10 sản vật đắt đỏ nhất thế giới
Sau đây là những món ăn đắt đỏ nhất thế giới chỉ có đại gia lắm tiền nhiều của thì mới có cơ hội ăn, còn lại thì… ăn trong mơ.
Nấm Matsutake hiếm đến nỗi mức giá cho 1kg đã đạt tới 600 đô la. Đây là loại nấm có nguồn gốc từ Nhật Bản và một số quốc gia khác ở châu Á. Tuy nhiên, do ảnh hưởng điều kiện tự nhiên, số lượng của loài nấm này thuyên giảm vô cùng đáng kể. Bởi vì người ta không có cách nào để trồng loại nấm này, có khả năng chúng sẽ biến mất hoàn toàn trong tương lai.
Cà phê chồn được sản xuất với số lượng công nghiệp ở Indonesia, Philippines và ở miền Nam Ấn Độ, kể cả Việt Nam mình cũng có. Đây là loại cà phê đắt nhất trên thế giới. Chi phí cho 1kg của nó dao động từ 250 đến 1.200 đô la. Cà phê chồn nổi tiếng với tất cả mọi người bởi nguyên liệu “không giống ai” của nó – hạt cà phê trong phân chồn.
Một kilogam trứng cá tầm muối có giá 8.500 euro (khoảng 9.100 đô la). Cá tầm albino là một loại cá lớn sống ở biển Caspian. Lý do mà trứng loài cá này đắt kinh khủng khiếp như vậy là vì tất cả trứng đều được lấy từ những con cá tầm trên 100 năm tuổi. Và do đặc tính gen di truyền, có rất ít chú cá tầm nào sống được đến độ tuổi đó.
Video đang HOT
Tổ yến được làm hoàn toàn từ nước bọt của con chim yến, hoàn toàn không có một thành phần nào khác. Đây là thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng, một loại “cao lương mỹ vị” đến từ Trung Quốc. Vì sao mà yến sào lại có giá cao như vậy, cũng dễ giải thích thôi: Để thu thập được tổ yến, người ta phải leo lên những vách đá dốc đứng dựng ngược vô cùng nguy hiểm, có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Giá của món ăn này lên tới khoảng 3.000 đô la mỗi kg.
Chi phí của loại gia vị này có thể dao động từ 400 đến 1.000 đô la một kilogam. Sở dĩ gia vị nghệ tây lọt top món ăn đắt nhất thế giới là do cách thức để thu hoạch chúng. Mùa thu hoạch, hay chính xác là mùa hái hoa, chỉ kéo dài 1 tuần – 10 ngày. Nghệ tây được thu thập và xử lý bằng tay. Hơn nữa, để thu thập được 1kg nghệ tây, người ta phải chọn ra những 300.000 bông hoa.
Ngoài mùi hương cực thơm và vị ngon tuyệt vời mặc dù chỉ cho một phần nhỏ vào món ăn thôi, thì nấm cục trắng có giá cao là do điều kiện phát triển của nó, cũng như các phương pháp thu thập và bảo quản đặc biệt. Ở châu Âu, 1kg nấm cục trắng có giá khoảng 2.000 euro (2.100 đô la).
Gà đen Ayam Cemani
Gà Ayam Cemani được lai tạo ở Indonesia, nhưng không được xuất khẩu sang các quốc gia khác vì sợ rằng nó có thể lây lan bệnh cúm gia cầm. Giống gà này hiếm đến mức ở Indonesia, một con gà có giá khoảng 200 đô la. Chưa dừng lại ở đó, ở nước ngoài, mức giá này có thể lên đến hàng ngàn đô la. Tuy nhiên, ở Malaysia, gà Ayam Cemani quá phổ biến nên giá của nó không cao hơn so với gà bình thường là bao.
Thịt bò Wagyu Nhật Bản
Thịt bò Wagyu Nhật Bản là một trong những món ngon nhất và đắt tiền nhất trên thế giới. Thịt có phần vân mỡ trắng kết cấu theo từng thớ nạc. Lý do vì sao nó lại đắt như vậy? Tại Nhật Bản, những con bò đực Wagyu thuần chủng được sử dụng để sản xuất thịt được mát-xa, cho uống bia và nghe nhạc cổ điển. Chi phí 1kg loại thịt này có thể cao tới 450 đô la.
