10 sự kiện nổi bật trong lĩnh vực chứng khoán năm 2020
Ngày 23-12, Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán tổ chức công bố 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2020, đây là sự kiện thường niên được câu lạc bộ khởi xướng và công bố từ năm 2007 đến nay.
Chín tháng còn lại của năm, VN-Index tăng tốc đến 60% kể từ đáy, ghi nhận mức tăng trưởng 9% so với cuối năm 2019. (Ảnh: Vietnam )
Năm 2020 là một năm đặc biệt khi thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức do đại dịch COVID-19.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Việt Nam thực hiện được mục tiêu kép là kiểm soát tốt sự lây lan của dịch, đồng thời vẫn phát triển kinh tế.
Dự báo, năm 2020, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 2,5-3%. Cùng với đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phục hồi, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2020 cùng với hàng loạt sự kiện đã để lại những dấu ấn nổi bật trên thị trường.
Ngày 23-12, Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán tổ chức công bố 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2020, đây là sự kiện thường niên được câu lạc bộ khởi xướng và công bố từ năm 2007 đến nay.
Tăng trưởng ngoạn mục bất chấp dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 bắt đầu ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam từ cuối tháng 1/2020, chỉ trong 2 tháng sau đó đã sụt giảm 33,51% xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm.
Tuy nhiên, cùng với khả năng kiểm soát dịch bệnh thành công của Việt Nam, thị trường chứng khoán đã phục hồi nhanh chóng trong suốt 9 tháng còn lại của năm, VN-Index tăng tốc đến 60% kể từ đáy, ghi nhận mức tăng trưởng 9% so với cuối năm 2019 (trong khi mức tăng trưởng của năm 2019 là 7,67%).
Đây là diễn biến phục hồi ngoạn mục bất chấp các rủi ro dịch bệnh, thị trường Việt Nam xác lập kỷ lục 2 tháng liên tiếp (trong tháng 9 và tháng 10) khi có mức tăng trưởng mạnh nhất thế giới.
Số lượng nhà đầu tư mới cao kỷ lục
Với mức độ phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, bên cạnh đó lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại xuống mức thấp kỷ lục, điều này đã khiến dòng tiền trong nền kinh tế ồ ạt đổ vào vào kênh đầu tư chứng khoán.
Thị trường ghi nhận quy mô tham gia của nhà đầu tư mới cao chưa từng thấy trong lịch sử. Tính đến hết tháng 11, tổng số đã có 332.886 tài khoản đăng ký mới, trong đó nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 329.452 tài khoản.
Sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư mới cũng đẩy thanh khoản thị trường tăng lên ngưỡng kỷ lục với phiên giao dịch đạt gần 23.562 tỷ đồng (trên 2 sàn) ngày 15/6. Giá trị khớp lệnh cũng liên tục đạt trên 10.000 tỷ đồng/phiên trong tháng 12.
Bùng nổ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thêm một năm “bùng nổ,” đặc biệt là trái phiếu phát hành riêng lẻ. Theo số liệu từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến hết tháng 11, thị trường có 2.311 đợt đăng ký phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, trong đó 1.970 đợt phát hành thành công với tổng giá trị phát hành thành công đạt 348.400 tỷ đồng, chiếm 68,5% tổng giá trị đăng ký.
Cụ thể, kỳ hạn phát hành bình quân là 4,07 năm với số doanh nghiệp phát hành thành công là 237 đơn vị, (trong đó có 3 doanh nghiệp đã phát hành thành công 185 triệu USD trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế).
Trong 11 tháng của năm, nhưng tổng tượng phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp tăng gần 25% so với năm 2019. Diễn biến thị trường trái phiếu tăng trưởng nóng đến cuối quý 3 và hạ nhiệt sau khi Nghị định 81/2020/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp chính thức có hiệu lực từ 1/9. Tuy nhiên, xét chung cả năm, đây vẫn là năm bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.
Video đang HOT
Chiếm thị phần số 1 trong nhóm thị trường cận biên của MSCI
Từ đầu tháng 12, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức trở thành thị trường có tỷ trọng lớn nhất trong rổ các thị trường cân biên theo hệ thống phân loại của MSCI.
Theo lộ trình tăng tỷ trọng, thị trường Việt Nam (cuối năm 2020) sẽ đạt 15,76% và lớn nhất trong nhóm các thị trường cận biên của MSCI. Dự báo đến hết năm 2021, tỷ trọng của thị trường Việt Nam sẽ đạt 28,76%.
