10 ‘thần dược’ kỳ diệu giúp bạn chống ung thư
Có một cách đơn giản lại hiệu quả để phòng chống ung thư đó là chế độ ăn uống hợp lý, sử dụng những loại thực phẩm có khả năng giúp bạn ngăn ngừa và đẩy lùi căn bệnh quái ác này.
Theo PGS. TS Lê Văn Thảo, Phó chủ tịch thường trực Hội ung thư Hà Nội, Nguyên giám đốc bệnh viên ung bướu Hà Nội, ung thư đang là gánh nặng cho xã hội, cho ngành y tế, cho ngành ung thư. Số lượng mắc ung thư hàng năm tại Việt Nam là 150 nghìn người, tử vong là 75 nghìn người. Có một cách đơn giản lại hiệu quả đó là chế độ ăn uống hợp lý, sử dụng những loại thực phẩm có khả năng giúp bạn ngăn ngừa và đẩy lùi căn bệnh ung thư. Bạn hãy tích cực ăn uống những thực phẩm bổ dưỡng dưới đây nhé.
1, Cà chua rất giàu lycopene, cũng là chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại các gốc tự do có thể gây ung thư.
2. Cà rốt rất giàu beta-carotene, ngoài ra, trong cà rốt còn chứa chất chống ung thư gọi là falcarinol.
3. Đậu nành còn được biết đến như chất ức chế không để cho các tế bào ung thư có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người. Đậu nành cũng chứa isoflavones – một chất chống ung thư vú.
4. Cam là loại hoa quả chứa trong mình rất nhiều chất chống ung thư và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể người. Các carotenoid trong cam có tác dụng tốt trong việc phòng chống ung thư.
5. Những loại rau họ cải như súp lơ trắng, súp lơ xanh và bắp cải là những thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Và chúng cũng chứa nhiều dưỡng chất như hoạt chất chống oxy hóa và ung thư có sức mạnh đáng kinh ngạc.
Hãy ăn càng nhiều cải búp, cải canh, cải xoong, củ cải, bắp cải,… càng tốt, để nạp đủ lượng dưỡng chất thực vật và các hợp chất chống ung thư cho cơ thể.
Video đang HOT
6. Kiwi giàu vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao gấp 4-12 lần cam quýt, gấp 30 lần táo và 60 lần với nho.
Trong kiwi hàm chứa một loại chất hoạt tính ngăn chặn sự hình thành chất gây ung thư trong cơ thể.
7. Cà tím được xếp vào nhóm rau quả đứng hàng đầu với hàm lượng vitamin PP và chứa chất Nightshade soda có tác dụng chống ung thư, ức chế sự tăng sinh của khối u trong bộ máy tiêu hóa.
8. Mướp đắng: Một trong những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên nhất của mướp đắng là đặc tính chống ung thư.
Nó cũng có thể ức chế tế bào ung thư khác trong gan, đại tràng, vú, hoặc tuyến tiền liệt.
Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư.
Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào.
Giảm thấp đường huyết: Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.
Mướp đắng đã được chứng minh có tác dụng làm gián đoạn việc sản xuất đường, có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tụy.
9. Trong tỏi có chứa các hoạt chất quan trọng có tác dụng chữa bệnh.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, ăn nhiều tỏi và các loại rau củ thuộc họ allium như hành, hẹ, tỏi tây giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư vòm họng.
Điều đáng lưu ý là các hoạt chất này chỉ được hoạt hóa khi củ tỏi được đập dập, nghiền nát hoặc nhai ở nhiệt độ bình thường. Ở trong môi trường nhiệt độ cao các hoạt chất này sẽ bị tiêu diệt hết.
Tỏi là một trong những thực phẩm đi đầu trong việc phòng chống các bệnh ung thư dạ dày và ung thư ruột kết.
Trong tỏi cớ chứa nhiều selen – một chất chống oxy hóa rất mạnh nên có thể giúp cơ thể chống lại ung thư. Các chất chống oxy hóa này có thể vô hiệu hóa các gốc tự do và tấn công khối u trước khi nó có thể nhen nhóm.
Đối với bệnh nhân đã mắc ung thư, tỏi sẽ có tác dụng ngăn không cho các tế bào ung thư phát triển, tiêu diệt sự phát triển của những mạch máu mới nuôi sống khối u.
