10 tác hại nguy hiểm do thức khuya
Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn có rất nhiều, có loại về lâu dài mới phát tác, có loại thì ngay hôm sau đã có thể phát tác rồi, ví dụ như mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút… Bên cạnh đó, thức khuya khiến cơ thể có nguy cơ mắc bệnh tim, lão hóa nhanh, béo phì, ù tai, suy giảm hệ miễn dịch,…
Nguy cơ mắc bệnh tim: Người thức đêm nhiều sẽ gây hại cho tì khí, các cơ quan nội tạng cũng không thể có sự điều chỉnh kịp thời, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Lão hóa nhanh: Ngủ không đủ giấc sẽ làm cho hoạt động điều tiết tế bào da thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào biểu bì, từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa da, xuất hiện các nếp nhăn, xỉn màu.
Ban đêm chính là lúc da tái tạo lại tế bào nhanh hơn so với ban ngày.
Tế bào da tái tạo với tốc độ nhanh gấp đôi trong khoảng thời gian từ 23h đến 4h sáng, collagen được sản sinh nhanh chóng và các chất có hại cũng bị tiêu diệt, tế bào bị tổn thương cũng được phục hồi nhanh chóng…
Các bệnh về mắt: Thông thường ban đêm mắt sẽ được nghỉ, nếu phải làm việc liên tục cộng với điều kiện ánh sáng không đủ lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể, thậm chí có thể mắc phải các bệnh về mắt nghỉ bù.
Thức đêm thường xuyên sẽ dẫn đến những hiện tượng như: thâm quầng mắt, khô mắt, đau mắt, nhức mỏi mắt, cận thị, loạn thị…
Suy giảm trí nhớ: Đây là hậu quả tất yếu của việc suy giảm hoạt động của não bộ. Tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường khác.
Thông thường một ngày cần 8 tiếng nghỉ ngơi giúp khôi phục hoặt động của não bộ sau một ngày lao động mệt mỏi.
Video đang HOT
Vì vậy, nếu do công việc thì cần thu xếp thời gian thích hợp để bạn làm việc dưới ánh đèn vào buổi tối không nên quá 2 tiếng.
Béo phì: Vào ban đêm cơ thể cần được nghỉ ngơi và đó cũng là khoảng thời gian thích hợp để tiêu hoá hết lượng thức ăn của bữa tối. Khi bạn thức khuya phải làm việc và cần ăn thêm nên lượng thức ăn thêm không được tiêu hoá hết. Lâu ngày năng lượng dư thừa sẽ làm mô mỡ dày trong cơ thể.
Thói quen ăn đêm, không những gây khó ngủ, mà sáng hôm sau ăn cũng không ngon miệng. Cứ như vậy lâu dần sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng và dẫn tới tình trạng béo phì.
Ù tai, nghe không rõ: Việc thiếu ngủ sẽ khiến tai trong không được cung cấp đủ máu, gây tổn thương cho thính lực. Thậm chí sau thời gian dài, việc thức đêm cũng có thể gây điếc tai.
Nguy cơ về dạ dày và ruột: Tế bào trên niêm mạc dạ dày của người thường thay mới 2-3 ngày/lần vào ban đêm. Nếu ăn vào buổi đêm dạ dày và ruột không được nghỉ ngơi, sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Đồng thời, đồ ăn đêm bị lưu giữ ở dạ dày trong thời gian dài khiến dịch dạ dày tiết ra lượng lớn, kích thích lên niêm mạc dạ dày. Lâu dần dễ gây rách niêm mạc dạ dày, bục dạ dày.
Suy giảm hệ miễn dịch: Thường xuyên ở tình trạng thức đêm, mệt mỏi, tinh thần không thoải mái sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Do đó các chứng bệnh như dị ứng, cảm lạnh… sẽ thường xuyên xảy ra.
Bệnh ở phụ nữ: Những phụ nữ thường làm việc vào ban đêm nhiều hơn ban ngày có nguy cơ ung thư cao gấp 1,5 lần so với phụ nữ làm việc theo tiến trình bình thường. Tỷ lệ mắc ung thư cao của phụ nữ trong trường hợp này như u xơ tử cung, tổn thương nội mạc tử cung, tổn thương vú… có liên quan chặt chẽ đến mất cân bằng estrogen và progesterone.
Rối loạn trên sẽ dẫn đến một loạt rối loạn chức năng nội tiết, ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng của phụ nữ.
Một khi các chu kỳ rụng trứng bị gián đoạn, tình trạng kinh nguyệt không đều có thể xảy ra, nếu kéo dài sẽ khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể phụ nữ thay đổi, gây rối loạn nhịp điệu cuộc sống.
Để phòng ngừa rối loạn nội tiết, phụ nữ không nên thức khuya kéo dài. Đừng quá gắng sức để làm việc. Nếu phải thức đêm thì bạn nên ngủ bù hoặc sắp xếp thời gian nghỉ ngơi vào ngày hôm sau để đồng hồ sinh học có thể điều chỉnh, nội tiết trở lại bình thường, tác dụng phụ lên cơ thể cũng được giảm nhẹ.
Theo Lao Động
Thức khuya: Con đường gặp thần chết nhanh nhất
Thức khuya có liên quan rất nhiều đến các căn bệnh như ung thư, đột quỵ... Thậm chí theo quan niệm của nhiều người, thức khuya còn là con đường ngắn nhất "hiến" sức khỏe cho... thần chết.