Việc thị trường chứng khoán Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm thị trường cận biên của MSCI sẽ thu hút một lượng vốn lớn từ các quỹ đầu tư bám theo chỉ số MSCI Frontier Markets 100 Index.
Các thị trường trong MSCI Frontier Markets 100 thời điểm 11/2021:
Yêu cầu nộp thuế với cổ tức bằng chứng khoán
Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 5/12), tổ chức sẽ phải khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán; cá nhân là cổ đông hiện hữu nhận thưởng bằng chứng khoán; cá nhân được ghi nhận phần vốn tăng thêm do lợi tức ghi tăng vốn; cá nhân góp vốn bằng bất động sản, phần vốn góp, chứng khoán.
So với quy định trước, Nghị định số 126 không thay đổi về chính sách thuế mà chỉ thay đổi chủ thể khai và nộp thuế thu nhập cá nhân.
Quy định này đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ nhà đầu tư trên thị trường khi cho rằng việc đánh thuế đối với cổ tức, cổ phiếu thưởng là chưa đúng bản chất vì khi cổ tức bằng cổ phiếu hay cổ phiếu thưởng không phải là một khoản đầu tư sinh lời.
Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán cũng vướng mắc trong việc ghi nhận thông tin số lượng chứng khoán có được từ việc chia thưởng hay trả cổ tức bằng cổ phiếu, trong khi thời gian có hiệu lực của quy định này rất gấp.
Bùng nổ dòng vốn ETF nội
Năm 2020, cùng với biến cố dịch bệnh COVID-19, dòng vốn đầu tư toàn cầu có sự dịch chuyển liên tục. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, xu hướng bán ròng bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng Hai và kéo liên tục cho đến cuối năm. Tuy nhiên, nhờ có một số thương vụ thỏa thuận lớn (như với VHM, MSN) quy mô dòng vốn rút khỏi thị trường niêm yết được giảm nhẹ.
Cụ thể, tính đến cuối tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 38.776 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh và mua ròng 22.457 tỷ đồng qua kênh thỏa thuận dẫn đến tổng giá trị rút ròng còn 16.318 tỷ đồng.
Trái ngược với việc dòng vốn ngoại chủ động, dòng vốn thụ động của cả nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài lại gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là sự bùng nổ của các quỹ đầu tư ETF nội.
Năm 2020 chứng kiến sự ra đời của hàng loạt quỹ dạng này như các quỹ: ETF MAFM VN30, ETF SSIAM VN30, ETF SSIAM VNFIN LEAD, ETF VFMVN DIAMOND, ETF VINACAPITAL VN100.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam )
Các quỹ ETF nội mới ra đời nhưng đã nhanh chóng thu hút được hàng ngàn tỷ đồng. Đơn cử quỹ ETF VFMVN Diamond khi mới IPO hồi tháng Năm với hơn 100 tỷ đồng thì đến cuối năm, quy mô quỹ đã đạt hơn 4.000 tỷ đồng.
Các quỹ đầu tư nước ngoài như PYN Elite Fund hay CTBC Vietnam Equity Fund cũng rót vốn vào các quỹ ETF nội. Theo thống kê của HoSE, từ đầu năm đến giữa tháng 12-2020, các quỹ ETF niêm yết ở sàn này đã được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng xấp xỉ 4.000 tỷ đồng.
Quốc hội “giải cứu” Vietnam Airlines
Ngày 17/11 với đa số phiếu thuận, Quốc hội đã nhất trí với đề nghị của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines -một doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán) do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Theo đó, Quốc hội cho phép Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần cho tổ chức tín dụng để cho Vietnam Airlines vay 4.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi 4%/năm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, Vietnam Airlines được phép chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ thêm 8.000 tỷ đồng.
Thêm vào đó, Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại Vietnam Airlines thuộc quyền mua cổ phần của cổ đông nhà nước.
Thị trường phái sinh tăng trưởng kỷ lục
Sau 4 năm vận hành, thị trường chứng khoán phái sinh đã có bước tăng trưởng vượt bậc. Biến động mạnh mẽ của thị trường chứng khoán cơ sở dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã làm nổi bật vai trò phòng vệ của thị trường phái sinh. Nhà đầu tư thay vì phải bán tháo cổ phiếu đã sử dụng hợp đồng tương lai chỉ số VN30 Index làm công cụ phòng vệ danh mục, đồng thời thị trường giảm mạnh cũng tạo điều kiện cho hoạt động đầu cơ giá xuống trên thị trường này.
