10 thị trường địa ốc “nguy hiểm” nhất thế giới
Thị trường bất động sản ở Australia, Hồng Kông, Canada và Thụy Điển hiện đang có mức độ nguy hiểm đặc biệt cao…
Khu Woolwich thuộc thành phố Sydney của Australia – Ảnh: Bloomberg.
Thị trường bất động sản ở Australia, Hồng Kông, Canada và Thụy Điển hiện đang có mức độ nguy hiểm đặc biệt cao – theo đánh giá từ công ty nghiên cứu kinh tế Oxford Economics. Báo cáo cũng cho rằng rủi ro từ thị trường bất động sản có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế tại các quốc gia và vùng lãnh thổ này.
“Tại cả 4 thị trường này, giá nhà đất đã bị đẩy lên rất cao. Đã diễn ra sự tăng giá nhà đất trong một thời gian dài, mức nợ tăng cao, và có một tỷ lệ lớn nợ được áp lãi suất thả nổi”, ông Adam Slater, chuyên gia kinh tế trưởng của Oxford Economics, nhận định.
Trong top 10 thị trường địa ốc có nhiều rủi ro nhất thế giới hiện nay mà Oxford Economics đưa ra còn có New Zealand, Đan Mạch, Na Uy, Anh, Thụy Sỹ và Nam Phi.
Video đang HOT
Nguồn: Oxford Economics/Bloomberg.
Trong khi đó, một số thị trường bất động sản lớn khác của thế giới như Trung Quốc, Đức, Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản được đánh giá là có mức độ rủi ro khá hạn chế.
Ngoài ra, một điểm tích cực khác là lãi suất cho vay thế chấp nhà hiện không có sự tăng mạnh tại hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, thậm chí còn giảm ở một số thị trường.
Trong 8 tháng đầu năm nay, giá nhà tại các thành phố lớn ở Australia đã giảm khoảng 3%, trong đó giá nhà tại Sydney giảm 5,6%.
Diễn biến giá nhà ở Australia từ đầu năm 2017 đến nay – Nguồn: Corelogic/Bloomberg.
Mấy tuần gần đây, đã có 3 trong số 4 ngân hàng lớn của Australia tăng lãi suất cho vay thế chấp nhà với lý do chi phí vốn tăng. Việc tăng lãi suất cho vay này diễn ra trong khi Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục.
Oxford Economics dẫn số liệu về thị trường bất động sản tại các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) từ năm 1970-2013 cho thấy sau mỗi thời kỳ tăng cao, giá nhà đất tại nước này lại bước vào một thời kỳ giảm sâu. Mỗi khi giá nhà đất tại một quốc gia OECD tăng 35% hoặc hơn so với mức trung bình dài hạn trong khoảng thời gian trên, thì giá nhà đất tại quốc gia đó sẽ giảm 75% trong thời gian 5 năm sau đó.
Giá bất động bị kéo căng quá mức cũng gây lo ngại, bởi sự điều chỉnh có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, Oxford Economics cảnh báo sau khi dẫn dữ liệu của 83 cuộc tăng giá nhà bùng nổ từng diễn ra ở các nước OECD.
“Đối với các nước G7, chúng tôi nhận thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa tiêu dùng và giá nhà từ năm 1997 đến nay, dù mối quan hệ này có giảm bớt trong những năm gần đây”, báo cáo cho hay.
Theo Diệp Vũ
VnEconomy
Việt Nam tăng trưởng người siêu giàu hàng đầu thế giới
Việt Nam vừa được đưa vào danh sách 10 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu (có tài sản từ 30 triệu USD trở lên) trong giai đoạn 2012-2017.
10 nước có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu nhanh nhất
Báo cáo về người siêu giàu thế giới năm 2018 do Wealth X, công ty thông tin và dữ liệu chuyên về giới siêu giàu, có trụ sở ở Anh và Mỹ, cho hay Việt Nam đứng thứ ba (12,7%) trong danh sách 10 nước có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu của thế giới, hai nước đứng trước là Trung Quốc (13,4%) và Bangladesh (17,3%). Các nước và vùng lãnh thổ còn lại trong danh sách này theo thứ tự là Kenya, Ấn Độ, Hong Kong, Ireland, Israel, Pakistan và Mỹ.
10 thành phố có nhiều người siêu giàu nhất thế giới
Mỹ tuy có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu đứng thứ 10 nhưng là quốc gia có nhiều người siêu giàu nhất thế giới, tiếp sau là các nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Canada, Pháp, Hong Kong, Vương quốc Anh, Thụy Sỹ và Ý. Hong Kong vượt qua New York để trở thành thành phố có nhiều người siêu giàu nhất (10.010) kế tiếp là New York (8865), Tokyo (6785), Los Angeles (5250), Paris (3950).
ANH MINH
Theo TPO/Wealth X
Thời kỳ "nhạy cảm" của thị trường bất động sản, cơ hội nào cho nhà đầu tư? Theo nhiều chuyên gia kinh tế, chu kỳ bất động sản có hai đặc điểm, liên quan đến chu kỳ đầu tư và dịch chuyển tiêu dùng của người mua. Tuy nhiên, chu kỳ này sẽ khó lập lại do các bên đã chuẩn bị nhiều chiến lược đối phó. Sáng nay (18/7), tại Hội thảo "Chu kỳ khủng hoảng và cơ hội...