10 sự thật đảm bảo bạn chưa biết về một trong những thành phố đặc biệt nhất lịch sử loài người
Thành phố nằm giữa sa mạc, và nó được tạo ra từ một vách núi, chỉ bằng cách chạm khắc mà thôi.
Các thành phố lâu đời trên thế giới đều có cho mình những lịch sử riêng. Tất cả đều rất đặc biệt. Nhưng tại Jordan, có một thành phố vượt lên trên cả sự đặc biệt, đó là Petra – một thành phố cổ xưa.
Lý do khiến Petra trở nên đặc biệt là vì chính bản thân nó – là một thành phố được khắc và chạm trổ nên từ đá. Trên thực tế, trên thế giới không thiếu những công trình khổng lồ được chạm khắc từ một tảng đá duy nhất, nhưng việc khắc được cả một thành phố rõ ràng là không đơn giản. Hơn thế nữa, Petra còn là một thành phố từng bị bỏ hoang, và điều này càng khiến nó trở nên bí hiểm.
1. Ai đã xây dựng Petra?
Trong hàng trăm năm, Petra đã bị bỏ hoang, nhưng hàng ngàn năm trước thì nó vô cùng nhộn nhịp. Khi ấy, Petra là trung tâm giao thương của quốc gia, với vị trí đắc địa nằm tại nơi giao nhau của các trục đường chính. Lụa, gia vị, thảo mộc chuyển từ Ấn Độ tới Arab, châu Phi, Ai Cập rồi quay trở lại, tất cả đều phải qua Petra. Bởi vậy, cư dân tại đây cực kỳ giàu có và sung túc.
Petra được tạo ra chính xác vào năm nào thì chưa rõ. Chỉ biết rằng, nó là kinh đô của vương quốc Nabataean. Ước tính trong những năm cực thịnh, có khoảng 20.000 người sinh sống tại thành phố này.
2. Sao có thể tạo ra cả một thành phố chỉ thông qua chạm khắc và đục đẽo đá?
Toàn bộ các tòa nhà trong thành phố được chạm khắc từ vách của một hẻm núi, với quy mô thật sự choáng ngợp. Các đường nét tinh tế cho thấy mức độ phát triển cực cao của cộng đồng cư dân khi đó, cũng như trình độ đỉnh cao của thợ thủ công.
Lối vào chính của thành phố được gọi là Al-Khazneh (nghĩa là “ Kho báu”). Cái tên này do tộc Bedouin – cư dân du mục Arab – đặt cho, vì họ tin rằng bên trong là những người giàu có. Cánh cổng được chạm khắc từ đá hoa hồng (rose stone), nên Petra còn được gọi với cái tên “Thành phố Hoa hồng”.
Để tạo ra một công trình như vậy dĩ nhiên là rất khó, đòi hỏi thợ xây dựng cần phải thực sự lành nghề. Các tòa nhà được tạo ra với âm hưởng phong cách của người Hy Lạp và La Mã.
Các chuyên gia tin rằng thợ xây dựng của Petra đã phải tạo ra những bậc thang khổng lồ để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc, bởi thành phố này nằm ở giữa sa mạc và không có cây cối xung quanh. Giới chuyên gia tin rằng công trình này phải được chạm khắc từ trên đỉnh xuống thấp. Chỉ bằng búa và đục, họ đã tạo ra một kiệt tác.
3. Khả năng phòng thủ của thành phố?
Có lẽ là không tốt lắm! Khi Petra quá giàu có ở một thời đại hỗn loạn, họ trở thành mục tiêu bị nhòm ngó – đặc biệt là từ Hy Lạp. Các chiến binh Petra đã thắng vài trận chiến, nhưng khi Đế quốc La Mã xuất hiện, họ không thể gượng hơn nữa. Dẫu vậy, sau khi khuất phục trước người La Mã, Petra vẫn phát triển thêm trong rất nhiều năm kế tiếp.
Thế kỷ thứ 4, một trận động đất đã phá hủy phần lớn thành phố, và người La Mã quyết định bỏ đi. Petra sau đó thuộc quyền sở hữu của Đế chế Byzantine.
