10 sự thật kinh điển về rau quả đối với sức khỏe bạn cần biết
Có những sự thật kinh điển về rau quả mà bạn nên biết để tăng cường bảo vệ sức khỏe cả gia đình mình
1. Ăn chuối chữa bệnh
Chuối là loại trái cây được ưa chuộng bậc nhất trên thế giới. Nó ngon, giàu Kali và là nguyên liệu tuyệt vời của món kem siro sôcôla. Vào những năm 1950, 1 căn bệnh với cái tên Panama đã hoàn toàn bị quét sạch bởi 1 loại chuối đặc biệt mà ngày nay được người ta gọi là giống chuối Cavendish. Những quả chuối chúng ta ăn hiện nay đều có nguồn gốc từ Đông Nam Á – điều này có nghĩa: Mọi giống chuối thực sự đều giống nhau. Vậy, chuối cũng là 1 loại thảo mộc chữa bệnh.
2. Rau củ quả bổ dưỡng dưới mọi hình thức
Nhiều người cho rằng, rau quả đông lạnh không bổ như rau quả tươi. Điều này không đúng. Các nghiên cứu của FDA (Food and Drug Administration – Trung tâm Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ) đã xác nhận: Sự hao hụt dinh dưỡng từ rau quả đông lạnh là không đáng kể. Bạn có thể dùng rau quả dạng tươi, dạng đông lạnh, hay xay nước uống – Chất dinh dưỡng thu được là như nhau.
3. Một số trái cây và rau có chứa chất độc
Không ai còn nghi ngờ gì về việc ăn nhiều rau quả thực sự tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ít người biết rằng, 1 số rau quả chứa chất độc. Như đã biết, xyanua có trong táo. Chất độc này cũng tồn tại trong mơ, đào và sắn. Khoai tây cũng chứa 1 lượng chất độc solanine, cho dù vô cùng hiếm khi xảy ra ngộ độc.
Video đang HOT
4. Bông cải xanh (súp lơ xanh) chứa nhiều protein (đạm) hơn thịt bò
Thực tế là, súp lơ xanh có hàm lượng protein nhiều hơn thịt bò. Thêm vào đó, protein cung cấp từ súp lơ cũng không chứa các chất béo động vật gây hại cho tim mạch của bạn như ở thịt bò. Chưa kể, súp lơ cũng còn có nhiều loại vitamin nữa. Bên cạnh đó, 1 thực phẩm giàu đạm tương tự khác là hạt bí ngô.
5. Dứa có thể tiêu diệt vị giác của bạn
Dù bạn có tin hay không, điều này vẫn đúng. Trong dứa có 1 loại enzym là bromelain. Enzym này sẽ phá hủy protein trong khoang miệng, cụ thể là vị giác của bạn. Khẩu vị của bạn sẽ bị hỏng cả ngày cho đến khi miệng bạn có thể tự khỏi. Do đó, thái lát và để dứa trong tủ lạnh là 1 cách giúp giảm bớt lượng enzym này.
6. Táo cung cấp nhiều năng lượng hơn cà phê
Nhờ hàm lượng Carbohydrate, vitamin và khoáng chất cao, táo là 1 thực phẩm hoàn hảo để giúp bạn duy trì dinh dưỡng trong cả ngày. So với cà phê, dùng táo vào buổi sáng là tốt hơn.
7. Bưởi tương kỵ với 1 số thuốc
Bưởi là 1 trái cây bổ dưỡng vào loại bậc nhất. Thật không may, nếu bạn dùng 1 số thuốc nhất định, các hóa chất trong quả bưởi có thể gây ra một phản ứng xấu, đôi khi dẫn tới tử vong. Hãy chắc chắn nhận được tư vấn từ dược sĩ, bác sĩ về thuốc của bạn nhất là khi trong nhà đang có vài trái bưởi ngon.
