe dọa từ IS.
Tổ chức khủng bố mang tên Nhà nước Hồi giáo tuần này công bố đoạn video hành quyết nhà báo Mỹ James Foley, nhằm trả đũa việc tổng thống Mỹ ra lệnh không kích chúng. Những tên khủng bố có thể còn giữ 20 người từ các nước phương Tây khác và cảnh báo sẽ tiếp tục giết con tin.
Theo VNE
Ngoại trưởng Mỹ: Úc sẽ không bị "mắc kẹt" trong cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc Daniel R Russel, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, đã phản bác lại ý kiến của cựu Thủ tướng Úc, Malcolm Fraser và tuyên bố Úc sẽ không bị "buộc" phải tham gia vào cuộc chiến của Mỹ và Trung Quốc. Daniel R Russel, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách khu vực Đông Á và...