10 thói quen để tiền bạc nở rộ từng ngày: Kế hoạch chi tiêu là không thể thiếu, nhưng đừng bỏ quên điều quan trọng này
Nếu vẫn đang chật vật với số tiền kiếm được hàng tháng và không biết phải cải thiện như thế nào, đây là giải pháp cho bạn.
Làm giàu luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu trong cuộc đời mỗi con người, vì đó là yêu cầu cần thiết để chăm lo cho gia đình và bản thân được đầy đủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để nâng cao điều kiện tài chính hiệu quả và chiến lược. Sau đây là 10 thói quen sẽ giúp ta thực hiện điều đó:
1.Đặt ra các mục tiêu trong cuộc sống.
Theo đuổi ước mơ và hoàn thành các mục tiêu sẽ mang lại hạnh phúc lâu dài và cả giá trị kinh tế.
Hãy đặt ra các mục tiêu cụ thể, đừng chung chung. Ví dụ như “nên có bao nhiêu tiền tiết kiệm”, “muốn mức sống thế nào”, “nên đạt được điều này ở độ tuổi nào”. Mục tiêu càng cụ thể thì khả năng đạt được càng cao.
Cụ thể hơn, hãy thử đặt ra các mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung bình và dài hạn. Khi không có những mục tiêu như vậy, ta có nhiều khả năng vung tiền quá mức, không có tiền dự trữ để trả cho những khoản chi bất ngờ, thậm chí còn dễ vướng vào nợ nần.
Mục tiêu ngắn hạn có thể là xây dựng quỹ chi tiêu cá nhân hoặc quỹ khẩn cấp.
Mục tiêu trung bình có thể là trả nợ ngân hàng, mua ngôi nhà đầu tiên, mua một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Còn mục tiêu dài hạn thường là tiết kiệm tiền đủ để nghỉ hưu, mở tài khoản hưu trí được ưu đãi về thuế, ví dụ như IRA truyền thống hay Roth IRA.
2.Sống trong khả năng
Hãy chi tiêu ít hơn hoặc ngang bằng số tiền kiếm được mỗi tháng. Điều này giúp ta không vướng vào nợ nần, hơn nữa là xây dựng một tương lai tài chính ổn định.
Có thể sử dụng quy tắc 50/30/20: dành 50% thu nhập cho những thứ cần thiết như thực phẩm và nhà ở, 30% cho nhu cầu phát sinh và 20% để tiết kiệm; kết hợp với hạn chế tối đa chi tiêu cho những khoản phù phiếm và đắt đỏ.
Hãy học cách tránh mua hàng kiểu bốc đồng khi đi ra ngoài, hoặc mua online. Có thể áp dụng quy tắc 72 giờ. Cụ thể, sau khi thêm vào giỏ hàng, hãy đợi 72 giờ. Sau ba ngày, ta sẽ quyết định được liệu có thực sự cần món đồ đó hay chỉ ham muốn nhất thời.
3. Dự trữ đủ tiền mặt
Có những tình huống cần có tiền mặt để xử lí, nhất là những lúc khẩn cấp như hỏng xe. Những lúc đó đương nhiên dùng thẻ thanh toán sẽ rất phiền và phức tạp, chưa kể đến phí dịch vụ.
Theo bình quân, ta nên để dành từ 3- 6 tháng mức thu nhập hiện tại thành một khoản tiền mặt dự trữ. Tuy nhiên để dành được bao nhiêu cũng tốt.
Video đang HOT
Để dần dần tích cóp được quỹ này, hãy chia nhỏ nó. Ví dụ đặt mục tiêu mỗi tháng tích được bao nhiêu tiền, từ đó cộng dồn thành quỹ lớn, tuyệt đối hạn chế sử dụng đến nó. Cứ như vậy tích tiểu thành đại.