4. Tại sao Petra biến mất?
Khi công nghệ phát triển hơn, giao thương hàng hải cũng bắt đầu trở nên phổ biến, và Petra mất dần vị thế vốn có. Đến một thời điểm chẳng ai chú ý đến nữa, và cả thành phố bị lấp dưới lớp cát dữ dội của sa mạc. Đó là cách Petra đã biến mất trên bản đồ.
Tuy nhiên, sự mất tích của Petra chỉ là với người phương Tây. Còn cư dân địa phương, họ biết mình sở hữu một hòn ngọc quý. Như tộc Bedouin vẫn sống trong các hang động của thành phố, coi mình là hậu duệ của vương quốc Nabataean và chẳng muốn ai biết đến thành phố này. Họ sợ rằng khi biết đến Petra, người ta sẽ kéo đến tìm kho báu và phá hủy nốt những tàn tích còn sót lại.
Và thế là địa điểm của Petra bị giấu kín trong rất nhiều năm kế tiếp.
5. Rốt cục, vẫn đến tai người châu Âu
12/8/1812, Johann Ludwig Burckhardt – một người đàn ông Thụy Sĩ trẻ tuổi đã tìm ra Petra. Burckhardt nghe được huyền thoại về thành phố này khi tới Cairo (Ai Cập), và kể từ đó ông tự mình ngụy trang thành người bản địa, tìm mọi cách để tìm đến Petra.
Dẫu vậy, Johann không thể dành quá nhiều thời gian trong thành phố bởi ông không phải người bản địa. Thậm chí ông không thể xác nhận được đây có đúng là nơi ông tìm kiếm, bởi chẳng có chút bằng chứng nào cả. Tuy nhiên, đây vẫn là một bước đệm để các nhà nghiên cứu sau này tiếp bước và tìm ra Petra, với cuộc khảo sát đầu tiên bắt đầu vào năm 1929.
6. “Kho báu” trong thành phố
Bình tĩnh đã, “Kho báu” ở đây chính là cánh cổng vào – The Treasury. Các nhà khảo cổ thực chất cũng không biết chính xác tại sao người xưa tạo ra cánh cổng này. Một số người cho rằng đây là một lăng mộ của vua Nabataean, một số khác thì nghĩ đó là một ngôi đền. Tuy nhiên, tất cả đều khá chắc chắn rằng cánh cổng được xây từ rất lâu sau khi thành phố được thành lập và trở nên giàu có.
7. Ở một thành phố giữa sa mạc khô cằn, người Petra đã sống sót như thế nào?
Để giải thích cho chuyện này, thì người dân trong thành phố là những chuyên gia về công nghệ dẫn nước. Họ xây dựng một hệ thống các bể chứa, đập nước, đường dẫn nước… biến thành phố thành một ốc đảo cho hành khách trên sa mạc. Nhờ những công nghệ này, người dân có thể sống thoải mái kể cả trong thời điểm hạn hán.
8. Petra có gì ngoài những cánh cổng xinh đẹp?
Rất nhiều đấy! Một trong những công trình ấn tượng nhất của Petra là nhà hát. Nó nằm giữa thành phố, có sức chứa lên tới 8.500 người. Ngoài ra còn có các lăng mộ, một tu viện và một tòa nhà tưởng niệm với mục đích chẳng ai rõ để làm gì.
Năm 1985, Petra được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, và năm 2007 trở thành một trong số 7 Kỳ quan Thế giới mới. Ở thời điểm hiện tại, Petra tồn tại để phục vụ khách du lịch, trong khi người Bedouin đã được cấp cho những căn nhà đặc biệt cách đó không xa, với nguồn thu chính là từ các du khách.
9. Những khối đá kỳ lạ
Có rất nhiều điều bí ẩn ở Petra, chẳng hạn như những khối đá lập phương khổng lồ nằm gần các cánh cổng ngoài thành phố. Không ai biết mục đích tồn tại của chúng là gì, nhưng người địa phương tin rằng đằng sau đó là những vị thần, được nhốt lại để bảo vệ thành phố cổ.
