10 sự thật về sức khỏe tinh thần
1. Khoảng phân nửa số rối loạn tinh thần bắt đầu từ sớm hơn 14 tuổi. Chừng 20% trẻ em trên thế giới có vấn đề về tinh thần.
Khó khăn ở chỗ các nước có dân số trẻ thì lại nghèo. Hầu hết các nước có thu nhập thấp hay trung bình chỉ có một chuyên viên tâm lý trẻ em cho 1-4 triệu dân.
2. Trầm cảm là khi con người ta sầu dai dẳng và mất hứng thú đi kèm với các triệu chứng về tâm lý, hành vi và thể chất. Trên toàn thế giới nó được xem là nguyên nhân chính dẫn đến thiểu năng.
Trầm cảm
3. Trung bình mỗi năm trên thế giới có 800.000 người tự sát, 86% số này ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, phân nửa nằm trong độ tuổi 15-44. Nguyên nhân chính yếu của tự sát là rối loạn tinh thần, một chứng bệnh có thể chữa được.
Video đang HOT
4. Chiến tranh và thiên tai có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần và tâm lý con người. Mức độ rối loạn thường tăng gấp đôi sau các trường hợp trên.
Nỗi buồn chiến tranh
5. Rối loạn tinh thần thường dẫn đến chấn thương thể chất, cố ý hay vô ý.
6. Mặc cảm tự thân và thành kiến gia đình, xã hội là tác nhân ngăn cản các bệnh nhân tìm đến sự chăm sóc điều trị. Một nghiên cứu tại Nam Phi cho thấy người dân nghĩ rằng bệnh tâm thần là do stress hay thiếu ý chí hơn là thể chất. Sự mặc cảm tăng lên cùng với trình độ học vấn và mức sống văn minh.
7. Ở hầu hết các nước đều có vi phạm nhân quyền đối với bệnh nhân tinh thần, với các hành vi giam giữ, cô lập và tước đoạt các nhu cầu cơ bản cũng như sự riêng tư. Rất ít quốc gia có ban hành luật bảo vệ người rối loạn tinh thần.
Ngược đãi
8. Có sự chênh lệch quá lớn trong sự phân bố nhân lực chăm sóc sức khỏe tinh thần. Các nước thu nhập thấp chỉ có 0,5 chuyên viên tâm lý và 1,6 y tá tâm lý trên 1 triệu dân, trong khi ở các nước thu nhập cao con số đó gấp 200 lần, kể cả số người làm công tác xã hội.
9. Có năm rào cản phải vượt qua để phổ cập chăm sóc sức khỏe tinh thần: đưa sức khỏe tinh thần vào nghị sự và kêu gọi đóng góp, tổ chức các dịch vụ chăm sóc, hợp tác bên trong tổ chức, đảm bảo nhân lực và tìm ra người lãnh đạo.
10. Các chính phủ, nhà hảo tâm và các tổ chức công tác xã hội, bệnh nhân và thân nhân cần phối hợp với nhau để tăng chất dịch vụ, nhất là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Sự đòi hỏi tài chính thật ra rất khiêm tốn: chỉ có 2 đôla/người/năm ở các nước có thu nhập thấp và 3-4 đôla/người/năm cho các nước trung bình.
Theo Tuổi trẻ
Cô giáo đặc biệt
Cô giao Trần Thị Yến Linh là nhân viên phụ trách văn phòng kiêm dịch thuật của trường Chuyên biệt Tương Lai (Đà Nẵng) - nơi dạy cho 157 học sinh khiếm, thiểu năng. Sinh năm 1980, được hai tuổi thì Yến Linh bị sốt cao biến chứng, chân tay dần dần co quắp và teo lại.
Dù vậy, ước mơ đến trường vẫn cháy bỏng với Linh. Cấp I, Linh phải học ở nhà với bố. Vao cấp II, bố mẹ thay nhau cõng con gai đến trường. Lên cấp III, đi học bổ túc, xong rồi Linh xin vào làm cơ sở tranh thuê, nhưng lại mơ đại học. Một năm sau đó, giảng đường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng đón cô sinh viên tật nguyền - một hiện tượng hiếm hoi.
Cô giáo Trần Thị Yến Linh.
Ra trương, Linh chạy xin việc nhiều nơi, gặp toàn những cái lắc đầu. May thay lại gặp trường Chuyên biệt Tương Lai. Một động lực để Linh gắn bó hơn với công việc chính là số phận không may mắn của các em học sinh.
"Mình trở thành người bạn đồng hành của các em. Chính điều đo đem lại cho mình niềm vui cuộc sống" - Linh tâm sự.
Theo Mộc Miên
Phụ nữ TPHCM