Thị trường phái sinh đã lập kỷ lục về thanh khoản trong ngày 29/7 với khối lượng giao dịch đạt mức cao nhất 356.033 hợp đồng và khối lượng hợp đồng mở cao nhất đạt 52.767 hợp đồng vào ngày 10/11. Theo đó, hợp đồng tương lai VN30 trong năm 2020 có khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 163.000 hợp đồng/phiên, tăng 84,27% so với bình quân năm 2019.
Số lượng tài khoản phái sinh mới:
Tính đến hết tháng 11, số tài khoản phái sinh đã đạt 161.992 tài khoản. Trong đó, số lượng mở mới trong năm 2020 là hơn 70.000 tài khoản và là mức cao nhất trong vòng 4 năm hoạt động.
Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật
Trên nền tảng sự kiện nổi bật trong lĩnh vực chứng khoán 2019 đã được Quốc hội thông qua, trong năm 2020, cơ quan quản lý đã khẩn trương hoàn thiện một văn bản hướng dẫn luật để kịp thời thực thi từ ngày 1/1/2021.
Cùng với các luật mới là Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, hệ thống văn bản pháp lý về chứng khoán kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện chất lượng hàng hóa, chất lượng các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, thu hút vốn đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường, tăng tính công khai, minh bạch, bảo đảm cho thị trường hoạt động bền vững, an toàn, chuyên nghiệp, hiện đại.
Bên cạnh đó, Luật còn tạo cơ sở để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tăng niềm tin của thị trường.
Dấu ấn 20 năm khai mở thị trường
Năm 2020, thị trường chứng khoán Việt ghi dấu mốc lịch sử khi tròn 20 năm mở cửa hoạt động. Thị trường khai trương ngày 20/7/2000 chỉ với 2 loại cổ phiếu, 6 công ty chứng khoán và vài nghìn nhà đầu tư, song sau 20 năm quy mô vốn hóa đã tăng lên gần 200 tỷ USD với gần 30 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa trên 1 tỷ USD, thu hút trên 2,7 triệu nhà đầu tư mở tài khoản.
Khung pháp lý trên thị trường chứng khoán được hoàn thiện liên tục trong 20 năm qua với 3 thế hệ Luật Chứng khoán . Theo đó, Luật Chứng khoán mới sẽ có hiệu lực từ 1/1/2021 sẽ tạo nền tảng pháp lý minh bạch, tiên tiến, thúc thị trường chứng khoán phát triển và hội nhập./.
Blue-chips thi nhau tăng giá, VN-Index sắp thiết lập kỷ lục cho năm 2020
Thị trường vẫn đang nhận được dòng tiền quá lớn nên dù không có thông tin hỗ trợ đặc biệt nào thì vẫn cứ tăng mạnh. Ngay giữa đại dịch Covid-19, VN-Index thậm chí chỉ còn thấp hơn đỉnh lịch sử 20 năm chưa tới 12%.
Cổ ngân hàng, chứng khoán là tâm điểm
Sàn HSX đóng cửa hôm nay với số lượng cổ phiếu tăng giá nhiều gấp 3 lần số giảm cho thấy một phiên giao dịch cực kỳ mạnh mẽ và sôi động. Đà tăng của chỉ số hoàn toàn khác biệt với 18,13 điểm, mức tăng mạnh nhất kể từ phiên ngày 28/7/2020.
Giao dịch mạnh trở lại với nhóm blue-chips và tâm điểm của nhóm này là các cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán. Cả hai nhóm này đang tăng cực nhanh kể từ đầu tháng 12. Xuất sắc nhất nhóm ngân hàng hôm nay là VCB tăng 2,78%, BID tăng 1,53%, CTG tăng 1,87%, TCB tăng 2,14%, VPB tăng 1,41%, MBB tăng 1,63%.
Trong số này có CTG và MBB chuyển động khá giống VN-Index. Cả hai mã này đều đang tiến gần trở lại đỉnh cao lịch sử tương tự thời điểm đầu 2018 của VN-Index. MBB hiện chỉ còn cách đỉnh lịch sử 9,6%, CTG còn thấp hơn khoảng 6%, trong khi đó VN-Index thấp hơn đỉnh lịch sử 1.200 điểm chưa tới 12%.