4. Tận dụng các khoản nợ
Không phải tất cả các khoản nợ đều xấu. Ta có thể sử dụng nợ để đầu tư cho bản thân như: nâng cao trình độ học vấn, mua tài sản, khởi nghiệp, …
Hãy nhớ rằng chỉ vay nếu mình có thể trả. Tránh vay qua thẻ tín dụng của cửa hàng, vì loại thẻ này thường có hạn mức tín dụng thấp, lãi suất cao và khả năng sử dụng hạn chế.
5. Xây dựng kế hoạch đầu tư có tổ chức
Kế hoạch đầu tư càng tỉ mỉ, cẩn thận, thành quả thu được sẽ càng lớn lao và giá trị.
Mặt khác, đầu tư và lập kế hoạch nghỉ hưu đi đôi với nhau. Đầu tư là một công cụ để xây dựng sự giàu có. Còn nghỉ hưu là một giai đoạn tất yếu của cuộc sống, và nó đòi hỏi sự dư dả về tiền tài.
Một điều quan trọng không kém là phải có một danh mục đầu tư đa dạng để giảm thiểu rủi ro, đồng thời tối đa hóa từng khoản.
6. Hãy chi tiêu cho chất lượng
Giữa việc mua một đôi giày chất lượng cao ngay từ đầu, dùng trong một thời gian dài, và việc mua một đôi giày rẻ hơn nhưng chất lượng thấp, phải thường xuyên mua mới, hãy chọn đôi chất lượng cao.
Mặt khác, đừng vì ảo tưởng về chất lượng mà vung tiền mua thứ gì quá đắt đỏ, vì tiền chất lượng có thể chỉ bằng một nửa tiền thương hiệu.
7. Tận dụng chế độ đãi ngộ từ cấp trên
Hãy tìm hiểu kĩ chế độ phúc lợi của cơ quan nơi làm việc để tận dụng các khoản ưu đãi bất ngờ. Ví dụ như bảo hiểm nhân thọ, thương tật, tài khoản Tiết kiệm Y tế (HSA) hay dịch vụ pháp lý.
Đây đều là các khoản tiền mang bản chất miễn phí, hoặc các khoản tiết kiệm rất đáng giá để tích cóp.
8. Mở rộng kiến thức tài chính
Nếu muốn trở nên ổn định về tài chính và làm chủ tiền bạc, phải liên tục trang bị tri thức cho bản thân. Bắt đầu từ việc làm quen với các chủ đề, từ khấu trừ thuế, đầu tư đến lập kế hoạch nghỉ hưu.
Phải không ngừng nâng cao hiểu biết, thông qua mọi phương tiện có thể có, như đọc tạp chí và các loại hình trực tuyến, đọc sách, nghe podcast, cài đặt các phần mềm quản lý tài chính, học một khóa kiến thức tài chính, hay lập kế hoạch tài chính (có tham khảo ý kiến của chuyên gia.)
9. Tìm kiếm các nguồn thu nhập khác
Điều này rất có lợi. Nếu mất đi một nguồn thu nhập, ta có thể dựa vào các nguồn khác. Đồng thời, số tiền kiếm được thêm có thể dùng để trả nợ hoặc tiết kiệm.
Trên thực tế, phần lớn các triệu phú tự thân cũng thực hiện như vậy. Họ thường có ít nhất ba dòng thu nhập khi bắt đầu giàu có.
Trong số các loại thu nhập, thì thu nhập thụ động là lựa chọn tối ưu, vì giúp ta tránh được áp lực đáng kể, đồng thời duy trì công việc hiện tại. Ví dụ như cho thuê phòng trọ, vận hành một trang thương mại điện tử, v.v …
10. Cuối cùng, hãy đặt sức khỏe lên hàng đầu
Tài chính và sức khỏe gần như không thể tách rời nhau. Xét cho cùng, việc chăm sóc sức khỏe sẽ tốn kém tiền bạc, nếu so sánh dài hơi, việc chăm sóc bản thân hôm nay có thể giảm bớt những chi phí y tế về sau, khi mà giá dịch vụ liên tục tăng từng ngày.