10. Lựu không chỉ là loại trái cây tươi ngon mà còn có hiệu quả rất ấn tượng trong việc phòng chống các bệnh ung thư.
Quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm, giúp ngăn chặn và làm chậm quá trình phát triển của bệnh ung thư. Hoạt tính chống ôxy hóa trong loại quả này cũng mạnh hơn nhiều so với hợp chất ở rượu vang và chè xanh.
Ngoài ra, trong lựu có chứa hợp chất ellagitannins có vai trò tích cực trong ngăn chặn sự sản xuất các oestrogen – yếu tố nguy hiểm kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư vú.
Trí Thức Trẻ
Bắp cải: Vị thuốc thần kỳ chữa bệnh dạ dày và phòng chống ung thư
Bắp cải được dùng làm thuốc chữa bệnh từ thời thượng cổ ở châu Âu. Người ta đã gọi nó là "thuốc của người nghèo".
Bắp cải có nhiều muối khoáng, nhất là canxi, photpho, kali, sắt. Lượng vitamin C trong bắp cải chỉ thua cà chua, nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Trong loại rau này, vitamin C kết hợp sẵn với vitamin P thành phức hợp PC. Vitamin C được vitamin P bảo vệ khỏi bị ôxy hóa nên có giá trị sinh học cao hơn thuốc vitamin C.
Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, cầm máu, lợi tiểu, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc, sinh tân dịch, chống khát, mát dạ dày, bổ tỳ vị. Người táo bón, tiểu ít không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Cải bắp được dùng làm thuốc chữa bệnh từ thời thượng cổ ở châu Âu. Người ta đã gọi nó là "thuốc của người nghèo". Sau đây là một số tác dụng chữa bệnh từ bắp cải:
Chữa dạ dày: Từ thập niên 40, các thầy thuốc Mỹ đã công nhận tác dụng chữa loét dạ dày của bắp cải và sau đó được kiểm chứng trên thực nghiệm. Kết quả cho thấy phần lớn người bị loét dạ dày hành tá tràng đã uống 1/2 lít nước bắp cải mỗi ngày trong 3 tuần.
Qua nội soi, các chuyên gia Ấn Độ đã chứng minh được sự hình thành một lớp màng nhày có 2 chức năng vừa che chở, vừa tái tạo niêm mạc dạ dày dưới tác dụng của bắp cải. Ngoài ra, họ đã xác định được một hoạt chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hoạt chất này chỉ có trong bắp cải tươi; hàm lượng cao khi còn tươi xanh và thu hái vào mùa xuân hay mùa hè, hầu như mất tác dụng vào mùa đông...
Theo kinh nghiệm dân gian, tác dụng nước ép bắp cải sẽ được gia tăng gấp bội nếu dùng hòa chung với nước ép rau cần tây.
Đối với bệnh loét dạ dày tá tràng, nước ép bắp cải giúp chóng làm lành vết loét, thành sẹo. Cách dùng: Mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ uống nửa cốc nước bắp cải ép.
Phòng chống ung thư: Một số công trình nghiên cứu của Viện đại học New York cho thấy, tập quán ăn bắp cải thường xuyên giúp ít bị ung thư đường tiêu hóa. Tất cả các loại cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng rõ rệt nhất được xác định là bắp cải. Nếu ăn mỗi tuần, nguy cơ ung thư ruột giảm 70%, ăn 2 tuần/lần thì giảm 40%.
Viện đại học Minnesota đã chiết xuất được từ bắp cải nhóm hoạt chất indol, giúp giảm tỷ lệ ung thư vú ở động vật thực nghiệm.
Trí Thức Trẻ
Bí ẩn cây thuốc 'lạ' chữa khỏi bệnh đau dạ dày chỉ trong 1-2 tuần Mặc dù không biết tên của loại cây này, nhưng ông Sáu cho biết, chỉ cần nhai sống lá cây hàng ngày thì chỉ trong 1-2 tuần có thể khỏi được bệnh đau dạ dày mãn tính. Mặc dù là dân "tay ngang" bước vào nghề y, nhưng với hơn 20 năm đi tìm kiếm, sưu tầm các cây thuốc quý, ông Huỳnh...