Cách gặp thần chết nhanh: Thức khuya
Càng về khuya, trên các trang mạng xã hội lại càng nhiều nick name sáng đèn, số lượng người truy cập càng tăng, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên. Nhiều bạn trẻ thức đến 1- 2 giờ sáng, thậm chí thâu đêm online, tán gẫu, chơi game... rất phổ biến hiện nay.
Thức để... "chém gió"
Trung bình mỗi ngày Lí Hạnh Nguyên (sinh viên ĐH Giao thông vận tải) phải vào mạng internet hơn 7 - 8 tiếng đồng hồ. Chưa nói là điện thoại của Nguyên còn cài 3G có thể truy cập mạng ở mọi lúc mọi nơi lúc có sóng. Cô gái vào mạng chủ yêu truy cập các trang mạng xã hội như facebook, twoo, ola...
Lí Hạnh Nguyên tham gia vào một số hội trên facebook như: Hội "Thức đêm ngủ ngày", Hội "Cú đêm"... với hàng chục nghìn lượt like (yêu thích) tương ứng với hàng chục nghìn thành viên tham gia, các thành viên này có thể chát chít, "tám" với nhau suốt đêm.
Nguyên chia sẻ: "Mình có khá nhiều thời gian rảnh rỗi, sáng đi học, chiều ở nhà nghỉ ngơi nên thú vui của mình là vào mạng internet. Một ngày thiếu mạng internet là mình không thể chịu được".
Lê Thị Mai Lan (sinh viên ĐH Công nghiệp Hà Nội) ở trọ cùng với hai bạn nữ học cùng trường. Cả phòng của Lan chưa bao giờ đi ngủ trước 1 giờ sáng.
Khi thì sinh nhật, lúc thì các bạn buôn điện thoại với người yêu, khi lại có người đi chơi về muộn... nên ba cô gái thường đợi nhau cùng đi ngủ bằng cách mỗi người ngồi "dán mắt" vào chiếc máy tính nối mạng internet, tha hồ lướt net, chơi game... đến khi nào cả ba cùng bảo nhau đi ngủ mới thôi. Dần thành quen, cả ba bạn trẻ này cùng say sưa trong thế giới ảo và đều trở thành "cú đêm".
Khi vào mùa thi, phần lớn các bạn sinh viên thức để ôn bài. Tuy nhiên, việc ôn tập cũng chỉ diễn ra trong một, hai tuần lễ còn lại là chỉ để "nấu cháo" điện thoại, chat chít, "chém gió", tám chuyện phiếm với bạn bè...
Suy nhược vì... internet
Bạn Hà Anh Tùng (sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ: "Từ khi sử dụng chiếc điện thoại "thông minh" nhiều tính năng, mình thức khuya nhiều hơn vì hí hoáy với chiếc điện thoại, nào là nghe nhạc, xem video, chơi game, chát chít...
Ngày nào cũng tầm 2- 3 giờ đêm mới ngủ. Nửa tháng thức đêm liên tục, cơ thể mình bị suy nhược, người gầy đi trông thấy, mắt thâm quầng.
Sau một thời gian gia nhập hội "Cú đêm", Lê Thị Mai Lan và hai cô bạn cùng phòng đến lớp với tình trạng đói ngủ nên mặt mũi phờ phạc, da sạm và nổi nhiều mụn. "Đã bao nhiêu lần mình tự nhủ phải đi ngủ trước 11 giờ đêm nhưng cứ được một vài bữa lại đâu vào đấy", Lan cho biết.
Bạn Nguyễn Hà Nhung (ĐH Thương mại Hà Nội) ở trong trong kí túc xá gần 4 năm, Nhung kể, cứ buổi tối, mọi người trong phòng toàn chơi, xem phim, nói chuyện tới 2- 3h sáng mới kéo nhau đi ngủ.
Học sáng thì ngủ chiều, học chiều thì có khi ngủ hết cả buổi sáng. Ngày nghỉ nhiều người còn ngủ xuyên trưa. Do thức khuya nhiều nên mắt Nhung lúc nào cũng trong tình trạng thâm xì, mặt mũi thì xanh xao.
Theo bác sĩ Bùi Văn Xuân, Bệnh viện Mắt Trung ương: Duy trì thức khuya thường xuyên sẽ gây tác hại rất lớn đến sức khỏe toàn thân như suy nhược thần kinh, lão hóa nhanh, nguy cơ mắc bệnh tim mạch... Trong đó, nhiều tác hại về lâu dài mới phát tác, có loại thì ngay hôm sau đã biểu hiện như mắt thâm quầng, khô mắt, nhức mỏi mắt, mệt mỏi, chóng mặt...
Không ít chuyên gia trên thế giới còn cho rằng: Thức khuya có liên quan rất nhiều đến các căn bệnh như ung thư, đột quỵ... Thậm chí theo quan niệm của nhiều người, thức khuya còn là con đường ngắn nhất "hiến" sức khỏe cho...thần chết.
Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô
2 điều chị em nên làm nếu muốn nhanh có thai Nếu đang cố gắng có thai, hãy ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm và tắt đèn khi ngủ. Thức khuya và để đèn khi ngủ có thể gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của bạn và khiến bạn khó có thai. Nghiên cứu mới đây của Đại học Texas tiết lộ rằng ngủ đủ giấc và ngủ trong bóng tối...