10 sự kiện nổi bật của ngành Tư pháp năm 2019 là gì?
Bộ Tư pháp vừa công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2019 của ngành Tư pháp. Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 17 bậc là điều đáng chú ý trong 10 sự kiện.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long vừa ký quyết định “Phê duyệt và công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2019 của Ngành Tư pháp”.
Theo đó, sự kiện đầu tiên được Bộ Tư pháp đánh giá là sự kiện nổi bật năm 2019 là “Khẳng định và nâng tầm vai trò tham mưu hoàn thiện hệ thống pháp luật”.
Trong sự kiện này, năm 2019, Bộ, Ngành Tư pháp đã tập trung nguồn lực tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng tại các Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, các Hội nghị Trung ương 4, 5, 6, 7 về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phối hợp cùng các bộ, ngành giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội thông qua 18 dự án luật…
Sự kiện thứ 2 là “Bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị”.
Trong năm 2019, Bộ Tư pháp đã chủ trì với sự tham gia của các bộ, ngành có liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người xây dựng và bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam về thực thi Công ước ICCPR trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp quốc…
Đáng chú ý, sự kiện thứ 3 được Bộ Tư pháp nhấn mạnh đó là “Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” – dấu ấn về sự chuyển biến mạnh mẽ của công tác PBGDPL, góp phần xây dựng, quản lý nhà nước bằng Hiến pháp và Pháp luật”.
Đồng chí Trương Hòa Bình, ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo tổng kết, đã đánh giá, kết quả triển khai Chỉ thị số 32-CT/TW trong 15 năm qua đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế – xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Năm qua, Bộ, Ngành Tư pháp đã chủ động, tích cực tham mưu cho Ban Bí thư Trung ương, Chính phủ, các ngành, các cấp triển khai thực hiện việc đánh giá toàn diện về những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
Đặc biệt, Bộ Tư pháp đã tham mưu tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị, qua đó tạo sự lan tỏa, nâng cao nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo các ngành các cấp về vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
Video đang HOT
Sự kiện thứ 4 nổi bật của ngành Tư pháp là “Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 tăng 17 bậc so với năm 2018″.
Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố ngày 08/10/2019, vị trí xếp hạng của Việt Nam về Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (B1) năm 2019 tăng 17 bậc so với năm 2018, vượt chỉ tiêu Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP. Việc cải thiện thứ hạng Chỉ số B1 đã góp phần cải thiện thứ hạng về trụ cột thể chế (tăng 05 bậc so với năm 2018), đồng thời, cải thiện thứ hạng về năng lực cạnh tranh của Việt Nam (tăng 10 bậc so với năm 2018).
Năm 2019, Hôi thao khoa hoc câp quôc gia: Cach mang công nghiêp lân thư tư va nhưng vân đê phap ly đăt ra cho viêc xây dưng, hoan thiên hê thông phap luât Viêt Nam đã được thực hiện và đạt những thành công.
Hội thảo còn là minh chứng cho sự quan tâm sâu sắc và quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân” bảo đảm an toàn pháp lý trong bối cảnh kinh tế số.
Năm vừa qua, việc kết nối liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh – cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi cũng đã được ngành Tư pháp thực hiện thành công.
Việc kết nối liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi được thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho công tác khám, chữa bệnh cũng như chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em.
Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Bảo hiểm Xã hội Việt đã phối hợp Nam triển khai thành công việc kết nối liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh của trẻ em dưới 6 tuổi trên Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch với Hệ thống cấp Thẻ bảo hiểm y tế qua Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NGSP).
Đây là một bước tiến lớn trong cải cách thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí tối đa cho người dân; đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, phục vụ của cơ quan Nhà nước.
Việc kết nối liên thông dữ liệu cho phép UBND cấp xã và Phòng Tư pháp cấp huyện có thể gửi dữ liệu đăng ký khai sinh của trẻ dưới 6 tuổi sang Cơ quan Bảo hiểm Xã hội để xử lý một số thủ tục cần thiết trên phần mềm trước khi chính thức nhận Tờ khai đăng ký cấp Thẻ bảo hiểm y tế và Trích lục khai sinh của trẻ nếu trong trường hợp công dân khi đi đăng ký khai sinh cho trẻ dưới 6 tuổi đồng thời đăng ký liên thông cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ.
Thông qua việc liên thông hồ sơ, thủ tục hành chính điện tử giữa cơ quan đăng ký hộ tịch và cơ quan bảo hiểm, thời gian trả Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ đã được rút ngắn từ tối đa 5 ngày xuống còn từ 2 đến 3 ngày làm việc, một số trường hợp, việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế đã được thực hiện ngay trong ngày, qua đó góp phần giảm chi phí cho người dân và cơ quan nhà nước, bảo đảm quyền lợi của trẻ em từ khi sinh ra.