Thịt nguội sấy khô
Jamón Ibérico, hay còn được gọi là thịt nguội sấy khô, được sản xuất tại Tây Ban Nha, là một trong những món ăn đắt nhất trên thế giới. Ở Tây Ban Nha, lợn đen Iberia được cho ăn chủ yếu là quả sồi, và được chăn thả ở những khu vực rộng lớn, sạch sẽ, được đánh dấu để ăn cỏ. Chi phí cho 1kg thịt nguội sấy khô dao động trong khoảng 365 euro (392 USD).
Một trong những loại pho mát đắt nhất trên thế giới là pho mát moose, được sản xuất tại một nơi duy nhất: trên trang trại Moose House ở Thụy Điển. Loại pho mát này được sản xuất từ loại sữa cùng tên – sữa Moose. Nó có giá khoảng 1.000 euro (1.074 đô la) cho mỗi kilogam.
Cà phê chồn đúng điệu được tạo ra như thế nào?
Cà phê chồn là một loại thức uống rất đặc biệt, được xếp vào hàng cực phẩm trong giới cà phê.
Cà phê chồn là cái tên không lạ lẫm gì với những tín đồ sành cà phê. Được đánh giá là loại cà phê thượng hạng với mùi vị đặc biệt và mùi hương độc đáo, cà phê chồn là đặc sản của Tây Nguyên- vùng đất vốn được biết đến là thánh địa của cà phê Việt Nam.
100% loại cà phê chồn được tạo ra bởi loài chồn hương. Các chuyên gia tự nhiên này sẽ tuyển chọn những quả chín, ngon nhất để ăn, sau đó enzyme tiêu hóa trong dạ dày loài động vật này sẽ làm thay đổi các phần tử bên trong hạt cà phê. Hạt cà phê trở nên cứng, giòn, ít protein hơn nên giảm độ đắng, tạo ra một hương vị mạnh.
Điểm đặc biệt nhất ở cà phê chồn Đắk Lắk là sau khi trải qua quá trình tiêu hóa của chồn, mùi cà phê rất đậm đà và phảng phất mùi chocolate. Vì vậy những ai đã trải nghiệm loại cà phê này đều miêu tả là nó có mùi mốc rất hấp dẫn, ngọt ngào như siro, hương vị đậm đà nhưng lại thoang thoảng vị caramel, chocolate, đắng nhưng rất dễ chịu.
Thức ăn cho chồn hương là những trái cà phê chín, ngon nhất. Ảnh: Mytour
Ngày nay, chồn tự nhiên ngày càng hiếm nên người nông dân đã xây dựng những trang trại nuôi chồn hương để sản xuất cà phê chồn. Mỗi ngày, một con chồn tiêu thụ khoảng 200 gram trái cà phê tươi và cho ra khoảng 60 gram cà phê nhân. Chồn thường ăn cà phê vào buổi chiều tối, sau khoảng 4 giờ thì những hạt cà phê được thải ra ngoài.
Tùy vào thời gian nhưng thường là ngay lập tức được người nông dân thu gom và đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Sau khi phân chồn khô đi, người nông dân sẽ tách hạt cà phê khỏi phân chồn rồi đem đi rửa sạch, thỉnh thoảng chà nhẹ cho lớp vỏ thóc bong ra.
Những cục cà phê phân chồn. Ảnh: Cafechon
Sản lượng ít, cộng thêm quy trình sản xuất vừa tinh tế, vừa phức tạp, đó là lý do vì sao cà phê chồn Đắk Lắk được xếp vào hàng "xa xỉ phẩm". Mức giá để sở hữu 1kg cà phê chồn lên đến hàng chục triệu đồng.
Nhưng đắt xắt ra miếng, nếu đã một lần thử qua loại cà phê này, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị tuyệt vời của nó. Vị đắng dịu hòa quyện với vị thanh tao, tạo dư vị ngọt ngào, lưu luyến mà tinh tế.
Khám phá những món ăn độc đáo và lạ kỳ đến từ châu Á Châu Á là nơi có vô số chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa khác nhau, kéo theo nền ẩm thực đa dạng. Cũng chính vì thế mà rất nhiều khách du lịch khi đến đây bị mê hoặc bởi những món ăn độc đáo và lạ kỳ. CAO QUY LINH Cao quy linh (phiên âm tiếng Trung là Guilinggao) là một loại...