10 tháng, gần 111,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới
Riêng tháng 10, số doanh nghiệp thành lập mới là 12,2 nghìn, tăng 18,4% so với tháng trước, trong khi số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng tăng 10,4%.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 10/2020, cả nước có 12,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 165,6 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 72,4 nghìn lao động, tăng 18,4% về số doanh nghiệp, giảm 18,5% về vốn đăng ký và giảm 12,7% về số lao động so với tháng trước.
Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 10/2020 khởi sắc so với tháng trước. (Ảnh minh họa).
Tính chung 10 tháng, cả nước có gần 111,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước, quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14,3 tỷ đồng, tăng 14,4%.
Nếu tính cả 2.298 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 32,6 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 10 tháng năm nay là 3.892,1 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Trong 10 tháng có gần 85,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trung bình, mỗi tháng có 8,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Không đạt mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020
Ước đến tháng 10/2020, cả nước có 795.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Do đó, chỉ tiêu có được 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động vào năm 2020 là không đạt được.
Mặc dù đã được dự báo trước, nhưng việc Việt Nam không thể đạt được mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động vào năm 2020 đã lần đầu tiên được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chính thức đưa ra tại Dự thảo Báo cáo 5 năm thực hiện Nghị quyết 35?NQ-CP của Chính phủ về Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Cụ thể, theo Dự thảo Báo cáo, tính đến ngày 31/12/2019, cả nước có 758.610 doanh nghiệp đang hoạt động. Ước đến tháng 10/2020, cả nước có 795.000 doanh nghiệp đang hoạt động. "Như vậy, chỉ tiêu có được 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020 là không đạt được", Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
Trên thực tế, ngay từ ban đầu, mục tiêu đặt ra đã là khó thách thức. Bởi lẽ, với con số 442.885 doanh nghiệp đang hoạt động vào năm 2015, muốn đạt được mục tiêu, thì tốc độ tăng trưởng số doanh nghiệp hoạt động bình quân phải đạt 17,7%.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016-2019, giai đoạn mà tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp thành lập mới bình quân tăng gấp đôi so với giai đoàn 2011-2015, thì cả tốc độ tăng số doanh nghiệp đang hoạt động (là 14,4%) và tốc độ tăng số doanh nghiệp thành lập mới (10,5%) đều thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng cần đạt được.
Chưa kể, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù số lũy kế doanh nghiệp thành lập mới vượt 1 triệu doanh nghiệp, song do số lượng doanh nghiệp đóng cửa, rút lui khỏi thị trường tăng cao, nên con số còn lại không đủ 1 triệu doanh nghiệp.
Riêng năm 2018, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể tăng đột biến. Tính đến ngày 2012/2018, cả nước có 27.126 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 63.525 doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể và 16.314 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Trong khi đó, năm 2020, kể từ đầu năm, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, không chỉ việc thành lập doanh nghiệp mới gặp khó khăn, mà cả số doanh nghiệp giải thể, đóng cửa cũng tăng lên. Do đó, mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020 là không đạt.
Lý giải về việc vì sao không đạt con số này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tại thời điểm năm 2016, khi xây dựng mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020, Chính phủ đã rất kỳ vọng vào các nhóm giải pháp và nhiệm vụ tại Nghị quyết 35/NQ-CP.
Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, đa số các chính sách, giải pháp mới dừng ở việc ban hành các quy định, văn bản quy định pháp luật, mà chưa đi vào cuộc sống.
Hơn nữa, mức độ tiếp cận, thụ hưởng chính sách hỗ trợ của các doanh nghiệp cũng hạn chế. Hộp thư điện tử, đường dây nóng trả lời doanh nghiệp ở các địa phương hầu như không hoạt động, doanh nghiệp gửi câu hỏi đến nhưng sau mấy tháng không có thông tin phản hồi.
Đặc biệt, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chính sách khuyến khích hộ gia đình chuyển đổi thành doanh nghiệp chưa đủ hấp dẫn, do đó số doanh nghiệp thành lập mới từ hộ kinh doanh rất khiêm tốn. Trong khi đó, đây là khu vực được kỳ vọng sẽ bổ sung một lực lượng lớn cho khu vực doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng khác được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra là do những tác động của dịch Covid-19. Do dịch, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng đăng ký kinh doanh có thời hạn tăng đột biến, tăng gần 82% so với cùng kỳ năm ngoái, gấp 3,7 lần do với mức tăng bình quân của cả giai đoạn 2015-2019.
Trung bình mỗi tháng đầu năm 2020, có 8.701 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 27,2% so với trung bình 9 tháng đầu năm 2019. Trong khi đó, số doanh nghiệp thành lập mới thì lại thấp nhất trong vòng 5 năm qua.
Hơn 70.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và đóng cửa 9 tháng qua Hơn 70.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và đóng cửa, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) và hộ kinh doanh cá thể, ảnh hưởng tới hơn 31 triệu người lao động. Đại dịch Covid-19 cũng khiến các SMEs và các hộ kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nền. Nhiều doanh nghiệp do thiếu việc đã và đang có kế...