Mặt khác, khi khỏe mạnh, ta có thể kiếm tiền dễ dàng hơn nhiều.
Nếu khỏe mạnh, ta sẽ ít bị ốm và ít phải nghỉ việc. Điều này rất quan trọng, vì nếu làm công nhật, một ngày nghỉ là một ngày không có thu nhập. Nếu làm theo hợp đồng, ta có thể không được tăng lương hoặc thăng chức nếu nghỉ việc quá nhiều.
Hãy tạo thói quen ngủ đủ giấc, tuân theo một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên mỗi ngày. Đây cũng là điều mà các triệu phú trên thế giới làm. Theo nghiên cứu, có tới 89% triệu phú ngủ từ 7 tiếng trở lên mỗi đêm.
Cách quản lý tài chính thông minh: Cố gắng tăng thu nhập không thể làm bạn giàu nhanh hơn nhưng tiết kiệm thì có thể
Bạn càng kiếm được nhiều, bạn càng chi tiêu nhiều hơn. Sự thật cho thấy rằng những người không biết tiết kiệm, thứ duy nhất họ có cuối cùng là nợ.
Hầu hết mọi người luôn bày ra 4 lý do để không tiết kiệm như sau:
- Mình có thể kiếm được nhiều tiền sau này, vì vậy không cần phải tiết kiệm ngay bây giờ.
- Cần tận hưởng khoảnh khắc chi tiêu và nghĩ rằng tiết kiệm là rất khó.
- Tiết kiệm không quan trọng.
- Không thấy lợi ích trong việc tiết kiệm (vì lãi suất thấp, lạm phát).
Nhưng, bạn sẽ rất thích thú khi phát hiện ra những điều này là sai lầm khi nghe sự giải thích kỹ càng dưới đây.
Bạn không thể giàu bằng cách kiếm tiền, nhưng bằng cách tiết kiệm thì có thể
Mọi người thường hy vọng: "Khi tôi kiếm đủ tiền, mọi thứ sẽ được cải thiện". Trên thực tế, chất lượng cuộc sống của chúng ta sẽ cải thiện cùng với thu nhập. Bạn càng kiếm được nhiều, càng chi tiêu nhiều hơn. Sự thật cho thấy những người không biết tiết kiệm, thứ duy nhất họ có là nợ.
Huấn luyện viên tài chính đầu tiên của tôi là một người thành công. Anh ấy đã yêu cầu tôi tiết kiệm một nửa thu nhập, điều mà tôi không nghĩ là có thể. Tôi nói với anh ấy rằng tôi cần phải sử dụng tất cả thu nhập của mình. Tôi cũng thấy việc tiết kiệm với số tiền lương ít dễ hơn là tiền lương cao.
Một lấy ví dụ về bài toán đơn giản thế này. Nếu lương của tôi là 20 triệu/tháng, cần tiết kiệm 10% lương là 2 triệu/tháng. Nhưng nếu lương của tôi chỉ là 10 triệu/tháng thì số tiền tiết kiệm là 1 triệu đồng. Vì vậy, tôi sẽ dễ dàng tiết kiệm hơn khi thu nhập của mình thấp. Tiết kiệm 1 triệu đơn giản hơn nhiều so với tiết kiệm 2 triệu. Điều này nghĩa là số tiền thu nhập càng lớn tôi càng gánh nặng tiền tiết kiệm.
Vì vậy, anh ấy đưa lời khuyên cho tôi rằng cách tốt nhất là nên bắt đầu ngay. Bắt đầu tiết kiệm 10% thu nhập mỗi tháng. Nếu bạn chỉ mới 18 hoặc 20 tuổi và sống ở nhà, thì là thời điểm tốt nhất để tiết kiệm khi mức chi tiêu ở giai đoạn ít nhất.
