10 thành phố có giá sinh hoạt rẻ nhất thế giới năm 2020
Đơn vị phân tích kinh tế (EIU) thuộc tập đoàn The Economist (Anh) vừa cho công bố danh sách mức giá sinh hoạt trên toàn cầu, qua đó giúp lọc ra 10 thành phố có mức chi phí rẻ nhất năm 2020.
Damascus – thủ đô Syria, đứng đầu bản danh sách. Ảnh: AP
Ba vị trí đứng đầu danh sách là Damascus (Syria), Tashkent ( Uzbekistan) và Lusaka ( Zambia). Đây cũng là những địa điểm khách du lịch ít đặt chân tới, do mức độ nghèo đói cũng như khủng hoảng chính trị ở mỗ nước.
Đứng hàng thứ 9 và thứ 10 là Bangalore và New Delhi (Ấn Độ). Cả hai thành phố đều gặp vấn đề về tỉ lệ tội phạm cao, tham nhũng lan tràn. Nhưng mức sống lại tương đối rẻ, được khách nước ngoài, nhất là khách du lịch ba lô, chọn làm địa điểm khám phá.
Dưới đây là một số hình ảnh về những thành phố có mức sống rẻ nhất thế giới theo bình chọn của EIU.
2. Taskhent – Uzbekistan
Taskhent, thủ đô của Uzbekistan xếp hạng thứ hai ngay sau Damascus. Ảnh Reuters
Năm 1996, Taskhent bị phá hủy bởi một trận động đất, khi Uzbekistan vẫn còn nằm trong liên bang Xô Viết. Ngày nay, thành phố này mang trong mình rất nhiều tòa nhà lịch sử đã được phục chế, mang kiến trúc Nga cổ điển.
3. Lusaka, Zambia
Lusaka là thành phố duy nhất đại diện duy nhất cho châu Phi. Ảnh: Alamy
Video đang HOT
Thủ đô Zambia nằm trên một bình nguyên ở độ cao 1.200 m so với mặt nước biển. Đây được coi là một trợ trung tâm lớn của cả nước, nơi bán tất cả mọi chủng loại hàng hóa với mức giá thấp.
Tội phạm và bất ổn là hai điểm trừ đối với Caracas. Ảnh Reuters
Thủ đô của Venezuela là nơi có mức giá sinh hoạt thấp. Thành phố mang vẻ ồn ào, tấp nập, ô nhiễm, nhưng có nền ẩm thức rất lôi cuốn.
5. Almaty, Kazakhstan
Almaty là nơi thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Ảnh: Bloomberg
Thành phố lớn của Kazakhstan nổi tiếng với bảo tàng dụng cụ âm nhạc. Giá thuê khách sạn, phòng nghỉ ở Almaty rẻ và từ đây du khách có điều kiện được phóng tầm mắt thưởng ngoạn c ảnh núi rừng.
6. Buenos Aires – Argentina
Đồng nội tệ peso mất giá là một trong những nhân tố khiến giá cả sinh hoạt ở Buenos Aires rất hợp lý. Ảnh: AFP
Thủ đô Argentina có rất nhiều thứ cuốn hút du khách. Đó là nền văn hóa, là cuộc sống về đêm rất sôi động và mức chi phí chấp nhận được.
7. Karachi – Pakistan
Karachi, thành phố lớn của Pakistan, nằm thứ 7 trong danh sách của EUI. Ảnh: AFP
Theo thống kê của trang Numbeo, chi phí sinh hoạt cho một gia đình 4 người ở Karachi rơi vào khoảng 1.060 USD/tháng (chưa thể tiền thuê nhà). Tổng hóa đơn điện, gas, nước của một căn hộ là khoảng 62 USD/tháng.
8. Chennai – Ấn Độ
Chennai là một trung tâm văn hóa, kinh tế, giáo dục lớn nhất ở miền nam Ấn Độ. Ảnh: AFP
Mỗi năm, Chennai thu hút được một lượng lớn du khách quốc tế. So với những thành phố siêu đô thị khác, giá cả sinh hoạt ở Chennai tương đối phù hợp.