Trong Top 10 cổ phiếu sinh lời tốt nhất năm 2020 của VN30, cổ phiếu ngân hàng cũng đóng góp nhiều đại diện. Cụ thể, cả nhóm VN30 tính đến hôm nay có 10 cổ phiếu tăng vượt 20% so với giá cuối năm 2019. Điều đó nghĩa là kể cả nhà đầu tư không giao dịch dịch gì cho cả năm, chấp nhận "chịu trận" với Covid-19 thì vẫn có lãi trên 20%. Nhóm ngân hàng đóng góp 5 mã là CTG, STB, VPB, HDB và MBB.
Cổ phiếu chứng khoán cũng đặc biệt giống cổ phiếu ngân hàng, phần lớn sinh lời cực tốt bất chấp đại dịch. SSI lọt vào nhóm các cổ phiếu blue-chips tăng giá hàng đầu trong năm 2020 với khoảng 71,9% tính đến hôm nay. Phiên này SSI thậm chí còn tăng giá kịch trần. Các cổ phiếu chứng khoán khác cũng rất khả quan: VCI tăng 4,36% và tăng so với cuối năm 2019 khoảng 64,1%; HCM tăng 4,74%, tăng so với cuối năm 2019 hơn 39,6%; VND tăng 6,86% và tăng cho cả năm 2020 khoảng 57,3%....
Mặc dù VN-Index hiện đã vượt xa điểm số cuối năm 2019 nhưng không phải cổ phiếu nào cũng "xóa lỗ" Covid thành công. Vì vậy các mã ngân hàng, chứng khoán đang thu hút dòng tiền cực khỏe. Mặt khác, những suy luận cơ bản thông thường cũng ủng hộ triển vọng của hai nhóm này. Nếu năm 2021 kinh tế phục hồi thì cổ phiếu tài chính nói chung và cổ phiếu ngân hàng nói riêng đều có dư địa tăng trưởng tốt. Kinh tế tăng trưởng thì thị trường chứng khoán tăng, thanh khoản lớn dẫn tới các công ty chứng khoán hưởng lợi.
VN-Index sắp lập kỷ lục cho năm 2020
So với cuối năm 2019, chỉ số VN-Index đến hôm nay đã tăng khoảng 10,7%. Đây cũng không phải là mức tăng quá nhiều nhưng lại đặc biệt ở chỗ chưa năm nào thị trường biến động lớn đến như vậy.
Kỷ lục về mức tăng theo năm của VN-Index gần nhất là năm 2017 với biên độ 48%. Tuy nhiên năm 2017 chỉ số lại tăng liên tục và hầu như không có diễn biến gì đặc biệt trong bối cảnh thị trường. Năm 2018 thị trường cũng chao đảo rất mạnh sau khi VN-Index đạt đỉnh lịch sử vượt 1.200 điểm, nhưng mức điều chỉnh tối đa của năm đó cũng chỉ 26%.
Riêng năm 2020 thị trường biến động với biên độ chưa từng thấy: 3 tháng đầu năm VN-Index giảm gần 32% so với cuối 2019 và 9 tháng còn lại tăng trên 61% so với đáy trong năm. Trong suốt lịch sử thị trường, mức biến động với biên độ như vậy chỉ thấy ở thời kỳ trước 2006, khi thị trường Việt Nam còn quá sơ khai và quá ít cổ phiếu.
Thị trường cũng chắc chắn lập kỷ lục thanh khoản khi mức giao dịch của tháng 12 sẽ lớn nhất từ trước tới nay. Mới 11 phiên từ đầu tháng đến nay đã có 8 phiên giá trị khớp lệnh cao hơn mức 10.000 tỷ đồng và 8 phiên tổng giá trị giao dịch hai sàn cao hơn 11.000 tỷ đồng. Chưa có tháng nào trong lịch sử thị trường liên tiếp xuất hiện mức giao dịch lớn như vậy.
HSX
HNX
Giá trị Khớp lệnh
Khối lượng Khớp lệnh
Giá trị Khớp lệnh
Khối lượng Khớp lệnh
10.436 tỷ đồng ( 19%)
505,5 triệu ( 22%)
1001 tỷ đồng ( 41%)
76,3 triệu ( 41%)
Chứng khoán ngày 14/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị? Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 14/12. Mở vị thế mua DBC quanh ngưỡng giá 46.500 đồng/cp CTCK BIDV (BSC): DBC vừa hình thành phiên bứt phá sau khi tích trung hạn tại ngưỡng giá 42.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của...