10 thanh niên đập phá, đốt xe của công an ra tòa
Mang theo gậy, ống tuýp sắt đến trụ sở xã, đám đông đập phá 12 xe máy của cán bộ công an huyện, đốt xe của trưởng công an xã.
Ngày 29/10, TAND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) mở phiên sơ thẩm xét xử 10 bị cáo trú tại xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà về tội Hủy hoại tài sản và cố ý làm hư hỏng tài sản. Các bị cáo gồm, Trương Văn Gia, Dương Đình Quốc và Bùi Đức Hiển (14 tuổi), Đoàn Văn Anh, Dương Đình Việt và Bùi Công Đô (cùng 19 tuổi), Hồ Sỹ Hoàng (20 tuổi), Bùi Cao Quý (23 tuổi), Bùi Công Quyết (21 tuổi), Trương Quân (33 tuổi).
Theo cáo buộc, phản đối chủ trương của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc xây dựng Công viên Vĩnh Hằng tại địa bàn xã Bắc Sơn, khoảng 20h ngày 10/4, nhóm 10 thanh niên này mang theo ống tuýp sắt, gậy gỗ, đá đến trụ sở UBND xã Bắc Sơn.
10 bị cáo trước vành móng ngựa.
Họ bị cáo buộc đập phá 12 xe máy của cán bộ công an huyện Thạch Hà và xe của chiến sĩ Phòng An ninh xã hội (PA88, Công an tỉnh Hà Tĩnh). Riêng Trương Quân còn dùng xăng đốt xe máy của ông Nguyễn Khắc Sơn, Trưởng Công an xã Bắc Sơn.
Tại phiên tòa, các bị cáo nhận tội, tự nguyện xin bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của người bị hại. HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Quân 45 tháng tù về hai tội danh Hủy hoại tài sản và Cố ý làm hư hỏng tài sản. Ở tội Cố ý làm hư hỏng tài sản, Văn Anh và Hoàng cùng 21 tháng tù; Quý, Gia mỗi người 18 tháng tù; Việt, Quyết, Đô cùng 16 tháng; Quốc 14 tháng tù và Hiển 12 tháng. Riêng Đô và Hiển được hưởng án treo.
Video đang HOT
Trước đó, TAND huyện Thạch Hà cũng xét xử 9 người khác về tội Gây rối trật tự cộng cộng và bắt giữ người trái phép do phản đối chủ trương xây dựng Công viên Vĩnh Hằng.
Theo Vietnam
Ra tòa vẫn cứ "xứng đôi"
Hai người đều có học thức, thu nhập cao, ra tòa ly hôn vẫn rất tôn trọng nhau. Họ đều thương con và có điều kiện nuôi nấng đàng hoàng. Thế mới khó cho tòa khi phải giao con cho một người.
Nổi bật trong phòng xét xử vụ án ly hôn bởi vẻ ngoài xinh đẹp, nhỏ nhắn, chị GX luôn dành những lời có cánh, tốt đẹp cho chồng. Chị đại diện cho tuýp phụ nữ có nhan sắc và thành đạt. Anh QL - người chồng cũng không thua kém vợ về mặt hình thức lẫn thu nhập. Anh đẹp trai, cao ráo và là một "người cha, người chồng có trách nhiệm" - theo lời người vợ.
Họ trẻ, đẹp đôi, tài giỏi, đúng nghĩa "trai tài gái sắc", ai nhìn vào đều ngưỡng mộ. Ấy thế nhưng hôm nay họ cùng nhau ra tòa trong một vụ án ly hôn.
1. Lý do ly hôn theo người vợ là: "Chúng tôi khác nhau về quan điểm nuôi, dạy con"!
Nghe tưởng chừng lạ nên ai cũng nghĩ rằng đó có thể chỉ là một cái cớ để họ chia tay nhau. Nhưng dù với lý do gì, nếu người trong cuộc không muốn hàn gắn, không muốn tiếp tục sống với nhau nữa thì chuyện tan rã chỉ là chuyện không chóng cũng chầy.
Xử sơ thẩm vào tháng 4-2014, TAND quận Bình Thạnh đã đồng ý cho hai vợ chồng ly hôn, chị được quyền nuôi con và ghi nhận sự tự nguyện của người mẹ không yêu cầu người cha phải trợ cấp nuôi con. Người chồng kháng cáo yêu cầu được nuôi con.
Về lý do kháng cáo, tại phiên tòa phúc thẩm, anh L. trình bày ngay từ đầu anh đã không muốn ly hôn. Anh nói: "Chúng tôi đến với nhau bằng tình yêu, tôi cũng hiểu được giá trị của cuộc sống gia đình. Với tôi, dù thành đạt bao nhiêu nhưng không có một gia đình hạnh phúc thì cuộc sống cũng không có ý nghĩa. Khi biết vợ nộp đơn ly hôn, dù chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều nhưng tôi đã không thể làm cô ấy thay đổi quyết định. Tôi chấp nhận ly hôn nhưng nay tòa sơ thẩm bác luôn quyền nuôi con của tôi vì cho rằng "bé gái mới tám tuổi, đang ở độ tuổi phát triển tâm sinh lý nên cần giao cho mẹ" - tôi thấy điều đó là bất công".
