10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới
Nhà cung cấp dịch vụ bất động sản Savills mới đây công bố bảng xếp hạng các thành phố đắt đỏ nhất thế giới để sống và làm việc, bằng cách kiểm tra chi phí nhà ở và cho thuê văn phòng tại nhiều nơi.
Thành phố London
Dưới đây là top 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới, theo CNN. Chi phí sinh hoạt tại thủ đô nước Anh là đắt đỏ và nhiều người biết điều này. Đây cũng là nơi đắt đỏ đối với các nhà tuyển dụng vì chi phí trả cho nơi ở của một người lao động ở London là cao hơn so với bất kỳ thành phố nào khác.
1. London (Anh)
Chi phí sinh hoạt hằng năm: 112.800 USD. Thay đổi so với năm trước: 2%
2. New York (Mỹ)
Chi phí sinh hoạt một năm: 111.300 USD. Thay đổi so với năm trước: 5%
3. Hồng Kông (Trung Quốc)
Chi phí sinh hoạt một năm: 103.200 USD. Thay đổi so với năm trước: 3%
Video đang HOT
4. Paris (Pháp)
Chi phí sinh hoạt một năm: 78.200 USD. Thay đổi so với năm trước: -4%
5. Tokyo (Nhật Bản)
Chi phí sinh hoạt một năm: 69.800 USD. Thay đổi so với năm trước: 0%
6. San Francisco (Mỹ)
Chi phí sinh hoạt một năm: 66.300 USD. Thay đổi so với năm trước: 13%
7. Lagos (Nigeria)
Chi phí sinh hoạt một năm: 63.000 USD. Thay đổi so với năm trước: không có thống kê
8. Singapore
Chi phí sinh hoạt một năm: 60.600 USD. Thay đổi so với năm trước: -4%
9. Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất)
Chi phí sinh hoạt một năm: 58.300 USD. Thay đổi so với năm trước: 4%
10. Sydney (Úc)
Chi phí sinh hoạt một năm: 49.500 USD. Thay đổi so với năm trước: 2%
Thu Thảo
Ảnh: AFP
Theo Thanhnien
3 thành phố "tiếp tay" cho thói đi tè nơi công cộng
Thay vì ngăn cản những người đái bậy, một số thành phố giúp họ tiểu tiện công khai mà vẫn văn minh.
"Trạm tiểu tiện công khai" tại công viên Dolores, San Francisco, Mỹ
"Quý ông" đái bậy giữa đường phố ở Thủ đô Hà Nội gây xôn xao mấy ngày qua rõ ràng là vi phạm quy định và khó chấp nhận về mặt văn hóa. Nhưng xét về khía cạnh quản lý đô thị, đó có thể là hệ quả của tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội. Không ít người dân đã phải nhịn đến "khổ sở" vì không biết phải tìm nhà vệ sinh công cộng ở đâu khi cần.
Một số thành phố khác trên thế giới cũng gặp tình trạng này và dưới đây là cách xử lý độc đáo của họ.
San Francisco, Mỹ
Do mức phạt 500 USD ở Mỹ không ngăn được những người đái bậy, chính quyền thành phố San Francisco thay đổi chiến thuật. Thay vì ngăn cản, thành phố cung cấp cho họ nơi tiểu tiện công khai phù hợp hơn.
Hồi đầu tháng 1 năm nay, thành phố này đưa ra giải pháp lắp đặt các "trạm tiểu tiện công khai" ở nơi đông người qua lại nhằm giúp người dân "xả nỗi buồn" khi cần. Hình ảnh trên được chụp tại công viên Dolores. Điểm đặc biệt của các nhà tiểu này là nó chỉ che đúng "chỗ cần che", và người đi tiểu không phải đi vào một nơi cách biệt với không gian chung quanh như các toilet truyền thống.
Trước đây công viên chỉ có 3 toilet công cộng nên tình trạng đái bậy thường xuyên xảy ra. Đái bậy cũng là một vấn đề "nhức nhối" ở thành phố New York, do thiếu toilet công cộng. Một số người cho rằng New York nên xem xét áp dụng hình thức "trạm tiểu tiện công khai" ở San Francisco.
Trùng Khánh, Trung Quốc
Chính quyền thành phố Trùng Khánh trong tuần qua đã lắp đặt một loạt nhà vệ sinh phù hợp với những "quý ông" thích đi tè nơi công cộng. Thay vì tìm nhà vệ sinh, họ chỉ cần đứng vào khu vực này và được che chắn bởi một chiếc cửa nhựa là có thể yên tâm "giải quyết". Nhiều người dân thành phố rất hào hứng với giải pháp mới này vì vẫn đảm bảo tính riêng tư và quan trọng hơn là rất tiện.
Gold Coast, Australia
Năm 2013, chính quyền thành phố du lịch Gold Coast ở Australia cũng xây dựng các "trạm tiểu" công khai tương tự ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Ưu điểm lớn nhất của loại nhà vệ sinh này là có thể đáp ứng "bốn máy" một lúc. Các "trạm tiểu" này giúp giải quyết tình trạng đái bậy lung tung gây đau đầu các nhà quản lý hàng chục năm nay do chính quyền địa phương không có quyền bắt giữ những người đái bậy.
Theo Danviet
Quay lén người khác thay đồ phải lãnh án 3 tháng tù Một người đàn ông ở UAE sẽ phải ngồi tù 3 tháng vì hành động quay lén một cặp vợ chồng thay quần áo trong phòng ngủ. Ảnh minh họa - Ảnh: Shutterstock Theo báo The National, Tòa án Hình sự Dubai tuần qua đã kết tội A.B, một lao động nhập cư đến từ Ấn Độ, dùng điện thoại di động lưu...