9. Bangalore – Ấn Độ
Bangalore nối tiếng với ngành công nghệ thông tin. Ảnh: Alamy
Thành phố này tập trung rất nhiều các công ty khởi nghiệp, nhất là số hoạt động trong ngành công nghệ thông tin.
10. New Delhi – Ấn Độ
Thủ đô Ấn Độ thường được mô tả là một trong những điểm náo động nhất. Ảnh: Reuters
Theo thống kê của Numbeo, mức chi tiêu trung bình cho một người ở New Delhi rơi vào khoảng 340 USD/tháng.
Quốc gia đầu tiên tuyên bố vỡ nợ vì dịch Covid-19
Zambia, nhà sản xuất đồng lớn thứ hai châu Phi, trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố vỡ nợ sau cuộc khủng hoảng vì dịch Covid-19.
Nền kinh tế vùng cận Sahara được dự báo suy giảm 3,3% trong năm nay, mức lớn nhất trong vòng 25 năm, theo Ngân hàng Thế giới (WB). Đối với "con nợ" như Zambia, gánh nặng tài chính càng trầm trọng hơn khi không thể đáp ứng các khoản lãi suất phải thanh toán trị giá 42,5 triệu USD vào cuối tuần trước, và buộc phải tuyên bố vỡ nợ khi bị chủ nợ từ chối hoãn nợ, theo Bloomberg.
Trước đó, Bộ Tài chính Zambia cho biết nước này đang đối mặt với tình hình kinh tế và tài chính hết sức khó khăn, cần thêm thời gian để thống nhất kế hoạch tái cơ cấu nợ.
Quốc gia phía nam châu Phi đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với khoản hỗ trợ 1,3 tỷ USD và nộp đơn gia nhập Sáng kiến đình chỉ dịch vụ nợ G20 (DSSI). Mặt khác, Lusaka (thủ đô Zambia) cũng tiến hành đàm phán hoãn nợ với các chủ đầu tư cá nhân.
Zambia tuyên bố vỡ nợ vì dịch COVID-19. (Ảnh: The New York Press)
Trong khi đó, sự chần chừ trong việc chấp nhận hoãn nợ từ các chủ nợ của Zambia một phần xuất phát từ việc nước này đã không tiết lộ đủ thông tin về các khoản nợ và kế hoạch kiểm soát tài chính, khiến chính sách hoãn nợ không được diễn ra bình đẳng.
Ngoài ra, chính quyền Lusaka không đưa ra bất kỳ khuôn khổ đáng tin cậy về sức khỏe tài chính của quốc gia và sự hồi phục trong tương lai, làm nổ ra cuộc tranh luận giữa các trái chủ (bao gồm cả Trung Quốc). Chẳng hạn như việc Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) đồng ý hoãn nợ cho Zambia vào tháng 10, nhưng không đưa ra bằng chứng.
Nguy cơ vỡ nợ của Zambia vốn đã được cảnh báo từ lâu. Các khoản nợ của quốc gia châu Phi tăng dần kể từ năm 2012, khi Lusaka liên tục nới lỏng chính sách tài khóa và tăng cường chi tiêu cơ sở hạ tầng trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng kém và đồng tiền mất giá.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế trước đó cũng đã cảnh báo quốc gia này có thể vỡ nợ khi dịch COVID-19 xuất hiện. Hãng xếp hạng Moody's Investors Service cho biết tỷ lệ nợ trên tổng sản phẩm quốc nội của Zambia có thể vượt 110% trong năm nay.
Anh - EU tiếp tục đàm phán: Chưa bên nào chịu nhượng bộ vào phút chót Hôm qua (18/12), Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết, nước này và Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục đàm phán về thỏa thuận thương mại hậu Brexit. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng hai bên vẫn còn "một khoảng cách cần phải được khắc phục". Hiện tồn tại hai vấn đề lớn trong đàm phán là sân chơi công...