8. Vỏ trái cây thường có nhiều chất dinh dưỡng
Việc gọt vỏ trái cây sẽ khiến bạn mất đi khối lượng dinh dưỡng đáng kể. Nhiều loại trái cây như dưa chuột, cà rốt, táo, …, dinh dưỡng chứa phần lớn ở vỏ. Ngoài ra, vỏ cũng là 1 nguồn cung cấp chất xơ, giúp bạn tiêu hóa thức ăn được tốt hơn.
9. Khó để tăng cân nếu ăn nhiều rau và trái cây
Tất cả các loại trái cây và các loại rau quả có ít calo. Bạn có thể ăn 1 kg rau mà chỉ thêm chưa đầy 300 calo. Do đó, cung cấp nhiều rau quả là điều không thể thiếu trong bữa ăn hợp lý. Tuy nhiên, điều này cũng có mặt bất lợi. Giả sử bạn cần 2000 calo năng lượng cho 1 ngày. Mỗi cây cần tây chứa 10 calo. Để đảm bảo đủ năng lượng, bạn phải ăn tới 200 cây cần tây !?!
10. Vỏ cam thực sự tốt
So với phần thịt quả bên trong, vỏ cam có lượng chất xơ nhiều gấp 4 lần. Lượng chất chống oxy hóa của vỏ cam cũng nhiều hơn. Thực tế, nhược điểm duy nhất của vỏ cam là nó không ngon như ruột cam. Bạn có thể tái sử dụng vỏ cam khi trong nó trong bánh nướng. Hoặc như cách người Trung Quốc làm, dùng vỏ cam để ướp màu cho món gà quay.
Theo Suckhoevadoisong
Rau quả, hạt thô kéo giảm nguy cơ bệnh mạn tính
"Chế độ ăn mỗi ngày giàu chất sắt, ma giê, phốt-pho, vitamin C, B1 và kali đã giúp một số người mạnh khỏe hơn".
Nghiên cứu của TS Zumi Shi tại Đại học Y khoa Adelaide cùng cộng sự người Úc và Trung Quốc vừa được công bố trên tạp chí Clinical Nutrition cho thấy chế độ dinh dưỡng thiếu rau quả và hạt thô (còn nguyên cám, nội nhũ và mầm) có thể dẫn đến nhiều bệnh mạn tính.
Những khảo sát trước đây từng nêu các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh mạn tính như hút thuốc lá, thiếu vận động và suy dinh dưỡng nhưng đây là khảo sát đầu tiên cho thấy chế độ ăn đơn điệu cũng có nguy cơ tương tự. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát về chế độ ăn trong vòng 5 năm của 1.000 người Trung Quốc. Họ nhận thấy những người ít dùng rau quả và hạt thô có nguy cơ mắc hơn một bệnh mạn tính tăng thêm từ 14% lên 34%.
Nghiên cứu mới khuyến cáo nên dùng thêm rau quả và hạt thô trong chế độ ăn hằng ngày Ảnh: LiveStrong
Nhóm nghiên cứu khuyến cáo nên dùng thêm các loại hạt như yến mạch, bắp, kê, lúa mạch... Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của các nguyên tố vi lượng từ rau quả và hạt thô có thể giúp bảo vệ cơ thể trước các dạng bệnh tật mạn tính. TS Shi kết luận về khảo sát nêu trên: "Chế độ ăn mỗi ngày giàu chất sắt, ma giê, phốt-pho, vitamin C, B1 và kali đã giúp một số người mạnh khỏe hơn".
Theo Nld
Ăn củ cải đường để giải độc gan Cũng giống như nhiều loại rau củ hiện đại, củ cải đường được người La Mã trồng đầu tiên. Đến thế kỷ thứ 19, củ cải đường thực sự lên ngôi với phát hiện nó có thể dùng để sản xuất đường. Nhưng công dụng của củ cải đường không chỉ có thế. Bạn có thể ăn sống, ngâm chua hoặc nấu chín...