Sự kiện thứ 7 nổi bật là “Công tác thi hành án dân sự đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay”. Năm 2019, các cơ quan THADS đã nỗ lực thi hành xong trên 579 nghìn việc tương ứng với số tiền trên 52 nghìn tỷ đồng, vượt chỉ tiêu đã đề ra. Số tuyệt đối thi hành về tiền tăng gấp 2 lần so với năm 2018. Việc thi hành các vụ việc liên quan đến thu hồi tài sản cho ngân sách nhà nước trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, khoản nợ của các tổ chức tín dụng được tập trung chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả.
3 sự kiện cuối cùng của Bộ Tư pháp là việc “Thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam”; “Trường Đại học Luật Hà Nội: 40 năm xây dựng và phát triển”; “Hợp tác quốc tế về pháp luật tiếp tục phát triển ngày càng thực chất, hiệu quả và đi vào chiều sâu”.
Theo danviet.vn
Lãnh đạo Lào đánh giá cao sự hỗ trợ của Bộ Tư pháp Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào bày tỏ vui mừng trước những kết quả Việt Nam hỗ trợ Lào trong công tác xây dựng pháp luật, đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ Tư pháp cũng như các chức danh tư pháp của Lào.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith tiếp thân mật Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Ngày 6/12 tại thủ đô Vientiane, Đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Việt Nam do Bộ trưởng Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã được Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou tiếp thân mật.
Buổi tiếp này nằm trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào từ ngày 5-7/12.
Báo cáo với Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Bounnhang Vorachith và Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou về quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Lào, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết 5 năm qua, các cơ quan có thẩm quyền của hai nước đã có nhiều nỗ lực triển khai thực hiện Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú tại vùng biên giới hai nước.
Tính đến ngày 14/11 vừa qua (ngày hết hạn hiệu lực của thỏa thuận), Chủ tịch nước Việt Nam đã quyết định nhập quốc tịch Việt Nam đối với 1.452/1.711 trường hợp (chiếm 84,8%). Các trường hợp còn lại đang được trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, Bộ Tư pháp Việt Nam luôn tích cực hỗ trợ Lào trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Thời gian qua, các cơ sở đào tạo luật của Việt Nam, trong đó có trường Đại học Luật Hà Nội đã tích cực triển khai việc đào tạo lưu học sinh Lào ở tất cả các trình độ như cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ Luật theo diện học bổng của Chính phủ, học bổng của địa phương và diện tự túc.
Hiện nay đang có 86 lưu học sinh Lào học tại Đại học Luật Hà Nội, trong đó có 79 sinh viên được hưởng học bổng của Chính phủ Việt Nam.
Bên cạnh việc tiếp tục khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các cơ sở đào tạo luật trực thuộc Bộ đẩy mạnh hợp tác đào tạo, bồi dưỡng về luật cho Lào, Bộ Tư pháp Việt Nam đang tích cực phối hợp với Bộ Tư pháp Lào thực hiện Dự án hỗ trợ Học viện Tư pháp Lào từ nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Lào được Chính phủ hai nước phê duyệt từ cuối năm 2017.
Phát biểu tại buổi tiếp Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Bounnhang Vorachith bày tỏ vui mừng trước những kết quả hợp tác tốt đẹp giữa hai Bộ Tư pháp hai nước trong 37 năm qua, đặc biệt là việc Việt Nam hỗ trợ Lào trong công tác xây dựng pháp luật, đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ Tư pháp cũng như các chức danh tư pháp của Lào.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào đề nghị hai Bộ Tư pháp tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn tại đối với tình trạng người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước để sớm hoàn thành các công việc đã đề ra theo kế hoạch...
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long tại cuộc hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Xaysi Santyvong. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou đánh giá cao việc hai bộ đã hoàn thành vượt mức kế hoạch các công việc mà hai bên đã đề ra trong thời gian qua; khẳng định chuyến thăm không chỉ góp phần tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa hai bộ mà còn thắt chặt hơn quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou cũng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, Bộ Tư pháp Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ Bộ Tư pháp Lào trong công tác xây dựng luật, đào tạo nhân lực và kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ án...
Trước đó vào chiều cùng ngày, Đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Việt Nam do Bộ trưởng Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã có cuộc hội đàm với Đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Lào do Bộ trưởng Xaysi Santyvong làm trưởng đoàn.
Hai bên vui mừng nhận thấy Chương trình hợp tác năm 2019 giữa hai bộ và những nội dung hợp tác mà lãnh đạo hai bộ đã thống nhất nhân chuyến thăm luân phiên của Bộ trưởng Xaysi vào tháng 12/2018 đang được hai bên triển khai khá hiệu quả, đúng tiến độ, kế hoạch; trao đổi các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2015-2020 giữa hai Bộ Tư pháp hai nước và ký Chương trình hợp tác năm 2020 giữa hai bộ.
Hai bên cũng thảo luận định hướng các hoạt động dự kiến trong thời gian sắp tới trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ Học viện Tư pháp Lào từ nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Lào được Chính phủ hai nước phê duyệt từ cuối năm 2017..../.
Theo Phạm Kiên-Thu Phương (TTXVN/Vietnam )
Thận trọng khi phân tuyến trong giám định tư pháp Chiều 19-9, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp (GĐTP). Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, dự thảo luật đã được bổ sung 3 điều; sửa...