Thu nhập cao hơn không nhất thiết phải thay đổi thói quen tài chính
Suy nghĩ cơ bản của mọi người đều rất khó thay đổi. Đây là một suy nghĩ có thể cản trở cách tiết kiệm: "Tôi cần thứ này". Bạn phải nhớ câu này: "Bạn không thể nhầm lẫn chi phí cần thiết của mình với hy vọng, và những gì chúng ta coi là chi phí cần thiết, phải tăng song song với thu nhập".
"Tôi cần cái này, tôi phải mua cái này", là lời bào chữa ngớ ngẩn nhất cho việc tiêu tiền không cần thiết. Thực ra không có nhiều thứ bạn thực sự cần, cứ "nghĩ" là phải có, rồi sẽ có cớ để biện minh, vì vậy muốn mọi thứ thay đổi theo ý mình thì trước hết bản thân phải thay đổi.
Tiết kiệm là đức tính của người giàu
Năm 19 tuổi, Sir John Templeton và vợ quyết định tiết kiệm một nửa thu nhập/tháng. Anh ấy nói nó thực sự không dễ dàng vì tiền lãi thực sự rất thấp. Thế nhưng, sau này Sir John Templeton đã trở thành một triệu phú và là một trong những nhà quản lý danh tiếng. Ông đã nói rằng lý do dẫn đến thành công là mặc dù thu nhập ít ỏi, rất khó để thực hiện kế hoạch tiết kiệm nhưng ông đã làm được.
Hay như Warren Buffett hiện là một trong những người giàu nhất nước Mỹ. Bí quyết của ông chính là tiết kiệm để đầu tư. Công việc đầu tiên của Buffett là một sinh viên giao báo, khi đó ông đã hình thành thói quen tiết kiệm. Ông hầu như không mua thứ gì vì thấy không cần thiết phải tiêu. Ông luôn nhìn thấy giá trị tương lai của đồng tiền.
Lý do Warren Buffett không mua một chiếc xe hơi mới không phải vì không có tiền, mà ông nhìn thấy giá trị của chiếc xe đó sẽ tăng bao nhiêu trong vòng 20 năm tới. Điều này cho thấy, những người giàu luôn chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được và đầu tư thông minh. Sự giàu có của họ chắc chắn không phải là kết quả của việc tiết kiệm đơn thuần, nhưng rõ ràng rằng tiết kiệm là một điều kiện thiết yếu. Không tiết kiệm thì không thể tạo ra của cải.
Tiết kiệm có nghĩa là bạn trả tiền cho chính mình
Tự bỏ 10% thu nhập hàng tháng vào một tài khoản khác, bạn có thể dùng 10% này để làm giàu, dùng 90% còn lại để chi trả cho các khoản khác sẽ có thu hoạch bất ngờ. Có thể thấy khó tin nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi thử.
Không tính khoản tiền gửi cố định hoặc bảo hiểm của bạn vào 10% này. Cũng đừng bao giờ sử dụng khoản tiền gửi 10% này. Nó có thể khiến bạn hiện thực hóa giấc mơ làm giàu. Bạn có thể thấy ngay cách 10% đó có thể khiến bạn giàu có và cho phép bạn sống bằng tiền lãi mà không cần phải làm việc sau khi nghỉ hưu.
Nếu bạn có thể hình thành 3 thói quen tốt này, dù chưa thể giàu ngay vẫn đủ khả năng đối phó với áp lực tài chính bất ngờ Hình thành những thói quen tài chính tốt có thể giúp bạn đối phó với áp lực tài chính bất ngờ. Một người bạn tốt nói với tôi rằng vì quyết định nghỉ việc mà cô ấy đã không có một năm tốt đẹp. Hóa ra cô ấy đã nghỉ việc ở công ty từ mấy năm trước, vốn dĩ chỉ nghĩ sau...