Anh L. nói thêm: "Là người không am hiểu pháp luật nhưng qua tìm hiểu tôi biết không có quy định nào nêu rằng cứ bé gái nhỏ tuổi thì giao cho mẹ chăm sóc là tốt nhất và cũng không sách vở nào khẳng định rằng là mẹ thì bao giờ cũng hiểu con gái nhất. Theo tôi, người nào gần gũi với con nhất, hiểu con nhất mới có thể chăm sóc con tốt hơn".
Anh L. cho biết về điều kiện kinh tế, bốn năm gần đây thu nhập của anh trung bình gần 60 triệu đồng/tháng, đủ để anh lo tất cả chi phí ăn học, cuộc sống hằng ngày cho hai cha con. Anh cũng không yêu cầu vợ phải chu cấp hằng tháng. Và trong bốn năm gần đây, về khoản chăm sóc con, anh cũng là người lo cho con chứ không phải chị X. Từ việc đưa đón con đi học, lo cho con ăn uống hằng ngày đến việc hai tháng một lần chở con đến bác sĩ khám định kỳ, cuối tuần chở con đến khu vui chơi giải trí, chở con đi nhà sách hay đọc truyện cho con nghe lúc về đêm. "Từ những chăm lo hằng ngày cho con, từ sự gần gũi, thân thiết giữa hai cha con, tôi nghĩ yêu cầu được nuôi con của tôi không phải là điều quá đáng đối với cô ấy".
2. "Anh L. có mong muốn như vậy, chị có nên suy nghĩ lại không?" - chủ tọa hỏi.
Chị X. trả lời: "Thực tế, về kinh tế thì thu nhập hai chúng tôi là ngang nhau và đều có nhà cửa đầy đủ. Việc anh L. là một người chồng, người cha có trách nhiệm, tôi không phủ nhận và luôn tự hào về anh khi còn là vợ chồng. Tuy nhiên, cách dạy con của anh là gần gũi với con để thấu hiểu con. Song tôi cũng có cách dạy con của tôi, tôi muốn định hướng cho con theo khuynh hướng độc lập, phát triển một cách tự nhiên. Khi nào con cần, hỏi mẹ thì tôi sẽ chỉ dẫn cho con.
Tôi ít gần gũi con không có nghĩa là tôi chăm sóc con không tốt. Với tôi, anh hay tôi đều nuôi con tốt như nhau. Nhưng tôi nghĩ rằng là con gái thì có những điều thầm kín mà bé luôn e ngại, khó tâm sự với bố thì với tôi điều này bé sẽ dễ dàng hơn. Tôi cũng hứa với tòa rằng tôi cũng không bao giờ cấm cản quyền thăm nuôi, chăm sóc con đối với anh ấy. Tôi vẫn hiểu rằng nếu có sự chăm sóc của cả bố lẫn mẹ với bé bao giờ cũng là tốt nhất".
Anh L.: "Tuy là đàn ông nhưng tôi nghĩ tôi đủ khả năng, kiến thức để thay thế vai trò người mẹ và hơn bốn năm nay tôi vẫn làm tốt điều này (từ năm 2011 đến 2013, chị X. đi công tác nước ngoài và để con cho anh L. nuôi dạy)".
Chị X.: "Những điều anh L. nói là hoàn toàn đúng. Tôi biết anh ấy quan tâm đến con và luôn chịu khó lên mạng đọc sách và nghiên cứu về tâm sinh lý trẻ con để nuôi dạy con tốt nhất. Nhưng tất cả chỉ là anh ấy cố gắng để làm tốt, còn tôi là phụ nữ, có bản năng làm mẹ nên tôi tin không ai hiểu con gái hơn mẹ cả".
Cuối cùng, theo TAND TP.HCM, để giúp bé phát triển tốt về thể chất và tinh thần nên cần thiết phải giao con cho mẹ chăm sóc. Tuy nhiên, kết thúc phần tuyên án, chủ tọa cũng giải thích để người chồng hiểu thêm: "Trong trường hợp thấy vợ chăm sóc cho con không tốt, anh L. có quyền làm đơn đề nghị thay đổi quyền nuôi con và khi bé đủ chín tuổi, lúc đó tòa có thể hỏi thêm ý kiến của cháu là muốn sống với ai để tham khảo, ra phán quyết".
Sau phiên xử, anh bước nhanh ra khỏi tòa, còn chị chậm rãi đi sau anh. Nhìn họ, ai cũng tiếc cho một cặp đôi...
Theo Danviet
69 năm tù cho các đối tượng trong vụ hỗn chiến Chiều nay 1/7, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên án 7 bị cáo trong vụ hỗn chiến ở Vực Trống, xã Phú Lộc, huyện Can Lộc vào đầu năm 2013 làm chết 1 người với tổng mức án 69 năm tù. Các bị cáo trước vành móng ngựa Theo bản cáo trạng của VKSND tỉnh Hà Tĩnh, do có mâu...