10. Liệu có thể giải quyết mọi bí ẩn?
Thực ra thì, khoa học vẫn đang làm điều đó. Năm 2016, các nhà khảo cổ tìm ra một cấu trúc khổng lồ bên trong Petra, được cho là nơi để an táng người dân. Hay năm 1993, một văn bản có niên đại từ thời Byzantine đã được tìm ra, với nội dung hiện vẫn đang được giải mã.
Các nhà khoa học tin rằng chúng ta mới chỉ biết khoảng 15% thành phố này thôi, và còn 85% nữa đang nằm dưới lòng đất, chưa được khai phá.
Bí mật máy bay thả quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử
Sáng 6/8/1945, máy bay Boeing B-29 Superfortress mang tên Enola Gay của Mỹ đã thả quả bom nguyên tử đầu tiên gây nên thảm kịch trong lịch sử nhân loại. Sau nhiều năm, những bí mật về Enola Gay được tiết lộ.
Ngày 6/8/1945 trở thành một ngày kinh hoàng trong lịch sử thế giới khi quả bom nguyên tử đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh. Vũ khí hạt nhân này được Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.
Máy bay thả quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử loài người xuống Hiroshima là Boeing B-29 Superfortress mang tên Enola Gay. Người chỉ huy máy bay Enola Gay là phi công Paul Tibbets với phi hành đoàn 10 người.
Điều bất ngờ là máy bay Boeing B-29 Superfortress được đặt tên là Enola Gay, theo tên người mẹ của phi công Tibbets.
Dưới sự chỉ huy của phi công Tibbets, phi hành đoàn trên máy bay Enola Gay đã thả quả bom hạt nhân được đặt tên "Little Boy" ("cậu bé") nặng 5 tấn xuống Hiroshima gây nên thảm kịch kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại.
Sau khi thả khỏi máy bay, "Little Boy" phát nổ và hình thành đám mây khổng lồ.
Áp lực của vụ nổ cũng như chất phóng xạ khiến khoảng 140.000 người dân Nhật Bản thiệt mạng ngay lập tức và hàng triệu người khác bị thương, gặp các di chứng về sau.
Trong khi đó, phi công Tibbets và đồng đội lái máy bay Enola Gay trở về căn cứ ở Tinian lại nhận được sự chào đón nồng nhiệt của mọi người. Ông cũng tham dự cuộc họp báo tại Guam để thông tin với báo chí về nhiệm vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima, Nhật Bản.
Vào những năm 1980, những người sống sót sau thảm họa nguyên tử ở Nhật Bản năm 1945 phản đối kịch liệt việc trưng bày chiếc máy bay Enola Gay. Họ cho rằng Enola Gay gợi nhớ đến bom nguyên tử.
Vào năm 2003, Enola Gay - chiếc máy bay ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima vào năm 1945 - được phục chế, triển lãm tại Bảo tàng Không gian và Vũ trụ Mỹ ở ngoại ô thủ đô Washington.
Để không lặp lại cuộc tranh cãi trước đó, bảo tàng trên tuyên bố cuộc triển lãm chỉ là một phần trong những nỗ lực đề cao sự phát triển của công nghệ vũ trụ và không gian trong lịch sử Mỹ.
Năm 2014, Theodore Van Kirk - thành viên phi hành đoàn Mỹ cuối cùng trên chiếc Enola Gay thả quả bom nguyên tử "Little Boy" xuống thành phố Hiroshima năm 1945 qua đời tại nhà dưỡng lão bang Georgia khi 93 tuổi.
Mời độc giả xem video: Nhật Bản tưởng niệm 70 năm Hiroshima bị đánh bom. Nguồn: VTV1
Tiết lộ bí mật thú vị về bức tượng cổ của người Maya Cách đây gần 4.000 năm, người Maya tạo ra nhiều bức tượng tạc hình dáng con người. Những bức tượng cổ này thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc như vui, buồn, tức giận... Một nghiên cứu của các chuyên gia đến từ Đại học California, Berkeley, Mỹ mới tiết lộ bí mật thú vị về bức tượng cổ của người Maya. Cụ...